Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và ông Lê Quang Tiến,  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì Hội nghị

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và ông Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì Hội nghị

Đến 20/5/2020, dư nợ tại Thái Nguyên tăng 1,24% so với đầu năm

(ĐTCK) Thông tin tại Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên được tổ chức ngày 27/5/2020 cho biết, tính lũy kế từ ngày 23/01/2020 đến ngày 20/5/2020, các đơn vị trên địa bàn đã thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, tổng dư nợ được miễn giảm hơn 1.663 tỷ đồng cho 1.610 khách hàng, số lãi được miễn giảm là 1.320 triệu đồng. Tổng dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ hơn 3.323 tỷ đồng cho 494 khách hàng.

Doanh số cho vay đạt gần 35.158 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ đồng so với 4 tháng đầu năm 2019. Trong đó, doanh số cho vay mới với lãi suất ưu đãi là 11.535,5 tỷ đồng cho 4.720 khách hàng.

Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đến 20/5/2020 đạt 68.338 tỷ đồng, tăng 4,44% so với 31/12/2019. Dư nợ cho vay đạt 57.860 tỷ đồng, tăng 1,24% so với 31/12/2019. Nợ xấu là 495 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,86%/tổng dư nợ.

Tính chung giai đoạn 2015-2019, nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 19,36%/năm. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 14,51%/năm. Nợ xấu thường xuyên duy trì ở mức dưới 1%/tổng dư nợ.

Cũng tính đến 20/5, dư nợ trên địa bàn tăng 1,24% so với đầu năm, cao hơn tăng trưởng tín dụng toàn ngành (toàn ngành là 1,18%). Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đến hết tháng 4/2020 đạt 17.449 tỷ đồng, tăng 0,72% so với cuối năm 2019 và chiếm 30,16%/tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 17.191 tỷ đồng, tăng 3,67% so với cuối năm 2019 và chiếm 29,71%/tổng dư nợ.

Tại Hội nghị, các ý kiến phát biểu tham luận của các đại biểu tại Hội nghị đều đánh giá và ghi nhận với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự vào cuộc khẩn trương các Sở ngành tỉnh Thái Nguyên trong việc tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ngành ngân hàng đã và đang nỗ lực, quyết tâm triển khai các giải pháp hỗ trợ sản xuất, kinh doanh tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, từ việc đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ để ổn định vĩ mô đến giảm lãi suất cho vay khách hàng, nhất là giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, tiếp tục cung ứng đầy đủ vốn cho người dân, doanh nghiệp khôi phục, ổn định sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau dịch và tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận tín dụng. 

Đặc biệt, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên và các TCTD trên địa bàn đã khẩn trương, kịp thời chỉ đạo hệ thống TCTD trên địa bàn triển khai các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân của tỉnh. 

Đến 20/5/2020, dư nợ tại Thái Nguyên tăng 1,24% so với đầu năm ảnh 1

Toàn cảnh Hội nghị

Để các giải pháp của ngành Ngân hàng tiếp tục được triển khai kịp thời, hiệu quả hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đề nghị các đơn vị trong ngành tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ sau: 

Thứ nhất, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đầu mối báo cáo về kết quả Hội nghị, đặc biệt tổng hợp những kiến nghị của đại biểu liên quan đến cơ chế, chính sách của ngành ngân hàng để đề xuất Ban Lãnh đạo NHNN xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Thứ hai, giao NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cùng các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp nhưng không hạ chuẩn cho vay để đảm bảo an toàn hệ thống. Tổng hợp các kiến nghị vượt thẩm quyền báo cáo các đơn vị chức năng của NHNN để tham mưu xử lý.

Tin bài liên quan