Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ Chưa biết bao giờ vận hành lại.

Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ Chưa biết bao giờ vận hành lại.

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ 7.000 tỷ đồng chưa có tín hiệu sống dậy

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) sau gần 6 tháng dừng hoạt động vẫn chưa có tín hiệu “sống dậy”.

Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) thuộc Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) đã phải dừng sản xuất để tiêu thụ sản phẩm tồn kho và và thu hồi vốn cho sản xuất, kinh doanh từ năm 2015. Nhà máy đã lỗi hẹn đưa vào khởi động trở lại trong quý I/2016 và đến thời điểm này, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là hết quý II, cũng chưa rõ ngày khởi động lại.

Theo kế hoạch được công bố  trước đó, Nhà máy sẽ được đưa vào vận hành trở lại trong quý I/2016, nhưng đến giờ này vẫn lỗi hẹn. 

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện PVTEX cho biết, hiện đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kế hoạch khởi động lại Nhà máy trong thời gian sớm nhất.

Phó tổng giám đốc PVTEX, ông Đỗ Văn Kế, trong công văn trả lời Báo Đầu tư cũng cho biết thêm, do các phương án vận hành lại  của nhà máy vẫn đang được các cấp xem xét nên PVTEX chưa có đủ các thông tin chính xác để cung cấp cho báo chí.

Một số doanh nghiệp trong ngành dệt may cho rằng, giá thành sản xuất của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đang cao hơn giá bán ra, chưa kể giá bán ra cũng cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng chất lượng sản phẩm lại không ổn định, khiến họ không thiết tha mua hàng của PVTEX.
Nhà máy xơ sợi Đình Vũ là một trong những điển hình về đầu tư không hiệu quả. Với tổng vốn đầu tư lên tới 325 triệu USD (7.000 tỷ đồng), Nhà máy xơ sợi Đình Vũ dự định dùng nguyên liệu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để chế biến thành xơ sợi, giúp ngành dệt may trong nước tự chủ một phần nguyên liệu. Ban đầu, Dự án được góp vốn bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Tuy nhiên phần vốn góp 200 tỷ đồng của Vinatex và 1 đơn vị thành viên là Tổng công ty cổ phần Phong Phú đã nhanh chóng được các đơn vị này thoái hết và rút lui khỏi Dự án vào năm 2015.

Sau khi cơ cấu lại cổ đông chỉ còn PVN và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí tham gia góp vốn đầu tư với tỷ lệ tương ứng 75:25 tại PVTEX.

Sau gần 6 năm đầu tư, ngay từ khi chạy thử rồi vận hành thương mại vào tháng 5/2014, Nhà máy  liên tục đối mặt với việc không bán được hàng, tạm dừng sản xuất và thua lỗ nặng lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng sản phẩm làm ra chưa ổn định, giá thành cao, không cạnh tranh được với xơ sợi nhập khẩu với giá rẻ hơn trên thị trường. Thêm nữa, nhiều số liệu trong báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án hoàn toàn khác xa với thực tế, khiến hiệu quả kinh tế của dự án thấp hơn thực tế nhiều lần. Đơn cử, chi phí hóa chất, phụ liệu theo tính toán đầu tư chỉ 500.000 USD, nhưng thực tế lại cần tới 11 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu nội địa, hiện không chỉ có Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, mà còn một số doanh nghiệp khác cùng sản xuất mặt hàng này với năng lực toàn ngành khoảng 500.000 tấn/năm. Ngoài ra, lượng xơ sợi nhập khẩu mỗi năm cũng lên tới 250.000 tấn.  Với thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, nếu sản phẩm không có giá bán cạnh tranh, chất lượng tốt và các dịch vụ sau bán hàng hơn hẳn đối thủ, khả năng đứng vững sẽ không dễ.

Một số doanh nghiệp trong ngành dệt may cho rằng, giá thành sản xuất của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đang cao hơn giá bán ra, chưa kể giá bán ra cũng cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng chất lượng sản phẩm lại không ổn định, khiến họ không thiết tha mua hàng của PVTEX.

Chính Vinatex cũng cho rằng, các lô hàng của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ không ổn định, gây khó khăn cho các doanh nghiệp mua sản phẩm.

Do sản phẩm làm ra bị tồn kho đáng kể nên Nhà máy không vận hành hết công suất, nhiều lần đóng cửa để giảm thua lỗ. Thời gian dự kiến thu hồi vốn theo kế hoạch là hơn 8 năm, nay tính toán lại đã xấp xỉ 24 năm. Tuy nhiên, tương lai của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ vẫn mù mịt.

Tin bài liên quan