Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

Góc nhìn kỹ thuật phiên 6/1: Mô hình Symmetrical Triangle đang được xác định

(ĐTCK) Sự kết hợp giữa cận trên của kênh giá 3 tháng và đường xu hướng tăng bắt đầu từ đáy 650 điểm đang giúp xác định mô hình Symmetrical Triangle. Với mô hình này, chiều hướng bứt phá của đường giá ra khỏi một trong hai cận biên sẽ là dấu hiệu của xu hướng kế tiếp.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 6/1.

CTCK Bảo Việt – BVSC

VN-Index đóng cửa tăng nhẹ và tiến dần hơn tới vùng kháng cự mạnh 678-680 điểm. Đây cũng chính là cận trên của kênh xu hướng giảm kéo dài từ đầu tháng 10/2016 đến nay. Do đó, nếu muốn thoát khỏi kênh giá giảm này, thì lực cầu cần phải tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn để có thể chiến thắng lực cung tiềm ẩn tại vùng cản này.

Thanh khoản tiếp tục được duy trì ở mức cao hơn đôi chút so với mức khối lượng trung bình 10 phiên. Chỉ báo MFI tiếp tục duy trì ở mức cao quanh 75 điểm. Giao dịch này cho thấy, dòng tiền vẫn đang hoạt động khá tích cực, với tâm lý chung ở trạng thái lạc quan, kỳ vọng vào khả năng tăng điểm của thị trường trong ngắn hạn.

Về góc độ phân lớp cổ phiếu, sự phân hóa vẫn đang diễn ra tương đối rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Nhóm vốn hóa lớn vẫn có xu hướng biến động bù trừ cho nhau để tạo sự cân bằng cho thị trường.

Ngắn hạn, đường giá đang tạo ra trạng thái dao động tích cực sau khi vượt lên trên đương SMA50 và SMA100. Nhóm MA ngắn hạn cũng đang hội tụ và hướng lên để hỗ trợ cho chỉ số. Thêm vào đó, các chỉ báo MACD, Momentum và RSI đã xác lập xu hướng tăng mới. Đường ADX cũng đã quay đầu đi lên từ ngưỡng 20 trong sự phân kỳ của 2 đường DI (đường +DI cắt lên trên đường -DI). Những yếu tố tích cực này được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 680-685 điểm trong ngắn hạn.

Nếu bứt phá thành công qua ngưỡng 680 điểm, thì xu hướng giảm ngắn hạn sẽ chấm dứt, từ đó có thể kỳ vọng vào một xu hướng điểm mới của chỉ số trong thời gian tới. Tuy nhiên, trước khi kỳ vọng điều đó xảy ra, VN-Index sẽ cần thêm thời gian tích lũy bên trên ngưỡng 670 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Vùng kháng cự gần nằm tại quanh 680 điểm. nên chỉ số cần vượt lên trên ngưỡng cản này để chấm dứt xu hướng giảm ngắn hạn. Vùng hỗ trợ gần nằm tại 665-670 điểm và 655-660 điểm.

CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS

VN-Index tiếp tục tăng nhẹ, nên tín hiệu ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tích cực, với vùng hỗ trợ trong khoảng 667-670 điểm (MA5-10) và kháng cự gần nhất tại 679,9 điểm (đỉnh phiên 19/12). Tín hiệu trung hạn ở mức tích cực, với vùng hỗ trợ trong khoảng 666-669 điểm (MA20-50). Chỉ số vẫn trong thị trường giá lên (bull market), với hỗ trợ tại 671 điểm (MA100).

Trong phiên 6/1, VN-Index có thể tiếp tục duy trì đà tăng để hướng đến kháng cự gần nhất tại 679,9 điểm. Nếu kịch bản tiêu cực xảy ra thì vùng hỗ trợ gần nhất của chỉ số trong khoảng 669-671 điểm (MA50-100).

Ngược lại, HNX-Index điều chỉnh giảm, nhưng tín hiệu ngắn hạn vẫn được duy trì ở mức tích cực, với vùng hỗ trợ trong khoảng 80-80,8 điểm (MA5-10). Tín hiệu trung hạn tiếp tục là tích cực, với hỗ trợ gần nhất tại 80,5 điểm (MA50).

