Nhận định thị trường ngày 12/5: Vẫn nên thận trọng

Nhận định thị trường ngày 12/5: Vẫn nên thận trọng

(ĐTCK) Hầu hết các CTCK nhận định, thị trường vẫn sẽ điều chỉnh. Chỉ khi nào lực cầu tiếp tục được kiểm tra trong các phiên tới với thanh khoản cải thiện thì xu hướng phục hồi mới đáng tin cậy.

Tuần đầu tiên của tháng 5, thị trường giảm điểm mạnh với các phiên dao động biên độ lớn trên cả hai sàn. Phản ứng của các nhà đầu tư đối với tình hình biển Đông đã phần nào lắng dịu trong phiên cuối tuần. Lực cầu bắt đáy đã quay trở lại, đủ sức hấp thụ áp lực giải chấp và giúp hai chỉ số hồi phục khá tích cực.

Diễn biến tuần qua trên sàn HOSE, với 2 phiên tăng điểm và 3 phiên giảm, VN-Index giảm tới 35,75 điểm, tương đương giảm 6,1%, chốt tuần ở mức 542,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 98,9 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.687,53 tỷ đồng, cùng tăng hơn 39% về khối lượng so với 7 phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

5/5

564,85

-13,36(-2,31%)

76,075,700

1,336,970

6/5

555,11

-9,74(-1,72%)

100,641,650

1,627,100

7/5

559,97

+4,86(+0,88%)

52,416,806

895,410

8/5

527,09

-32,88(-5,87%)

146,492,388

2,862,150

9/5

542,46

+15,37(+2,92%)

118,856,310

1,716,020

Tổng

-35,75(-6,1%)

494,482,854

8,437,650

Phiên giao dịch ngày 8/5 chính là tâm điểm của tuần qua. Các mã đua nhau kéo sàn khiến thị trường lao dốc không phanh, chỉ số VN-Index đánh mất gần 33 điểm phá vỡ ngưỡng 530 điểm.

Bên cạnh đó, đây cũng là phiên thanh khoản tăng mạnh so với gần 1 tháng trở lại đây. Cùng với áp lực bán tháo khiến các mã giảm mạnh xuống mức giá khá hấp dẫn khiến cầu bắt đáy tăng mạnh.

Tương tự, chỉ số HNX-Index trên sàn HNX cũng có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 5,69 điểm, tương ứng giảm 7,07% xuống 74,19 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 68,17 triệu đơn vị/phiên, tăng 41,34% về lượng và 14,4% về giá so với trung bình 7 phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

5/5

77,36

-2,52(-3,16%)

50,179,958

505,110

6/5

76,55

-0,82(-1,06%)

82,878,569

755,250

7/5

76,56

+0,01(+0,01%)

35,841,781

322,330

8/5

71,66

-4,90(-6,40%)

106,929,338

1,012,840

9/5

74,19

+2,54(+3,54%)

65,043,209

568,430

Tổng

-5,69(-7,07%)

340,872,855

3,163,960

Thị trường tuần qua có nhiều phiên tăng giảm đầy cảm xúc. Như nhìn chung dòng tiền đổ vào thị trường còn khá dè dặt. Mặc dù lực bắt đáy tăng mạnh giúp thanh khoản khá cải thiện nhưng với áp lực bán tháo quá mạnh, nhà đầu tư vẫn khá thận trọng khi xuống tiền. Trong khi đó, dòng vốn ngoại lại có đóng góp khá tích cực.

Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 23,09 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 522,86 tỷ đồng.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

5/5

6,076,521

5,035,731

1,040,790

201,210

183,270

17,940

6/5

6,704,300

5,319,887

1,384,413

210,460

179,500

30,960

7/5

6,036,596

3,044,612

2,991,984

226,170

168,540

57,630

8/5

16,778,580

6,939,640

9,838,940

524,410

243,790

280,620

9/5

13,041,500

5,205,840

7,835,660

309,700

173,990

135,710

Tổng

48,637,497

25,545,710

23,091,787

1,471,950

949,090

522,860

 Trong đó, khối này mua vào 48,64 triệu đơn vị, trị giá 1.471,95 tỷ đồng và bán ra 25,55 triệu đơn vị, trị giá 949,09 tỷ đồng.

Nhận định của các CTCK:

Thị trường tiếp tục kiểm tra lực cầu

(CTCK BIDV – BSC)

Lực cầu trong phiên cuối tuần đã mạnh hơn trong khi áp lực bán đã hạ nhiệt đáng kể. Tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại sau phiên phản ứng thái quá phiên 8/5. 

