Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong bốn tháng đầu năm 2020, thanh toán qua kênh internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Riêng đợt dịch COVID -19 vừa qua, một tháng ước tính có 15 triệu người sử dụng ngân hàng điện tử với khoảng 30 triệu giao dịch thanh toán mỗi ngày.
Đóng góp một phần quan trọng vào các chỉ số này là việc tăng cường sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Khách hàng doanh nghiệp.
Theo đó, lượng khách hàng đăng ký dịch vụ Internet Banking diễn ra sôi động ở phân khúc khách hàng nhỏ và vừa, ước tính mức tăng hơn 10% mỗi tháng so với năm 2019.
Lợi ích lớn cho doanh nghiệp
Qua khảo sát một số doanh nghiệp sử ngân hàng điện tử, đa phần các ý kiến đều cho rằng, tiện ích và ưu đãi chính là những yếu tố quan trọng để lựa chọn dịch vụ của ngân hàng nào.
Chị Việt Anh – Kế toán tiền lương cho một tập đoàn tại quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, từ thời điểm sử dụng Internet Banking cho doanh nghiệp, công việc của chị “nhàn” đi trông thấy vì đã cắt giảm được nhiều bước trong quy trình cũ, từ trình ký ủy nhiệm chi, chờ duyệt tới việc đến ngân hàng và thực hiện giao dịch…
“Kỳ chuyển lương đầu tiên dùng Ngân hàng điện tử của MSB, mình thực sự cảm thấy giá trị tuyệt vời của công nghệ. Chỉ vài cú nhấp chuột rất đơn giản, mình đã chuyển thành công tới hơn 3000 nhân viên trong vài phút, rất dễ dàng. Tính đến nay, bên mình đã tiết giảm được tương đối thời gian, chi phí và nhân lực cho công việc này” – Chị Việt Anh cho biết thêm.
Cũng sử dụng Internet Banking của MSB, anh Thanh Hải – Kế toán của một công ty thương mại đánh giá: “Tôi nghĩ việc sử dụng ngân hàng điện tử là cần thiết, vì số lượng đối tác của công ty nhiều và không phải lúc nào cũng có thể “gom lại một lần” để tiện ra quầy giao dịch. Có sự hỗ trợ về công nghệ, tôi có thể chuyển tiền nhanh 24/7 tới các đơn vị khác ở bất kỳ Ngân hàng nào chỉ trong vài phút, bất kể thứ bảy hay Chủ nhật. Ngoài ra, công ty cũng có thể lấy sổ phụ ngân hàng có xác thực bằng chữ ký số chỉ trong 10 giây”.
Thực tế, việc luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp sẽ an toàn và nhanh chóng hơn rất nhiều khi doanh nghiệp có thể chuyển tiền đến một hoặc nhiều tài khoản cùng lúc cho nhiều mục đích khác nhau như thanh toán các hóa đơn điện, nước, viễn thông, tàu xe, dịch vụ cảng, thanh toán cho đối tác, hay các khoản phải trả cho ngân hàng như nợ vay…
Chủ doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng theo dõi, quản lý tài chính của doanh nghiệp mình ở bất cứ đâu hoặc trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.
Ở góc độ khác, việc đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch cũng là yếu tố then chốt để doanh nghiệp sử dụng dịch vụ.
Anh Huỳnh Sang, một CFO đánh giá cao khả năng phân quyền chuyên sâu của Internet Banking MSB. “Sử dụng Ngân hàng điện tử của MSB, tôi thấy điểm đáng chú ý là phương thức xác thực đa dạng, phân quyền tối đa 5 cấp duyệt. Điều này tạo sự an toàn và góp phần quản trị nội bộ tối ưu” - anh Sang đánh giá.
Ưu đãi vượt trội
Bên cạnh việc quản lý dễ dàng các khoản thu - chi, doanh nghiệp còn tiết kiệm được tối đa chi phí giao dịch thông qua ngân hàng điện tử. Nhiều doanh nghiệp tin rằng đây là hướng đi bắt buộc và cần thiết để tăng hiệu quả kinh tế và lợi ích lâu dài cho bản thân doanh nghiệp.
Chính vì vậy, ngày càng nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chọn cho mình giải pháp tận dụng tối đa tiện ích và ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng điện tử của các nhà băng.
Điển hình là MSB với chương trình ưu đãi siêu tài khoản Zero+. Theo đó, khi đăng ký gói tài khoản này và kích hoạt Internet Banking, doanh nghiệp được hưởng chuỗi lợi ích “4 không” hấp dẫn, bao gồm: 0 đồng phí (Miễn phí chuyển tiền trực tuyến và phí thường niên dịch vụ Ngân hàng trực tuyến năm đầu tiên);
0 giới hạn ưu đãi (Miễn phí dịch vụ, phí thanh toán lương trực tuyến, phí thanh toán theo lô trực tuyến, phí giao dịch nộp thuế điện tử và hải quan…); 0 khoảng cách (Chuyển tiền miễn phí tới tất cả các ngân hàng); 0 chờ đợi (Không cần đến quầy, không tốn thời gian, chuyển tiền nhanh 247 bất cứ khi nào kể cả thứ 7 và Chủ nhật).
Việc ưu đãi phí nói riêng và sử dụng Ngân hàng điện tử nói chung là “cứu cánh đắc lực” cho doanh nghiệp, giúp đơn vị tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động.
Nắm bắt xu hướng này, việc ứng dụng công nghệ thông tin chính là phương thức được các nhà băng chú trọng, cũng là “từ khóa” định vị ngân hàng trong lòng người dùng.