Tuy nhiên, chỉ số vẫn ở trong thị trường giá xuống (bear market), với kháng cự tại 82,2 điểm (MA100). Trong phiên 6/1, HNX-Index có thể tiếp tục giảm điểm về mốc hỗ trợ gần nhất tại 80,8 điểm (MA5), nếu mốc này được giữ vững, chỉ số sẽ hồi phục từ đây để hướng đến kháng cự gần nhất tại 82,2 điểm (MA100).

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS

CTCK FPT – FPTS

Chuỗi tăng điểm được nối dài phiên thứ 4 liên tiếp, VN-Index đang tạm dừng ở mốc 675,81 điểm và tiến gần hơn đến khu vực kháng cự mạnh 680-690 điểm. Theo diễn biến này, kịch bản biến động ngắn hạn của VN-Index tiếp tục được đánh giá lạc quan, với kỳ vọng xuất hiện phiên breakout giúp phá vỡ biên trên của kênh hồi quy 3 tháng.

Sự kết hợp giữa cận trên của kênh giá 3 tháng và đường xu hướng tăng bắt đầu từ đáy 650 điểm đang giúp xác định mô hình Symmetrical Triangle. Với mô hình này, chiều hướng bứt phá của đường giá ra khỏi một trong hai cận biên sẽ là dấu hiệu của xu hướng kế tiếp. Mức độ phục hồi của thanh khoản khớp lệnh tại vùng cận trên trong các phiên gần đây đang góp phần nâng cao xác suất của chiều tăng giá.

Ở phương diện chỉ báo, 2 chỉ báo chậm nhưng có độ tin cậy cao gồm MACD và RSI cũng tiếp tục cho thấy những tín hiệu cải thiện. Cụ thể, MACD giữ phân kỳ dương và đã cắt lên khỏi đường Zero. Đối với RSI, xu hướng giảm 03 tháng của chỉ báo này cũng đã bị phá vỡ, dự báo diễn biến tương tự có thể xuất hiện trên đồ thị VN-Index.

Phiên 6/1, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục thực hiện kiểm tra mốc 680 điểm. Nếu độ biến động và thanh khoản trong phiên được mở rộng thì khả năng vượt kháng cự là cao.

CTCK  KIS Việt Nam – KIS

Thị trường giằng co và dao động trong biên độ hẹp với thanh khoản tăng nhẹ. VN-Index và HNX-Index hình thành cây nến thân ngắn và có xu hướng tích lũy. Ngoài ra, dòng tiền tiếp tục lan tỏa mạnh sang các cổ phiếu cao su tự nhiên và bất động sản. Tuy nhiên, độ rộng thị trường chưa được cải thiện đáng kể do áp lực chốt lời vẫn đang hiện hữu, thể hiện tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư tại vùng kháng cự 680-685.

Lực cầu đã được cải thiện thể hiện qua nhóm chỉ báo xung lượng xác nhận dòng tiền đã tăng trở lại. Đặc biệt là chỉ báo Chaikin đã cắt lên đường trung bình 20 ngày và tăng nhẹ, qua đó phản ánh dòng tiền ngắn hạn đang được cải thiện, tuy nhiên, tín hiệu đảo chiều vẫn chưa thật sự rõ ràng.

Hệ thống chỉ báo xu hướng duy trì đánh giá xu hướng trên VN-Index mức Trung tính, với ngưỡng cắt lỗ là 645-650. Mặt khác, hệ thống vẫn duy trì xu hướng giảm trên HNX-Index, với mức kháng cự là 83,5. Qua đó, thị trường có thể sẽ tiếp tục chịu rung lắc mạnh trong các phiên sắp tới. Không loại trừ khả năng VN-Index sẽ giao dịch tích cực trở lại khi phá vỡ thành công ngưỡng cản 680-685 với thanh khoản cao, khi đó, điểm mua mới sẽ được hình thành.

Tin bài liên quan