Trong ngắn hạn, khả năng lặp lại kịch bản giảm mạnh do bán tháo như phiên 8/5 khó xảy ra trừ khi có thông tin bất lợi quá lớn. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần tiếp tục kiểm tra lực cầu trong các phiên tới với thanh khoản cần tiếp tục cải thiện thì xu hướng phục hồi mới đáng tin cậy. Ngắn hạn các cổ phiếu nóng có tính chất đầu cơ cao không được khuyến nghị.

Về dài hạn, tình trạng thị trường như hiện tại phù hợp với hoạt đông trung dài hạn hơn là với hoạt động đầu cơ cổ phiếu nóng. Tuy nhiên, việc gia tăng vị thế mua trong dài hạn cần thận trọng và tìm thời điểm thích hợp, và tỷ trọng hợp lý tùy theo mức độ chịu rủi ro của nhà đầu tư, tránh mua đuổi theo diễn biến thị trường.

Thận trọng về triển vọng thị trường

(CTCK KIS Việt Nam – KIS)

Phiên tăng điểm cuối tuần về cơ bản vẫn là phiên phục hồi mang tính kỹ thuật sau hàng loạt động thái bán quá đà trong thời gian gần đây. Điểm sáng duy nhất vào lúc này là khối ngoại liên tục duy trì trạng thái mua ròng phần nào củng cố tâm lý nhà đầu tư trong nước. Chúng tôi vẫn khá thận trọng về triển vọng thị trường trong tuần tới khi tâm lý nhà đầu tư vẫn đang chịu tác động bởi tình hình Biển Đông. Do đó, việc mua đuổi giá cho mục tiêu ngắn hạn vào lúc này chưa được khuyến nghị. Trong khi đó, nhà đầu tư trung hạn được khuyến khích duy trì vị thế mua tích lũy.

Có thể đi ngang

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Phiên hồi phục cuối tuần chỉ có thể giúp hai chỉ số lấy lại một phần điểm số đã mất sau những phiên lao dốc mạnh trước đó. Đồ thị tuần vẫn phát đi tín hiệu khá tiêu cực khi chính thức phá vỡ các vùng đáy ngắn hạn và cho thấy khả năng tiếp tục điều chỉnh trong thời gian tới. Sự lan tỏa của dòng tiền cũng chưa tạo nền tảng bền vững khi đa phần chỉ tập trung vào một số cổ phiếu vốn hóa lớn và mang tính chi phối đến điểm số của VNINDEX. Điều này cũng phần nào cho thấy tâm lý còn “ngại rủi ro” của nhà đầu tư khi tập trung hướng dòng tiền vào nhóm cổ phiếu mang tính cơ bản.

Theo quan sát của chúng tôi trong lịch sử, sau mỗi thông tin mang tính tiêu cực và có tác động bất ngờ, thị trường thường lao dốc mạnh trước khi hồi phục nhẹ và tạo một nền giá đi ngang. Giai đoạn đi ngang này thường kéo dài 1 đến 2 tháng, đủ để các nhà đầu tư đánh giá được hết mức độ tác động của thông tin, cũng như tạo các nền giá tích lũy cho các cổ phiếu sau một nhịp biến động mạnh. Quy luật này cũng có thể sẽ tái diễn trong giai đoạn nửa sau của tháng 5 và kéo dài sang tháng 6.

Các nhà đầu tư được khuyến nghị tranh thủ các phiên hồi phục ngắn hạn trong tuần tới để điều chỉnh lại tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản. Phần tích lũy cho các vị thế trung hạn chỉ nên được thực hiện trong các phiên giảm sâu và khống chế ở một tỷ trọng thấp. Phần tỷ trọng trading ngắn hạn có thể được áp dụng chiến lược bán quay vòng linh hoạt khi chỉ số chạm tới các vùng kháng cự kỹ thuật.

Đà tăng khá mong manh

(CTCK FPT – FPTS)

Sau phiên bán tháo ngày thứ Năm, với sự nâng đỡ tích cực từ dòng tiền khối ngoại và các tổ chức đầu tư, sắc xanh đã trở lại với thị trường trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, tâm lý hoảng sợ của nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn cần thời gian để trấn tĩnh. Do vậy, chúng tôi dự đoán đà tăng trưởng của thị trường trong thời gian tới vẫn khá mong manh.

Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn đây là cơ hội tốt để mua vào các cổ phiếu cơ bản tốt, cổ phiếu Blue-chip và đặc biệt là các cổ phiếu được hỗ trợ mạnh từ khối đầu tư ngoại với mức giá khá hợp lý. Đối với nhà đầu tư lướt sóng thì việc tham gia vao thị trường ở thời điểm hiện tại vẫn khá rủi ro. Tuy nhiên, với nhà đầu tư lướt sóng chịu được rủi ro có thể mua thêm các có sẵn trong tài khoản để tránh rủi ro T+.


