Ngân hàng đua mở tài khoản "0 phí"

Ngân hàng đua mở tài khoản "0 phí"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cuộc đua phí 0 đồng đang trở nên sôi động hơn với sự tham gia của nhiều ngân hàng, không chỉ cạnh tranh bằng phí mà còn cả tính tiện ích và sự tiện lợi.

Nếu 2019 chứng kiến loạt ngân hàng tăng đủ loại phí tận thu người dùng, 2020 đổi chiều và bùng nổ xu hướng miễn phí dịch vụ, thì bước sang 2021, nhiều ngân hàng đã đưa thêm "vũ khí mới" vào cuộc đua tài khoản "0 phí" đang cạnh tranh gay gắt.

Chạy đua không phí

"Phí 0 đồng" là điểm chung của khối nhà băng khi tham gia cuộc đua này. Các loại phí quen thuộc như chuyển tiền nội mạng, chuyển tiền ngoại mạng, phí mở tài khoản và phát hành thẻ ATM, phí duy trì số dư ... đang dần biến mất khỏi thị trường.

Cuộc đua miễn phí buộc ngân hàng phải hy sinh nguồn thu từ dịch vụ, trong khi vẫn phải gánh các chi phí giao dịch liên quan. Bù lại, chúng giúp ngân hàng nhanh chóng hút thêm khách hàng, tăng nguồn tiền gửi nhàn rỗi với chi phí vốn cực thấp (lãi suất không kỳ hạn tối đa chỉ 0,2% mỗi năm).

Cuối 2020, VietinBank gia nhập sân chơi với 3 gói tài khoản "Zero fee". Đến tháng 2/2021, Vietcombank bắt đầu tung 4 gói tài khoản miễn phí chuyển khoản. Các ngân hàng như TPBank, VPBank, Nam Á Bank., Bản Việt… cũng đã sớm tham gia cuộc đua 0 phí này từ đầu 2020.

Tại Ngân hàng Bản Việt, sau khi mở tài khoản từ thiết bị di dộng, khách hàng hoàn toàn không tốn bất kỳ phí nào để mở thẻ, hay chuyển tiền (cả trong lẫn ngoài hệ thống), và cả việc duy trì số dư.

Không chỉ tham gia rất sớm, miễn nhiều loại phí, Bản Việt còn liên tục cải tiến, nới lỏng điều kiện đi kèm và gia tăng ưu đãi hơn. Một số nhà băng chỉ áp phí 0 đồng trong thời gian ưu đãi phí 3-6 tháng. Trong khi đó, Bản Việt đã áp dụng cơ chế 0 phí này liên tục từ đầu 2020 đến nay.

Khi 0 phí đã trở thành "mẫu số chung", các ngân hàng tiếp tục chạy đua lợi ích cho người dùng, trong khi một số ngân hàng yêu cầu số dư bình quân tài khoản mỗi tháng thì Bản Việt "bao" hầu hết dịch vụ người dùng thường xuyên sử dụng mà không cần phải duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản của mình.

Tài khoản 0 phí của Bản Việt không chỉ nhắm đến khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, mà còn tiểu thương, hộ kinh doanh... có nhu cầu giao dịch lớn.

Do đó, cho phép chuyển tiền lên đến 1,5 tỷ đồng mỗi ngày, chuyển nhanh qua cổng thanh toán Napas 300 triệu/lần , mà không thu bất cứ đồng phí nào. Hạn mức này được cho là "phóng khoáng" hơn so với nhiều nhà băng giới hạn chuyển khoản chỉ 100-500 triệu đồng mỗi ngày.

Nâng cao tiện ích trải nghiệm

Bên cạnh cuộc đua về phí, các nhà băng cũng cạnh tranh mạnh mẽ thông qua việc tập trung vào cải thiện tài khoản thêm nhiều tính tiện lợi và bảo mật, gia tăng trải nghiệm người dùng, nâng cao tốc độ giao dịch... phù hợp với thói quen và hành vi khách hàng trong thời đại số.

Các cải tiến này dựa trên những báo cáo uy tín của bên thứ ba. Báo cáo về tài chính cá nhân do Nielsen công bố cho thấy, sau phí giao dịch, khách hàng quan tâm đến độ thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng. Google cũng chỉ rõ trong báo cáo "Việt Nam: Tìm kiếm cho ngày mai", người dùng trong nước có xu hướng chuyển từ các chi nhánh vật lý sang phương tiện trực tuyến để phục vụ nhu cầu tài chính của họ, dẫn đến lượt tải xuống các ứng dụng tài chính tăng 33% năm qua.

Ngay khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép thí điểm mở tài khoản trực tuyến thông qua việc định danh điện tử (eKYC) giữa năm 2020 và chính thức từ 3/2021, đã có rất nhiều ngân hàng triển khai tiện ích này đến với khách hàng.

Chỉ cần chụp ảnh chân dung khuôn mặt, chụp hình CCCD/CMND và thực hiện 1 vài thao tác trên ứng dụng di động là có ngay tài khoản và giao dịch được ngay lập tức.

Bản Việt thuộc nhóm ngân hàng đầu tiên triển khai eKYC từ đầu tháng 7/2020. Không chỉ sớm nhất, nhà băng còn hỗ trợ triển khai eKYC tại quầy cho khách hàng, dẫn đầu về tốc độ phục vụ chỉ trong vài phút.

Cuộc đua "0 phí và eKYC" giành thị phần, thu hút tiền gửi không kỳ hạn ngày càng cạnh tranh, giúp người dùng hưởng lợi lớn khi trải nghiệm hệ sinh thái ngân hàng số đa tiện ích, nhanh chóng và miễn phí. Tuy nhiên, chắc chắn nó cũng tạo sức ép cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng.

Tin bài liên quan