Chứng khoán phiên đầu tuần mới: Sẽ giảm nhẹ

(ĐTCK) Sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh, thị trường sẽ trở nên khan hiếm các thông tin và  một nhịp điều chỉnh để xác lập mặt bằng giá mới cho các cổ phiếu sẽ đến.
Chứng khoán phiên đầu tuần mới: Sẽ giảm nhẹ

Tuần qua, sàn HOSE có 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm điểm. Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 3,6 điểm, tương đương tăng 0,6%, chốt tuần ở mức 600,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 93,74 triệu đơn vị/phiên, giảm 19,82% so với tuần trước và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.597,48 tỷ đồng, giảm 16,27% so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

25/7

600,14

-1,92(-0,32%)

99.969.048

1.680.380

24/7

602,06

+4,56(+0,76%)

87.860.250

1.489.970

23/7

597,50

-0,48(-0,08%)

65.415.149

1.086.950

22/7

597,98

-3,34(-0,56%)

103.903.204

1.741.500

21/7

601,04

+4,78(+0,80%)

111.554.600

1.988.610

Tổng

+3,6(+0,6%)

468.702.251

7.987.410

Tương tự, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 0,82 điểm, tương ứng giảm 2,13% đứng ở mức 79,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 45,43 triệu đơn vị/phiên, giảm 2,91% so với tuần trước và tổng giá trị đạt 567,1 tỷ đồng, giảm 1,7% so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

25/7

79,43

-0,99(-1,23%)

40.950.505

521.050

24/7

80,42

+0,07(+0,09%)

44.481.899

618.690

23/7

80,34

+0,09(+0,11%)

38.399.234

445.840

22/7

80,25

-0,42(-0,52%)

45.173.140

553.040

21/7

80,67

-0,47(-0,58%)

58.125.095

696.870

Tổng

-0,82(-2,13%)

227.129.873

2.835.490

Diễn biến giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần qua cũng không có nhiều đột biến. Ngoại trừ phiên 25/7 với giao dịch thỏa thuận đột biến cổ phiếu PAN giúp giá trị mua ròng đạt trên trăm tỷ, còn lại, hầu hết các phiên giá trị rót ròng khá thấp, xu thế giao dịch mua-bán thận trong vẫn được duy trì chủ yếu trong các phiên

Tính chung trên cả hai sàn trong tuần qua, khối ngoại đã mua ròng 5,06 triệu đơn vị, tổng giá trị tương ứng 210,12 tỷ đồng, tăng 30,08% về lượng và 499,22% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

25/7

5.381.462

2.740.648

2.640.814

169.610

113.890

55.720

24/7

7.897.340

3.854.090

4.043.250

248.810

123.770

125.040

23/7

2.857.140

1.858.240

998.900

79.830

57.770

22.060

22/7

4.773.790

8.024.806

-3.251.016

278.290

280.090

-1.800

21/7

8.242.600

7.612.294

630306

223.820

214.720

9.100

Tổng

29.152.332

24.090.078

5.062.254

1.000.360

790.240

210.120

Trong đó, khối này mua vào 29,15 triệu đơn vị, trị giá 1.000,36 tỷ đồng và bán ra 24,09 triệu đơn vị, trị giá 790,24 tỷ đồng.

Nhận định của các CTCK:

Sẽ điều chỉnh để xác lập mặt bằng giá mới

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Trong khi VNINDEX duy trì được mức tăng nhẹ dưới sự hỗ trợ đến từ diễn biến tăng điểm, mang tính giữ nhịp của các trụ cột vốn hóa lớn như GAS, VNM, VIC, thì HNXINDEX lại cho thấy xu hướng điều chỉnh rõ nét hơn với tuần giảm điểm của đa số các mã trên sàn.

Mặc dù thông tin kết quả kinh doanh quý II của khá nhiều công ty đã được công bố nhìn chung tương đối tích cực và có nhiều chuyển biến so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, vẫn có sự phân tốp khá rõ nét giữa các nhóm ngành và ngay cả trong từng nhóm ngành.

Điều đáng lo ngại là sau khi đà tăng của nhóm bluechips mang tính dẫn dắt chững lại, thì hiện chúng tôi chưa tìm thấy nhóm cổ phiếu nào đủ sức luân phiên giữ nhịp cho hai chỉ số trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, nhiều khả năng thị trường sẽ cần một nhịp điều chỉnh để xác lập mặt bằng giá mới cho các cổ phiếu, chờ thêm các thông tin cơ bản cũng như giúp dòng tiền định vị được nhóm cổ phiếu mục tiêu tiếp theo.

