Góc nhìn kỹ thuật phiên 1/4: Chỉ số có thể sớm chịu áp lực suy giảm trong những phiên tới

Góc nhìn kỹ thuật phiên 1/4: Chỉ số có thể sớm chịu áp lực suy giảm trong những phiên tới

(ĐTCK)  Xu hướng chính của chỉ số vẫn là giảm điểm, khi duy trì đóng cửa dưới hầu hết các đường MA quan trọng từ MA5 tới MA200, kèm theo chùm MA5,10,20 đang phân kỳ âm tiêu cực, cho thấy phiên tăng vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 1/4.

CTCK Smart Invest

VN-Index hôm nay tạo thành tạo thành mẫu hình “Outside day. Khối lượng giao dịch tăng một phần do áp lực bán bất ngờ tăng mạnh vào đầu giờ chiều sau thông tin chính phủ sẽ “Cách ly xã hội” trong 15 ngày.

Thành thực mà nói tin này không hẳn là thông tin xấu, thậm chí ngay lúc này nếu Chính phủ có đóng cửa quốc gia trong 15 ngày chúng tôi vẫn cho rằng đó là một thông tin tích cực bởi như vậy khả năng đỉnh dịch Covid-19 sẽ sớm hình thành trong giai đoạn tới.

Phiên hôm nay không tạo ra nhiều thay đổi về cách thức vận hành của chỉ số trên phương diện phân tích kỹ thuật.

Chúng ta vẫn duy trì một mẫu hình hai đáy có phân kỳ dương đảo chiều trên RSI(14), giá đóng cửa vẫn không thấp hơn mức 637 điểm (Mức xác nhận mô hình này không thể hình thành).

Các yếu tố khác về mặt kỹ thuật thậm chí đang đi theo hướng tích cực hơn bao gồm ADX(14) đã bắt đầu suy giảm và DI(+) hướng lên trong khi đó D(-) bắt đầu hướng xuống. Khoảng cách giữa MACD và đường tín hiệu đang thu hẹp và sắp cho tín hiệu mua vào.

Như vậy, về tổng thể, dù mô hình kỹ thuật chưa xác nhận nhưng chúng ta đang có một mẫu hình giao dịch hướng tới sự tích cực chứ không còn là xu hướng tiêu cực nữa.

Theo các thống kê định lượng, mẫu hình “Outside day” có khoảng 53% quãng thời gian chỉ số sẽ tăng giá (nếu trước đó là xu hướng tăng và củng cố theo mô hình lá cờ thì có tới 63% là tăng giá) và khoảng 80% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa vào ngày tiếp theo.

Mô hình này sẽ có tính xác nhận cao hơn nếu mở cửa ngày mai, chúng ta có một Gap tăng giá hình thành. 

CTCK Phú Hưng - PHS

VN-Index có phiên tăng điểm nhẹ. Khối lượng tăng vượt bình quân 10 phiên, hàm ý dòng tiền có dấu hiệu tham gia bắt đáy.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy, xu hướng chính của chỉ số vẫn là giảm điểm, khi duy trì đóng cửa dưới hầu hết các đường MA quan trọng từ MA5 tới MA200, kèm theo chùm MA5,10,20 đang phân kỳ âm tiêu cực, cho thấy phiên tăng vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật.

Chỉ số có thể sớm chịu áp lực suy giảm trong những phiên tới, ngưỡng hỗ trợ gần có thể quanh ngưỡng 652 điểm (đáy gần đây). Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể suy yếu về vùng hỗ trợ tâm lý 600 điểm.

HNX-Index có phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp và duy trì đóng cửa dưới hầu hết các đường MA quan trọng từ MA5 tới MA200, cho thấy xu hướng giảm đang mạnh lên, chỉ số có thể suy giảm về vùng tâm lý 90 điểm trong những phiên tới

Góc nhìn kỹ thuật phiên 1/4: Chỉ số có thể sớm chịu áp lực suy giảm trong những phiên tới ảnh 1

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

CTCK Bảo Việt - BVSC

Mặc dù xuất hiện nỗ lực phục hồi lấp khoảng trống tạo ra sau phiên hôm qua, VN-Index nhìn chung vẫn đang di chuyển trong xu hướng giảm.

Chỉ báo MACD vẫn tiếp tục di chuyển ở mức dưới 0 và nằm dưới đường tín hiệu, cho thấy rủi ro giảm điểm vẫn còn hiện hữu.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD-Histogram tuy vẫn ở dưới mức 0 nhưng có dấu hiệu tăng nhẹ, điều này cho thấy áp lực giảm điểm tuy vẫn còn nhưng có thể sẽ không lớn như trước.

Chỉ báo Stochastics Oscillator đã cắt xuống dưới đường tín hiệu, cảnh báo khả năng cao thị trường có thể sẽ quay đầu giảm điểm trong vài phiên tới.

Vùng 700-720 sẽ tiếp tục là vùng kháng cự gần nhất. Ngược lại, vùng 620-650 cũng vẫn là vùng hỗ trợ gần nhất.

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.

Tin bài liên quan