Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/12

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/12

(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/12 của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị khả quan dành cho HT1 với giá mục tiêu 16.900 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HT1 của Công ty cổ phần Xi Măng Vicem Hà Tiên với giá mục tiêu 12 thán 16.900 đồng/cổ phiếu trên cơ sở (i) HT1 là doanh nghiệp xi măng dẫn đầu khu vực phía Nam với thị phần 32%, (ii) nhu cầu tiêu thụ xi măng dự báo tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu xây dựng trong nước vẫn đang được chú trọng, và (iii) cổ tức tiền mặt ở mức cao.

Giá mục tiêu được xác định của HT1 được xác định dựa trên phương pháp so sánh EV/EBITDA. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 8,2 lần (theo EPS 2020 khoảng 2.051 đồng , tương tự mức P/E bình quân của cổ phiếu trong vòng 3 năm trở lại đây.

Chúng tôi cũng lưu các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm: (i) cạnh tranh trong xuất khẩu do sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan có thể tăng, ii Việc áp thuế đối với xi măng Việt Nam của Phillppines sẽ làm giảm mạnh lượng và giá trị xuất khẩu sang quốc gia này – thị trường xuất khẩu xi măng lớn thứ 2 sau Trung Quốc, và iii giá điện tăng cao hơn tốc độ tăng của giá bán, ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh tích cực trong bối cảnh thị trường chung yếu. Lũy kế 9 tháng năm 2019, HT1 ghi nhận 6.554 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái với biên lợi nhuận gộp tăng khá từ 16,4% năm ngoái lên 17,1% trong kỳ.

Nếu chỉ tính riêng trong quý III, biên lợi nhuận gộp chứng kiến bứt phá đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng 19,5% và 14,8%. Chúng tôi cho rằng chính việc điều chỉnh tăng đồng loạt giá bán trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng khá giá điện, thuế bảo vệ môi trường, giá nguyên vật liệu đầu vào) trong khi nhu cầu xây dựng vẫn tiếp tục tăng là nguyên nhân chính dẫn tới việc biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng mạnh.

Ngoài ra, nhờ phát sinh thêm khoản lãi từ đánh giá chệnh lệch tỷ giá trong quý III với khoảng 24 tỷ đồng đã giúp lợi nhuận sau thuế 3 quý đầu năm của HT1 đạt 529 tỷ đồng, tăng 20%. Doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận dòng tiền ổn định với nợ vay ngoại tệ ngày càng giảm dần.

HT1 duy trì vị thế doanh nghiệp có thị phần lớn nhất ở khu vực phía Nam, khoảng 32-33%, vượt xa so với đối thủ gần nhất là INSEE với 20%.

Nhu cầu tiêu thụ xi măng 2020 dự kiến tăng 4-5%, đạt tương ứng khoảng 102 triệu tấn (theo Bộ Xây dựng , trong đó nội địa 70 triệu tấn, xuất khẩu 33 triệu tấn (tăng 5% và 33% so với ước đạt năm 2019 do nhu cầu xây dựng vẫn lớn trong khi CP vẫn tiếp tục quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông & thủy lợi. Dự kiến đến 2020, cả nước sẽ có khoảng 89 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất ~115 triệu tấn/năm, tình trạng cung vượt cầu vẫn tiếp tục được tiếp diễn.

Trong bối cảnh đó, xuất khẩu vẫn là giải pháp cho tình trạng dư cung xi măng tại Việt Nam. Đáng lưu xuất khẩu sang Úc chứng kiến tăng mạnh cả về lượng và giá trị trong 10 tháng năm 2019. Cần lưu rằng Úc và Campuchia là 2 thị trường xuất khẩu chính của HT1.

FPT sẽ giao động tại khu vực 54.5-60 trong trung hạn

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu FPT của CTCP FPT từ đầu tháng nay đang ở trong xu hướng hồi phục sau khi đã điều chỉnh từ mức giá lịch sử 61.3 về ngưỡng hỗ trợ 54.5. Thanh khoản cổ phiếu trong thời gian gần đây cũng có chiều hướng tăng trở lại.

Đáng chú ý, ngày hôm nay 12/12, chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross xác nhận sự kết thúc của quá trình điều chỉnh.

Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng RSI cũng vượt lên trên mốc 50 củng cố thêm cho trạng thái khá tích cực hiện tại của cổ phiếu.

Tuy vậy, đường EMA12 vẫn đang ở dưới EMA26 nên có thể xuất hiện áp lực chốt lời tại các vùng giá cao tiếp theo.

Theo như chúng tôi đã đánh giá trong báo cáo doanh nghiệp gần nhất, FPT tiềm năng sẽ giao động tại khu vực 54.5-60 trong trung hạn trước khi tiếp tục đà tăng dài hạn chinh phục các mốc lịch sử mới.

Khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 68.600 đồng/CP

CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngày 09/12/2019, Bộ Công thương (MoIT) đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến từ các tỉnh thành và các công ty phân phối xăng dầu về dự thảo Nghị định sẽ thay thế Nghị định 83 (vốn có hiệu lực từ ngày 01/11/2014).

Theo ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước của MoIT, các nguyên nhân cơ bản cho điều chỉnh này là do: 1) cơ chế giá xăng dầu hiện tại không còn phù hợp khi tỷ trọng nguồn đầu vào trong nước hiện tại ở mức khoảng 70% so với mức 30% tổng nhu cầu trong quá khứ; và 2) thuế nhập khẩu xăng dầu đã thấp hơn đáng kể trong vòng 5 năm qua khi các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) có hiệu lực.

Theo ông Đông, sẽ có 8 thay đổi chính cho điều chỉnh Nghị định 83; trong đó, 4 thay đổi đáng chú ý nhất. Đó là:

Khả năng thay đổi công thức tính giá xăng dầu bán lẻ thông qua việc đánh giá lại giá xăng đầu vào (cả trong nước lẫn nhập khẩu) và đóng góp từ thuế nhập khẩu xăng dầu khi tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu đã tăng từ mức 30% trước đây lên 70%. Việc đánh giá lại này có thể dẫn đến thay đổi trong chi phí định mức 1.050 đồng/lít; tuy nhiên, tác động từ điều này vẫn chưa được kết luận do thông tin hạn chế. Ngoài ra, chúng tôi lưu ý rằng các điều chỉnh cũng không đề cập đến thay đổi trong quy định tồn kho 30 ngày;

Triển khai các trạm xăng dầu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu ở khu vực trung tâm các thành phố lớn, có thể giúp các nhà phân phối xăng dầu dễ dàng trong mở rộng hệ thống;

Cho phép sự tham gia của các công ty quốc tế vào thị trường xăng dầu, đặc biệt là trong mảng phân phối; tuy nhiên, Nhà nước vẫn sẽ kiểm soát thị phần lớn của ngành này. Chúng tôi cho rằng diễn biến này có thể làm gia tăng cạnh tranh ở một mức độ nhất định và giúp PLX và OIL có thêm sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài;

Chính phủ sẽ vẫn duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu, nhưng sẽ yêu cầu các công ty phân phối xăng dầu chặt chẽ hơn trong việc sử dụng và quản lý quỹ bình ổn. Một thông tin tích cực là sẽ có quy định liên quan đến lãi suất và nguồn tài chính cho các công ty phân phối xăng dầu trong trường hợp quỹ bình ổn chuyển sang mức âm.

Do đó, chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể đến dự báo của chúng tôi cho Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX). Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PLX với giá mục tiêu 68.600 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 30,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,5%).

Tin bài liên quan