Các nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị tạm thời đóng các vị thế ngắn hạn và chờ điểm tích lũy khi thị trường điều chỉnh về lại các vùng hỗ trợ mạnh. Ảnh hưởng từ yếu tố kết quả kinh doanh quý II vẫn sẽ tiếp tục khiến thị trường có diễn biến phân hóa nhưng tác động không còn nhiều. Triển vọng kết quả kinh doanh hai quý cuối năm hoặc các chính sách vĩ mô mới sẽ mang tính then chốt để lựa chọn nhóm cổ phiếu cho danh mục trung hạn.

Sự phân hóa và biến động thị trường sẽ không lớn

CTCK FPT (FPTS)

Cần chú ý rằng trong diễn biến tăng 2 tuần qua thị trường đang chứng kiến rõ hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng”. Trong khi nhóm midcap và bluechip tích cực giữ nhịp, thì nhóm penny và nhóm đầu cơ có diễn biến điều chỉnh khá mạnh.

Nếu diễn biến này tiếp tục trong tuần tới thì dòng tiền có thể sẽ tạo ra vòng quay mới tại nhóm cổ phiếu đầu cơ và penny. Ngoài ra, sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh thị trường sẽ trở nên khan hiếm các thông tin, do đó sự vận động của thị trường sẽ phân hóa và biến động không lớn. Điều này phù hợp với xu hướng tích lũy và có thể giảm nhẹ khi các chỉ số đang đối diện với các ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh.

VN-Index sẽ tiếp tục tăng điểm

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Trong tuần tới, các số liệu vĩ mô quan trọng tiếp tục được công bố bao gồm: Chỉ số PMI, chỉ số tiêu thụ, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2014 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2014. Các số liệu này được dự báo sẽ tích cực. Cũng trong tuần tới, kết quả kinh doanh quý 2 của một số doanh nghiệp lớn như PVD, HAG, REE.. dự kiến sẽ tiếp tục được công bố và đều được kỳ vọng tích cực.

Điều này sẽ giúp giảm bớt tâm lý thận trọng của nhà đầu tư và kích thích dòng tiền bên mua hoạt động tích cực hơn trong tuần tới.

Chúng tôi dự báo VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm, test lại mốc đỉnh của năm 607,5 điểm với động lực là các cổ phiếu Bluechip. Tuy nhiên việc điều chỉnh trong vài phiên đầu tuần có khả năng xảy ra. Chúng tôi khuyến nghị mức cutloss của nhà đầu tư khi VN-Index giảm xuống quá ngưỡng hỗ trợ 595 điểm

Rủi ro đánh mất xu hướng tăng đang cao

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Cả hai sàn khép phiên giao dịch cuối tuần với khá nhiều biến động khi tăng mạnh vào đầu giờ nhưng sau đó suy giảm rất nhanh vào những phút cuối. VN-Index mất 1,92 điểm (-0,32%), đóng cửa tại 600,14 điểm. HNX-Index giảm mạnh hơn khi mất gần 1 điểm (-1,23%), đóng cửa tại 79,43 điểm. HSX ghi nhận 94,3 triệu đơn vị khớp lệnh thành công, tăng 11% so với phiên liền trước trong khi sàn HNX ghi nhận 38 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng giảm nhẹ so với phiên liền trước.

Chúng tôi tiếp tục duy trì cảnh báo nhà đầu tư nên thân trọng hơn trong giai đoạn hiện tại khi các rủi ro đánh mất xu hướng tăng đang cao hơn giai đoạn trước.

Các nhà đầu tư có thể nắm giữ các cổ phiếu có cơ bản tốt và thực hiện chiến lược “để lãi chạy” nhưng nên hạn chế việc giải ngân mạnh tay do rủi ro đánh đổi sẽ cao hơn lợi ích có thể đạt được.

VN-Index sẽ điều chỉnh giảm

CTCK Maritimebank (MSBS)

Chỉ số VN-index giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần khi áp lực bán mạnh xuất hiện ở nhiều cổ phiếu trong cuối giờ trong khi chỉ số HNX-index kết thúc tuần đã mất mốc 80 điểm.

