Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua

Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua

(ĐTCK) Bên cạnh áp lực xả của khối ngoại, nhà đầu tư trong nước cũng duy trì đà bán mạnh khiến thị trường vẫn trải qua những phiên giảm sâu, chỉ số VN-Index thủng mốc 710 điểm và rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.

Mặc dù cơ quan nhà nước đã liên tục đưa ra các thông điệp, chính sách hỗ trợ thị trường, cũng như các doanh nghiệp với những thông tin như mua cổ phiếu quỹ, cổ đông nội bộ đua nhau đăng ký mua gom cổ phiếu, nhưng tuần qua (từ 16-20/3), thị trường vẫn tiếp tục duy trì đà giảm khá mạnh.

Tính chung cả tuần, sàn HOSE có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng nhẹ ngày 18/3, còn sàn HNX có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Tổng cộng, VN-Index giảm 52,05 điểm, tương đương giảm 6,8% so với tuần trước và kết thúc tuần ở mức 709,7378 điểm; còn HNX-Index tăng nhẹ 0,41 điểm, tương ứng tăng 0,4% và kết tuần ở mức 101,79 điểm.

Đồng thời, tâm lý thận trọng cũng khiến thanh khoản thị trường sụt giảm. Tính chung trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch đạt hơn 1.382 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 20.163 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,6% và 21,6% so với tuần trước; còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt đạt 315 triệu cổ phiếu và 2.595 tỷ đồng, lần lượt giảm 17,8% và 37,5% so với tuần trước.

Ngày

VN-INDEX

Khối lượng GD

Giá trị GD

Ngày

HNX-INDEX

Khối lượng GD

Giá trị GD

20/3

709,73 (-16,21(-2,23%)

230.589.297

5.295.740

20/3

101,79 (+0,80(+0,79%)

55.368.581

534.430

19/3

725,94 (-21,72(-2,91%)

353.389.671

5.168.670

19/3

100,99 (-0,85(-0,84%)

93.926.854

706.840

18/3

747,66 (+1,88(+0,25%)

259.017.964

5.675.410

18/3

101,84 (+1,12(+1,11%)

72.121.569

649.510

17/3

745,78 (-2,08(-0,28%)

287.277.094

5.674.490

17/3

100,72 (+1,10(+1,10%)

52.782.065

580.580

16/3

747,86 (-13,92(-1,83%)

292.252.741

6.021.650

16/3

99,62 (-1,76(-1,74%)

41.230.917

433.510

Sau khi dự báo sai trong phiên giảm sâu ngày đầu tuần 16/3 khi kỳ vọng thị trường sẽ có diễn biến khởi sắc, CTCK Bảo Việt – BVSC đã có cái nhìn tiêu cực hơn khi dự báo phiên 17/3, chỉ số VN-Index sẽ kiểm định vùng hỗ trợ 700-740 điểm.

Còn lại 3 phiên cuối tuần từ 18-20/3, BVSC nhận định trung lập khi bảo toàn quan điểm cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc để kiểm định vùng hỗ trợ 710-740 điểm, dù thị trường hồi nhẹ trong phiên 18/3 hay quay đầu giảm sâu trong 2 phiên 19-20/3.

Trong khi đó, CTCK Sài Gòn – Hà Nội – SHS đưa ra 3 nhận định đúng và 2 nhận định sai.

Cụ thể, trong phiên đầu tuần 16/3 khi chỉ số VN-Index bốc hơi gần 15 điểm và tiếp tục để thủng mốc 750 điểm, thì SHS dự báo thị trường sẽ tiếp tục giao dịch giằng co và rung lắc. Đáng kể, trong phiên 18/3, SHS nhận định thị trường tiếp tục giảm điểm với vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 700-720 điểm, thì trên thực tế, thị trường đã có nhịp hồi kỹ thuật và thiếu chút nữa lấy lại được mốc 750 điểm.

Còn lại trong 3 phiên 17/3 và 19-20/3, SHS nhận định khá đúng khi duy trì quan điểm cho rằng VN-Index có thể tiếp tục giảm với vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 700-720 điểm.

Trái lại, CTCK Yuanta Việt Nam – YSVN đã đưa ra nhiều nhận định sau nhất khi hầu hết các phiên đều được dự báo sẽ hồi phục. Cụ thể, dù VN-Index giảm điểm lùi về mốc 745 điểm sau 2 phiên đầu tuần hay rơi xuống ngưỡng 725 điểm trong phiên 19/3 và tiếp tục xuyên thủng vùng giá 710 điểm trong phiên cuối tuần 20/3, thì YSVN vẫn tự tin dự báo thị trường hồi phục.

Ngoại trừ phiên hồi nhẹ ngày 18/3 được nhận định đúng về xu hướng tăng nhưng có phần quá lạc quan khi dự báo VN-Index hồi phục trở về vùng 780 điểm, trong khi trên thực tế chỉ số này tiếp cận không thành với mốc 750 điểm.

Về

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Phụ trách nghiên cứu thị trường, CTCK Vietinbank đã đưa ra nhận định lạc quan, trái với xu hướng thị trường. Theo ông Việt, diễn biến của phiên giao dịch cuối tuần 13/3/2020, chỉ số VN-Index đã hồi phục khá tốt nhờ dòng tiền bắt đáy đã tham gia một cách tự tin hơn. Do đó, chúng tôi cho rằng, ít nhất đà rơi của chỉ số sẽ tạm thời chững lại và cũng không loại trừ kịch bản thị trường chứng khoán sẽ có một nhịp hồi phục ngắn hạn tương đối khả thi.

Trong khi đó, ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt thận trọng khi cho rằng, những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, những trấn an của UBCK là điều cần thiết, nhưng để tác động ngay lên tâm lý nhà đầu tư thì có lẽ chưa đủ. Bởi vì, diễn biến chứng khoán Việt Nam còn chịu ảnh hưởng theo diễn biến chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, ông Lân kỳ vọng những giải pháp của UBCKNN sẽ giúp ngăn các phiên bán tháo.

Tương tự, ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cũng cho rằng những tín hiệu lạc quan như phiên 13/3 chỉ trong ngắn hạn và thị trường sẽ còn thêm vài đợt rung lắc nữa cho đến khi thế giới kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Tin bài liên quan