Ngân hàng sẽ đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin

Ngân hàng sẽ đầu tư mạnh cho công nghệ thông tin

(ĐTCK) Bài viết này sẽ trình bày về vai trò quyết định của phần mềm lớp giữa đối với ngân hàng trong việc duy trì khả năng cạnh tranh và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ được cá nhân hóa và thân thiện với người sử dụng.

Vậy, phần mềm lớp giữa là gì? Câu trả lời đơn giản là: “Nó là phần mềm được được đặt ở giữa”. Theo đó, ta có thể hiểu là, trong hệ thống xử lý 3 lớp (3-tier implementation) thì phần mềm lớp giữa là lớp thứ 2 hay chính là lớp ở giữa – được đặt cạnh lớp “khách hàng” và lớp “dữ liệu”.

Đối với các sản phẩm tích hợp, phần mềm lớp giữa sẽ được đặt xen giữa nhiều ứng dụng, cung cấp nền tảng để các ứng dụng này có thể “giao tiếp”, làm việc với nhau. Dưới đây là tóm tắt các giai đoan phát triển của ngân hàng trong việc ứng dụng phần mềm lớp giữa:

Giai đoạn 1: Ngân hàng không ứng dụng phần mềm lớp giữa

20 năm trước đây, rất ít ngân hàng Ấn Độ biết đến khái niệm Phần mềm lớp giữa, và lại càng không biết đến việc ứng dụng nó. Phần lớp các ứng dụng lúc bấy giờ chỉ có giao diện đơn khi truy cập và đều là ứng dụng độc lập với nhau, tiêu biểu như như trong mô hình “client server”. Việc phát triển hệ điều hành Windows trên màn hình máy tính đã đem lại một bước tiến mới: đó là thay đổi từ giao diện ký tự thành giao diện đồ họa mặc dù bản chất “kho lưu trữ” (siloed nature) của các ứng dụng đó thì vẫn không thay đổi. Mọi sự tích hợp giữa các ứng dụng lúc bấy giờ đều ở chế độ hàng loạt (batch mode), cần các văn bản ghi chép việc chuyển tập tin, các tác vụ, bản thảo qua hệ thống FTP (File Transfer Protocol) hay trong các đĩa mềm!

Việc cài đặt riêng rẽ như thế đã hạn chế khả năng cung ứng các dịch vụ phức hợp của ngân hàng cho khách hàng. Một ví dụ điển hình dễ dàng nhận thấy sự khó khăn của các ngân hàng trong việc truyền tải dữ liệu khách hàng đến các ứng dụng. Quá trình này thương chậm trễ; khách hàng không thể thông quan (clearance) qua máy tính và để truy cập các dữ liệu khách hàng thì chỉ có thể dùng một số kênh giao tiếp nhất định (thay vì đa kênh như hiện nay).


Giai đoạn 2: Bắt đầu sử dụng phần mềm lớp giữa cho tích hợp điểm-điểm (point-to-point integration)

Từ giữa đến cuối thập niên 90, các ngân hàng bất đầu ứng dụng hệ thống CNTT tích hợp điểm-điểm (point-to-point integration) sử dụng các công nghệ “xếp hàng” (queuing technology) như MQ Series, Oracle Advanced Queues (AQ), v.v. Trong khi điều này đã thuyên giảm đáng kể sự chậm trẽ trong việc truyền dữ liệu tới các ứng dụng thì phần mềm lớp giữa lúc này vẫn chỉ được coi như một công nghệ dành cho hệ thống lõi (ngày nay gọi là ngân hàng lõi) và không có ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng.

Tuy nhiên, sau đó, các nhà quản trị CNTT nhanh chóng nhận ra rằng việc quản lý và duy trì các tích hợp điểm-điểm là rất khó khăn bởi lẽ, nếu có sự cố xảy ra với bất kì tích hợp nào trong hệ thống điểm-điểm thì việc đối chiếu và kiểm tra dữ liệu sẽ là một cơn ác mộng đối với họ.

Giai đoạn 3: Việc sử dụng phần mềm lớp giữa trở nên phổ biến

Ngày nay hầu hết các bộ phận phụ trách CNTT trong các ngân hàng đều sử dụng phần mềm lớp giữa. Có hai yếu tố khiến việc sử dụng phần mềm lớp giữa tại các ngân hàng trở nên phổ biến hơn, đó là:

Việc áp dụng ngân hàng tập trung (Centralised Banking) hay ngân hàng lõi (Core Banking): Để hệ thống ngân hàng lõi hoạt động hiệu quả, các dữ liệu phải được tổng hợp và lưu trữ tập trung. Điều này dẫn đến những thay đổi cơ bản trong hoạt động ngân hàng như:

Việc sử dụng ứng dụng đơn (single application) cho tất cả ngân hàng chi nhánh: Nếu như trước đây các nhân viên ngân hàng chi nhánh thường chỉ truy cập các ứng dụng riêng cho chi nhánh thì bây giờ có thể đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng lõi trung ương (centralized core banking application).