Rủi ro T+ có thể chưa cho phép NĐT lướt sóng

(CTCK Rồng Việt – VDSC)

Chắc chắn những diễn biến mới về sự kiện biển Đông hoặc ảnh hưởng từ tiến trình giải quyết các vụ đại án sẽ vẫn còn tác động phần nào đến tâm lý NĐT. Chúng tôi nhìn nhận vẫn chưa thể có bước tiến dài hơn cho VNIndex trong ngắn hạn. Những nhà đầu tư với quan điểm thận trọng vẫn có thể đứng ngoài để quan sát bởi rủi ro T+ có thể chưa cho phép NĐT lướt sóng trong giai đoạn này, tuy vậy đối với những quyết định mua vào chúng tôi cũng không cho rằng đó là sai lầm, bởi nếu chọn đúng những cổ phiếu đã giảm mạnh và dự kiến có sức bật tốt bởi yếu tố nội tại của chính doanh nghiệp hoặc định hướng tốt trong tương lai thì chắc chắn phần thưởng cho việc liều lĩnh có thể sẽ không nhỏ.

Thị trường sẽ trở lại giảm điểm

(CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Trên đồ thị VN-Index tiếp tục tạo mức thấp mới do biến động giảm trong phiên. Mặc dù hồi phục, VN-Index đã liên tục tạo ra các mức đỉnh và đáy sau thấp hơn, đặc điểm của một xu hướng giảm. Do đó, chúng tôi e ngại rằng sau đợt phục hồi này, có thể thị trường sẽ trở lại giảm điểm. Ngoài ra, thanh khoản có thể sẽ thấp xuống trở lại. Chúng tôi cho rằng, chiến lược giao dịch hợp lý trong giai đoạn này là đứng ngoài thị trường.

Giao dịch sẽ sôi động và tích cực hơn

(CTCK MaritimeBank – MSBS)

Thị trường có nhiều phiên tăng giảm đầy cảm xúc trong tuần qua đã phản ánh tâm lý yếu của đại đa số NĐT ngắn hạn hiện nay. Với đà tăng cao nhất vào cuối phiên tuần cùng với diễn biễn VN-Index nhiều khả năng đã tạo đáy ở ngưỡng fibo 61,8% ứng với ngưỡng giảm điểm thấp nhất của VN-Index về 526 điểm.

Mặc dù tình hình biển Đông vẫn ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, chúng tôi cho rằng, tuần giao dịch tới sẽ sôi động và tích cực hơn tuần qua. Cụ thể, tuần tới sẽ là tuần điều chỉnh tạo đáy kép lệch quanh ngưỡng 542 điểm (+/-3 điểm) với kịch bản phiên thứ 2 sẽ tăng điểm với dòng tiền giải ngân bắt đáy từ khối nội và nhất là volume mua vào tăng vọt đến từ khối ngoại. Nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua vào những cổ phiếu đang giảm giá quá sâu với mức độ vừa phải. Một số cổ phiếu đáng lưu ý: PPC, FCN, TCM...

Xu hướng giảm vẫn chưa kết thúc

(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)

Thị trường ghi nhận tuần giảm điểm mạnh sau diễn biến bật lên từ ngưỡng hỗ trợ với động lực yếu. Thông tin căng thẳng về tình hình biển Đông cũng là yếu tố khiến nhà đầu tư bán tháo trên diện rộng trong phiên ngày 8/5. Tín hiệu tích cực là lực cầu dò đáy tăng mạnh trong hai phiên cuối tuần, khi hai chỉ số Index giảm đến ngưỡng hỗ trợ dài hạn của đường MA200. Thị trường phục hồi trở lại trong phiên cuối tuần với khối lượng khớp lệnh cao. lại trong phiên cuối tuần với khối lượng khớp lệnh cao.

Dòng tiền vẫn là yếu tố quyết định xu hướng thị trường. Trong trường hợp tích cực, thị trường chung dự báo sẽ theo xu hướng tích lũy, với sự phân hóa rõ rệt hơn của từng nhóm cổ phiếu. Trong trường hợp dòng tiền tham gia thị trường giảm trở lại, xu hướng giảm của chỉ số Index dự kiến chưa kết thúc.

Việc bắt đáy cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn không được khuyến nghị ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư trung dài hạn tiếp tục tích lũy cổ phiếu cơ bản tốt khi thị trường yếu.

Tin bài liên quan