Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

Nhìn lại “Gia Cát Dự” nhận định chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Mặc dù chỉ số chung tiếp tục tăng điểm, nhưng với việc điều chỉnh của các mã lớn khiến biên độ tăng thu hẹp đáng kể, thậm chí thị trường liên tiếp đảo chiều trong những phiên giữa tuần. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

* Phiên giao dịch đầu tuần 18/9: Sau phiên điều chỉnh nhẹ cuối tuần trước, VN-Index hồi phục trở lại trong phiên sáng nay khi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư có phần vơi bớt. Mặc dù thị trường đón nhận nhiều mã vừa và nhỏ nổi sóng, nhưng dòng tiền yếu dầu trong phiên chiều khiến VN-Index chưa thể chinh phục được mốc 810 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 2,05 điểm (+0,25%), lên 807,87 điểm, HNX-Index tăng 0,65 điểm (+0,62%), lên 105,13 điểm, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,14%), xuống 54,54 điểm.

Về phần các Dự, nhận định của MSI có phần khá đúng khi dự báo sang tuần mới này, VN-Index vẫn có dư địa tăng. Tuy nhiên, quan điểm vẫn còn thận trọng khi cho rằng chỉ số này tăng và tiếp cận đường kháng cự tăng giá dài hạn, tuy nhiên sau đó có thể điều chỉnh và tích lũy tại vùng 805 điểm.

Trong khi đó, SHS lại nhận định tích cực khi cho rằng trong tuần này, VN-Index sẽ tiếp tục duy trì đà tăng điểm để tiến đến mục tiêu tiếp theo của chỉ số tại 810 điểm. Thậm chí, MBS đặt kỳ vọng cao khi đưa ra dự báo VN-Index có thể kiểm nghiệm các ngưỡng kháng cự cao hơn 810-815 điểm.

Cũng có nhận định đúng về xu hướng thị trường, PHS cho rằng VN-Index có thể tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần 18/9.

* Sang phiên giao dịch ngày 19/9: Thị trường diễn biến khá thận trọng khiến các chỉ số tiếp tục đón nhận những nhịp điều chỉnh, tuy nhiên sự hỗ trợ của một số mã luechip đã giúp các chỉ số chính duy trì đà tăng nhẹ trong phiên sáng.

Bước vào phiên giao dịch chiều, lực cầu bất ngờ gia tăng đầu phiên, kéo VN-Index lên thẳng ngưỡng 810 điểm, tạo lập mức đỉnh mới. Tuy nhiên, ngay khi vượt qua mốc này, lực cung đã nhanh chóng gia tăng, trong khi bên mua lại không dám mạo hiểm, khiến VN-Index bị “trượt chân” lao thẳng về dưới mốc tham chiếu, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.

Đóng cửa, VN-Index giảm 1,94 điểm (-0,24%), xuống 805,93 điểm; HNX-Index giảm 0,4 điểm (-0,38%), xuống 104,73 điểm; UPCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,18%), xuống 54,44 điểm.

Về phần các Dự, MSI, MBS và SHS đưa ra nhận định trái ngược với xu hướng thị trường khi đánh giá cao khả năng VN-Index tiếp tục tăng điểm trong phiên 19/9, để hướng đến thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý tại 810 điểm.

Trái lại, nhận định của PHS khá chuẩn xác khi dự báo VN-Index có thể sẽ quay lại kiểm tra vùng 805 trong phiên giao dịch 19/9.

* Trong phiên giao dịch 20/9: Mặc dù áp lực bán đã có phần hạ nhiệt, giúp nhiều mã hồi phục, nhưng dòng tiền chưa đủ mạnh để giúp VN-Index vượt qua mốc tham chiếu trong phiên hôm nay.

Đóng cửa, VN-Index giảm nhẹ 0,07 điểm (-0,01%) xuống 805,86 điểm, HNX-Index tăng 0,45 điểm (+0,43%) lên mức 105,18 điểm, UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,24%) lên 54,57 điểm.

Về phần các Dự, nhận định của MSI có phần khá chuẩn xác khi dự báo trong phiên hôm nay, các nhịp rung lắc quanh vùng 805 sẽ diễn ra với diễn biến phân hóa ở nhóm cổ phiếu lớn.