Việc cung cấp dịch vụ mới, thân thiện với khách hàng: Các ngân hàng giờ đây có thể cung cấp một loạt các dịch vụ phong phú, thân thiện với khách hàng bao gồm thanh toán theo cơ chế một cửa (single window clearance), nghiệp vụ ngân hàng chi nhánh (branch banking) hay dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking).

Nhu cầu về các ứng dụng có khả năng mở rộng: Nó giúp tăng khả năng truyền tải trên của các hạ tầng CNTT khi tất cả các ngân hàng chi nhánh và các kênh cùng lúc truy cập vào một ứng dụng. Do đó, số lượng người dùng truy cập vào ứng dụng Tài khoản Tiết kiệm (Savings Account application) đã tăng từ con số dưới 100 trong hệ thống tự động hóa của các chi nhánh (Total Branch Automation) lên đến hơn 10.000 trong hệ thống ngân hàng lõi. Trong khi kiến trúc client-server 2 lớp không thể hỗ trợ nhiều ứng dụng thì hầu hết ứng dụng ngân hàng lõi đều sở hữu cấu trúc 3 lớp (có thêm phần mềm lớp giữa) cung cấp khả năng mở rộng và tính sẵn sàng cao cần để phục vụ lượng lớn người sử dụng. Lớp business logic (tạm gọi là lớp diễn giải hoạt động kinh doanh) nằm cạnh phần mềm lớp giữa giúp các ngân hàng có thể mở rộng theo chiều dọc (thêm bộ vị xư lý trên các máy giống nhau) và chiều ngang (bổ sung thêm máy) một cách linh hoạt.

Sư ra đời của ATM/IVR/ Internet: Nền kinh tế mở cửa kéo theo áp lực tăng năng suất lao động của các ngân hàng. Với sự tự do hóa của nền kinh tế, các ngân hàng đều bị đặt dưới áp lực phải tăng hiệu suất làm việc của họ. Những giao dịch thông thường như tra số dư tài khoản, rút tiền mặt, kiểm tra sổ sách v.v. có thể được thực hiện hiệu quả và tiết kiệm hơn thông qua ATM hoặc hệ thống trả lời tự động (IVR), gọi cho tổng đài thay vì các chi nhánh. Khi số lượng các kênh truy cập vào các trình duyệt hoặc thiết bị di động tăng lên thì rõ ràng, việc chỉ ứng dụng những công nghệ tích hợp điểm-điểm là không đủ. Việc sử dụng phần mềm lớp giữa sẽ giúp bổ sung kiến trúc Information Bus để tích hợp các kênh truy cập với các ứng dụng văn phòng. Phần mềm lớp giữa ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng để cung cấp một nến tảng cho việc tích hợp đa kênh (ATM/IVR/Browser/Branch/Mobile Device) với những ứng dụng văn phòng như Ngân hàng lõi, quản lý vốn vay, quản lý tiền mặt v.v…

 

Tương lai – Sử dụng phần mềm lớp giữa để triển khai kiến trúc-hướng-dịch vụ (Service Oriented Architecture – SOA)

Vậy phần mềm sẽ làm gì với kiến trúc-hướng-dịch vụ (SOA)? Câu trả lời là: Tất cả

Phần mềm lớp giữa cung cấp công nghệ và xây dựng các block cần thiết để triển khai kiến trúc SOA. Một trong những nguyên lý cơ bản của kiến trúc SOA là sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp và yếu tố CNTT. Để có sự gắn bó này, CNTT phải cung cấp các công cụ để hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh, xác định và điều chỉnh các quy trình nghiệp vụ.

Hầu hết các nhà cung cấp phần mềm lớp giữa như IBM, Oracle và Microsoft đều đem đến các công cụ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ kinh doanh(process modeling tools) – những công cụ mà người dùng nhờ đó có thể hiểu xác định các quy trình cần thiết. Để các quy trình này chạy tốt, chúng cần tương tác với các ứng dụng back-end một cách nhanh chóng và linh hoạt.

Phần mềm lớp giữa cung cấp Enterprise Service Bus và các bộ chỉnh lưu theo tiêu chuẩn (standards based adaptors) cho các quy trình để tích hợp chúng với các ứng dụng back-end như ngân hàng lõi, quản lý nợ, quản lý tiền mặt, v.v. Phần mềm lớp giữa cũng được dùng để kiểm soát người truy cập và các ứng dụng được họ truy cập – những yêu cầu cơ bản giúp ngân hàng tuân thủ các nguyên tắc quản lý cũng như đảm bảo bảo mật dữ liệu cho khách hàng; qua đó, giảm thiểu rủi ro do gian lận.

Phần mềm lớp giữa sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngân hàng bởi lẽ, các ngân hàng đã và đang nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, cung cấp các dịch vụ phức hợp, tối tân cho khách hàng.