Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 4/12: Khung biến động của VN-Index được nâng lên 960 - 965 điểm

(ĐTCK) Một số chỉ báo nhạy, điển hình là đường Stochastic oscillator đang có dấu hiệu hình thành các phân kỳ âm trên vùng quá mua. Điều này phản ánh rủi ro thị trường có thể tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần tới trước khi bước vào nhịp điều chỉnh một vài phiên.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 4/12.

CTCK Bảo Việt – BVSC

Các chỉ số có phiên tăng điểm trở lại sau phản ứng điều chỉnh khá ngắn vào cuối phiên trước.

Các chỉ số momentum, sức mạnh dòng tiền vẫn đang diễn biến tích cực mặc dù đã tiến lên khá cao trên vùng quá mua.

Đặc biệt, đáng chú ý là chỉ số sức mạnh xu hướng (ADX) của VN-Index cũng đang tiếp cận vùng điểm quanh 70 và đây được xem là một trong những nhịp tăng dốc và kéo dài nhất trong lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam – có nét tương đồng với nhịp tăng của năm 2006.

Các tín hiệu này đều cho thấy xu hướng tích cực của các chỉ số nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn.

Mặc dù vậy, ở góc nhìn ngắn hạn hơn, độ dốc tăng điểm nhịp này của VN-Index đã có phần thoải hơn nhịp trước và chưa bắt kịp đà tăng của dải bollinger trên.

Bên cạnh đó, một số chỉ báo nhạy, điển hình là đường Stochastic oscillator đang có dấu hiệu hình thành các phân kỳ âm trên vùng quá mua.

Điều này phản ánh rủi ro thị trường có thể tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần tới trước khi bước vào nhịp điều chỉnh một vài phiên.

Đây chỉ là một nhịp rung lắc được dự báo trên khung ngày cùng tâm lý chốt lời của nhà đầu tư và được xem là cơ hội trading cho các phần tỷ trọng danh mục ngắn hạn.

Xu hướng tăng của thị trường vẫn được bảo lưu sau đó. Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại quanh 960-970 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 915-925 điểm.

CTCK Phú Hưng - PHS

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên tăng điểm trở lại. Khối lượng giao dịch tuy có suy giảm nhưng vẫn giữ trên mức bình quân 20 phiên hàm ý dòng tiền vẫn ở lại thị trường.

Không những vậy, xu hướng tăng điểm của chỉ số vẫn đang tiếp diễn, khi chỉ số đang duy trì đóng cửa trên hầu hết các đường MA quan trọng từ MA 5 tới MA 200, kèm theo chỉ báo xu hướng ADX đi lên vùng 67 và đường +DI nằm trên –DI phát đi tín hiệu xác nhận xu hướng hiện tại.

Thêm vào đó, các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD và RSI đang có xu hướng đi lên tích cực, cho thấy chỉ số có thể sớm quay trở lại tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý 1000 điểm. 

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tương tự. Chỉ số đi lên phá vỡ ngưỡng kháng cự 114,8 điểm và duy trì đóng cửa trên MA 5 và 20 cho thấy xu hướng tăng vẫn đang tiếp diễn, chỉ số có thể tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 119,7 điểm.

Nhìn chung, phiên tăng điểm 01/12 cho thấy xu hướng tăng của thị trường vẫn đang tiếp diễn, thị trường có thể tiến lên thử thách các ngưỡng kháng cự cao hơn.

Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục gia tăng thêm một phần nhỏ tỷ trọng vào các cổ phiếu có tính dẫn dắt và có câu chuyện riêng hấp dẫn.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 4/12: Khung biến động của VN-Index được nâng lên 960 - 965 điểm ảnh 1

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS. 

CTCP FPT - FPTS

Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12 ghi nhận diễn biến phục hồi của VN-Index để trở lại đối mặt với ngưỡng kháng cự tại khu vực 960 điểm.

Với việc đóng cửa tại mức 960,33 điểm, đồ thị VN-Index xuất hiện nến bullish marubozu giúp hoàn bù toàn bộ số điểm đánh mất của phiên giao dịch liền trước và đồng thời đưa sàn HSX quay lại trạng thái “dò đỉnh”.

Quan sát khung thời gian Intraday M5, có thể thấy tâm lý tích cực của sàn HSX trong phiên hôm nay được duy trì khá ổn định, đà tăng xuất hiện sớm và kéo dài trong suốt quá trình giao dịch nhờ động lực tới từ cổ phiếu VNM.

Trong đó, biến động giá của VN-Index đang đi theo kịch bản của mẫu hình Ascending Triangle với cản trên là ngưỡng 960 điểm.

Trạng thái này hàm ý VN-Index có thể tiếp tục tạo các mức cao hơn nếu xảy ra hiện tượng bứt phá ngưỡng kháng cự trong phiên giao dịch kế tiếp.

Mặc dù thanh khoản khớp lệnh có sụt giảm nhẹ tuy nhiên vẫn duy trì ở mức cao, trên ngưỡng bình quân 20 phiên. Điều này giúp duy trì tín hiệu tích cực trên các chỉ báo khối lượng giao dịch.

Mặt khác, áp lực tâm lý của bộ phận nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật cũng phần nào được giải tỏa khi chỉ báo RSI (14) đã đảo chiều, tái lập ngưỡng giá trị 90.

Như vậy, diễn biến thị trường chung vẫn đang bảo lưu tính tích cực đối với kịch bản tăng giá.

Do đó, khung biến động của VN-Index trong phiên đầu tuần tới sẽ được nâng lên khu vực 960 – 965 điểm. Vùng hỗ trợ gần tiếp tục được xác định theo đường SMA 5 ngày tại 945 – 950 điểm.

Tin bài liên quan