Chỉ số VN-index đang tiến tới vùng kháng cự mạnh, tuy nhiên thanh khoản lại có xu hướng giảm cho thấy việc thị trường có thể bứt phá là khá thấp.

Khả năng chỉ số VN-index sẽ điều chỉnh giảm trong tuần giao dịch tới, khi đó vùng 585 – 590 điểm sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ mạnh cho chỉ số này.

Với diễn biến thị trường hiện tại, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên tập trung vào những mã cổ phiếu cơ bản tốt, không nên thực hiện mua đuổi giá, đặc biệt là hạn chế đầu cơ vào nhóm cổ phiếu yếu kém để hạn chế rủi ro.

Xu hướng bán sẽ là chủ đạo trong ngắn hạn

CTCK MB (MBS)

Sóng bán mạnh vào cuối phiên thứ Sáu tuần qua diễn ra ở cả 3 nhóm vốn hóa lớn, midcap và penny. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ tâm lý chung, các cổ phiếu penny có áp lực bán mạnh hơn hẳn và mất điểm nhiều hơn. Các cổ phiếu đầu cơ HQC, ITA giảm về gần giá sàn trong khi KSA về giá sàn.

DRC, CSM trong nhóm săm lốp tiếp tục bị chốt ra sau khi đã tăng mạnh và có kết quả quý 2 không thực sự nổi trội. Tuy nhiên chúng tôi lưu ý giá cao su thiên nhiên vẫn tiếp tục ở mức thấp, do vậy 2 doanh nghiệp này nhìn chung vẫn có những lợi thế nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nhóm dầu khí (PGS, PVD, PVS ...) cũng bị bán ra mạnh sau khi đã tăng giá khá tốt thời gian qua.

Chúng tôi cho rằng, xu hướng bán ra sẽ là chủ đạo trong ngắn hạn sắp tới. Các phiên tăng điểm không thực sự phản ánh thay đổi trong tâm lý thị trường mà sẽ chỉ mang yếu tố kỹ thuật nhiều hơn. Do vậy việc mua vào thời điểm này có nhiều rủi ro, nhà đầu tư nên cơ cấu danh mục, tăng tỉ lệ tiền mặt để sẵn sàng nếu có điều chỉnh.

Rủi ro đang tiềm ẩn khá cao

CTCP BIDV (BSC)

Thị trường giao dịch khá tích cực khi tăng điểm ngay từ đầu phiên. Xu hướng tăng điểm được củng cố bởi sự dẫn dắt của các cổ phiếu VIC, BID và BVH.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều phiên giao dịch gần đây dòng tiền vẫn tập trung ở vài cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, thanh khoản duy trì ở mức thấp, tốc độ vào lệnh khá chậm và tiếp tục là sự giao dịch trái chiều trên 2 sàn.

Xu hướng chỉ được quyết định sau 2 giờ chiều, Một khối lượng lớn cổ phiếu được bán ra phút cuối đã đẩy thị trường giảm điểm. Đây là đợt bán rõ rệt trong thời gian gần đây tại thời điểm khá nhậy cảm. Thời điểm mà kết quả kinh doanh hầu hết đã được phản ánh vào giá, các Bluechips dần hết động lực tăng giá và thị trường bước vào tháng 7 Âm lịch (thời điểm đầu tư không thuận lợi theo quan điểm của người Việt).

Nhờ tăng giá của một vài cổ phiếu lớn, VN-Index vẫn giữ được mức điểm tâm lý 600 điểm và mang lại chút hy vọng cho NĐT đang nắm giữ cổ phiếu. Tuy vậy, đợt bán tháo này là tín hiệu cảnh báo về khả năng đảo chiều của thị trường, đồng thời cho thấy rủi ro đang tiềm ẩn ở mức cao.

Chúng tôi vẫn tiếp tục giữ quan điểm như đã đề cập trong báo cáo trước. Nhà đầu tư tiếp tục chốt lãi ở những cổ phiếu tăng mạnh, hạ tỷ trọng nắm giữ.

Thị trường đang có dấu hiệu suy giảm

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Cả hai chỉ số đều đóng cửa với sắc đỏ ở phiên giao dịch cuối tuần, các mức kháng cự quan trong vẫn chưa được chinh phục, trong khi đó lực cung có dấu hiệu gia tăng cùng với sự suy yếu từ các chỉ báo kỹ thuật là tín hiệu kém tích cực, do đó chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên hạn chế mua mới và có thể giảm dần tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Tin bài liên quan