Tương tự, SHS cũng nhận trọng trong phiên 20/9, VN-Index sẽ giằng co và đi ngang trong biên độ 802-810 điểm, cần sự bứt phá ra khỏi vùng này để xác định xu hướng tiếp theo rõ ràng hơn.

Trong khi đó, PHS đưa ra quan điểm khá tiêu cực khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh và kiểm nghiệm ngưỡng 800 điểm.

* Đến phiên giao dịch 21/9: Thị trường tiếp tục mở cửa trong sắc xanh với sự dẫn dắt còn khá e dè của một vài mã lớn, tuy nhiên áp lực nhanh chóng gia tăng khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm và gia tăng biên độ giảm về cuối phiên sáng.

Bước vào phiên chiều, thị trường vẫn giao dịch khá ảm đạm với dòng tiền tham gia khá thận trọng. Sau khoảng 1 giờ đi ngang, áp lực bán có dấu hiệu hạ nhiệt cùng với sự hồi phục khá tích cực của dòng bank, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm điểm và tiến sát về mốc tham chiếu.

Tuy nhiên, đà tăng của các cổ phiếu ngân hàng chưa đủ rộng trong khi lực bán bất ngờ gia tăng trong đợt khớp ATC, khiến VN-Index chưa đủ sức để “ngượng dậy” và tiếp tục lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu.

Đóng cửa, VN-Index giảm 1,93 điểm (-0,24%) xuống 803,93 điểm, HNX-Index tăng 0,57 điểm (+0,54%) lên 105,75 điểm, UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,15%) xuống 54,48 điểm.

Về phần các Dự, BVSC có quan điểm khá đúng khi cho rằng với mức độ lan tỏa của dòng tiền khá yếu, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ sớm bước vào một nhịp điều chỉnh ngắn hạn.

Bên cạnh đó, MSI nhận định khá sát khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch lình xình quanh ngưỡng 805 điểm trong 2,3 phiên tới với thanh khoản vừa phải trước khi xác định xu hướng tiếp theo.

Trái lại, IVS cho rằng trong phiên 20/9, dù thanh khoản giảm nhẹ nhưng phần lớn thời gian thị trường suy giảm trong khi bên bán lại yếu đi. Thanh khoản lại được cải thiện về cuối phiên khi lực mua gia tăng trở lại. Chính vì vậy, công ty chứng khoán này dự báo nhịp tăng sẽ lại tiếp tục.

* Ở phiên giao dịch cuối tuần ngày 22/9: Cùng với lực cầu hấp thụ khá tốt, thị trường đã tìm lại sắc xanh sau 3 phiên điều chỉnh trong phiên sáng cuối tuần.

Sang phiên giao dịch chiều, mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng tác động thiếu tích cực lên thị trường khi hầu hết đều nới rộng đà giảm điểm, thì các mã vốn hóa lớn như SAB, GAS, MSN, PLX tiếp tục nới rộng đà tăng, cùng cặp “song kiếm hợp bích” VJC và ROS, đã giúp VN-Index leo cao và đóng cửa tại mức cao nhất trong phiên chiều.

Đóng cửa, VN-Index tăng 3,2 điểm (+0,4%) lên 807,13 điểm, HNX-Index tăng 0,77 điểm (+0,72%) lên 106,52 điểm, UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (+0,11%) lên 54,55 điểm

Về phần các Dự, nhận định của MSI đi ngược xu hướng thị trường khi dự báo trong phiên này, VN-Index sẽ tiếp tục giảm điểm nhẹ, giao động quanh vùng 800-805 điểm.

Tương tự, PHS duy trì quan điểm VN-Index cần thêm những phiên điều chỉnh và test lại mốc 800 điểm trước khi tiếp tục đi lên trong thời gian tới.

Trái lại, SHS cho rằng, phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index có thể sẽ hồi phục kỹ thuật để cố gắng lấy lại vùng kháng cự trong khoảng 804-806 điểm, ngưỡng hỗ trợ gần nhất của chỉ số tại 802 điểm.

Tin bài liên quan