Tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực hơn khi làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 đang có dấu hiệu lan rộng tại một số quốc gia trên thế giới khiến thị trường chứng khoán thế giới có tuần giảm điểm và chứng khoán Việt cũng không ngoại trừ.
Áp lực bán gia tăng với tâm điểm là nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng như một số mã lớn như VIC, VHM... đã tạo sức ép khiến thị trường liên tiếp có những phiên mất điểm.
Tính chung cả tuần, sàn HOSE có duy nhất 1 phiên tăng ngày đầu tuần 22/6 và 4 phiên giảm, tương tự sàn HNX cũng chỉ có 1 phiên tăng ngày 25/6 và 4 phiên giảm. Tổng cộng, VN-Index giảm 16,58 điểm, tương đương giảm 1,9% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần ở mức 851,98 điểm; trong khi HNX-Index giảm 1,91 điểm, tương ứng giảm 1,7% và kết tuần ở mức 113,45 điểm.
Về thanh khoản có dấu hiệu sụt giảm, cụ thể, trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch đạt 1.762 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 23.954 tỷ đồng, giảm 18,5% về lượng và 42,7% về giá trị so với tuần trước; còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt đạt 310 triệu cổ phiếu và 2.836 tỷ đồng, giảm 5,5% về lượng và 1,6% về giá trị so với tuần trước.
Ngày |
VN-INDEX |
Khối lượng GD |
Ngày |
HNX-INDEX |
Khối lượng GD |
|
26/6 |
851,98 (-2,61(-0,31%) |
300.386.260 |
26/6 |
113,45 (-0,62(-0,55%) |
56.907.390 |
|
25/6 |
854,59 (-5,12(-0,60%) |
312.296.946 |
25/6 |
114,07 (+0,38(+0,33%) |
60.872.515 |
|
24/6 |
859,71 (-8,49(-0,98%) |
370.920.927 |
24/6 |
113,70 (-0,93(-0,81%) |
60.202.304 |
|
23/6 |
868,20 (-3,08(-0,35%) |
455.359.622 |
23/6 |
114,63 (-0,10(-0,09%) |
70.518.786 |
|
22/6 |
871,28 (+2,72(+0,31%) |
350.370.945 |
22/6 |
114,72 (-0,63(-0,55%) |
61.493.338 |
CTCK Bảo Việt - BVSC đã có một tuần nhận định khá trung lập và đưa ra các dự báo khá trùng lặp qua các phiên giao dịch. Cụ thể, xuyên suốt cả tuần, BVSC đều đưa ra quan điểm cho rằng thị trường sẽ diễn biến giằng co với các phiên tăng giảm đan xen, kèm sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Thậm chí, công ty chứng khoán này còn khá tiêu cực khi cho rằng, VN-Index có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 840-845 điểm.
Trong khi đó, sau khi đưa ra nhận định đúng ở phiên tăng điểm đầu tuần 22/6, CTCK Sài Gòn – Hà Nội – SHS vẫn tự tin cho rằng VN-Index tiếp tục khởi sắc với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 880 điểm, nhưng đây lại là một dự báo trái ngược với xu hướng thị trường.
Tuy nhiên, sau thất bại về dự báo phiên 23/6, SHS đã thận trọng và tiếp tục trở lại với “lối cũ” khi duy trì nhận định trong 3 phiên còn lại (24-26/6) rằng, VN-Index có thể tiếp tục giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 840-870 điểm.
Còn CTCK MB – MBS đã đưa ra 1 nhận định, 2 nhận định sai và 2 nhận định trung lập.
Cụ thể, cũng giống SHS, MBS đã nhận định đúng về phiên tăng điểm ngày đầu tuần 22/6. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này đã dự báo sai trong 2 phiên tiếp theo (23-24/6) khi tự tin về nhịp tăng mới của thị trường, thậm chí cho rằng có thể hồi phục về đỉnh cũ 900 điểm, nhưng trên thực tế chỉ số VN-Index đã quay đầu điều chỉnh và thủng mốc 860 điểm.
Sau “sai lầm” trên, MBS đã thận trọng đưa ra quan điểm trung tập ở 2 phiên còn lại (25-26/6) khi cho rằng thị trường sẽ dao động trong vùng tích lũy từ 835 đến 866 điểm.
Cũng như hầu hết các công ty chứng khoán, CTCK Yuanta Việt Nam – YSVN đã nhận định đúng về xu hướng hồi phục của thị trường trong phiên đầu tuần 22/6 dù có phần khá lạc quan khi cho rằng VN-Index có thể sẽ kiểm định mức kháng cự 882,82 điểm.
Tuy nhiên, YSVN nhanh chóng mất điểm bởi việc bảo lưu nhận định trên cho phiên giao dịch 23/6 bởi trên thực tế, chỉ số VN-Index đã quay đầu điều chỉnh. Ngoài ra, công ty chứng khoán này còn dự báo sai trong phiên cuối tuần 26/6 khi cho rằng thị trường sẽ hồi phục nhưng trên thực tế, chỉ số VN-Index tiếp tục ghi thêm 1 phiên giảm điểm.
Còn 2 phiên 24-25/6, YSVN nhận định trung lập khi cho rằng VN-Index có thể đi ngang.