Xây dựng ICAAP để triển khai Basel II
Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Công ty TNHH Raffles Việt Nam chia sẻ, yêu cầu này không mới, bởi trước đó, ngày 17/3/2014, NHNN đã có công văn 1601/NHNN-TTGSNH yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai Basel II, bắt đầu bằng 10 ngân hàng được lựa chọn (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB).
Năm 2017, Nghị quyết số 51/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/6/2017 để thực hiện Nghị quyết 07/NQ/TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ: “Đến năm 2020, các NHTM triển khai áp dụng tỉ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực vốn Basel II, trong đó phấn đấu 12-15 ngân hàng đáp ứng đủ mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II”.
“Do vậy, NHNN phải ban hành các quy định về triển khai Basel II tại Việt Nam. Cuối năm 2016, NHNN đã ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNNquy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tương ứng với yêu cầu tại trụ cột 1 của Basel II”, ông Cường nói.
Đối với các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì Nhà nước nắm giữ ở mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Riêng với Agribank, triển khai các bước để thực hiện cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, theo ông Cường, theo Luật Các tổ chức tín dụng, không có quy định nào yêu cầu NHTM phải ban hành các quy định về quản lý rủi ro hoặc quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ (ICAAP), mà chỉ có “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và cơ chế kiểm toán nội bộ phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng”. Do vậy, NHNN đã lồng ghép các quy định về hệ thống quản lý rủi ro và ICAAP vào trong bản sửa đổi, quy định tại Thông tư 44/2011/TT-NHNN.
Theo Thông tư 13/2018, tại Chương V - Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn, bao gồm các điều sau: Điều 59 - Yêu cầu, nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn; Điều 60 - Kiểm tra sức chịu đựng về vốn; Điều 61 - Lập kế hoạch vốn; Điều 62 - Rà soát quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn; Điều 63 - Báo cáo nội bộ về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.
“Chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của NHNN trong quá trình ban hành Thông tư 13/2018. Thực tế cho thấy, tại các NHTM có vốn nhà nước hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Thông tư 41/2016 đều đang ở mức rất thấp. Nếu tính thêm các yêu cầu của Thông tư 13/2018, khả năng tuân thủ các yêu cầu của NHNN về mức độ an toàn vốn sẽ càng khó hơn”, ông Cường nhấn mạnh.
Tăng vốn theo Thông tư 13/2018: Các NHTM nhà nước "đau đầu"
Quy định mới theo Thông tư 13/2018 sẽ áp dụng với tất cả các NHTM. Tuy nhiên, khó khăn về tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) dường như tập trung chủ yếu ở khối NHTM có sở hữu hữu vốn nhà nước chi phối.
Tại Hội nghị ngành ngân hàng đầu năm 2018, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đề xuất giữ lại 50% cổ tức của Nhà nước được chia trong năm 2017 để tăng vốn bởi CAR của Vietcombank đã sát ngưỡng an toàn theo quy định.
ICAAP - quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ: Internal (nội bộ), Capital (vốn), Edequacy (an toàn), Assessment (đánh giá), Process (quy trình) - là mấu chốt của khung Basel II, đánh giá rủi ro an toàn vốn, khả năng chịu đựng sức căng về vốn (stress testing), khẩu vị rủi ro và nội dung khác.
Tương tự, do CAR đã ở cận ngưỡng tối thiểu quy định, Chủ tịch HĐQT Vietinbank Nguyễn Văn Thắng cũng kiến nghị Chính phủ cho VietinBank được giữ lại lợi nhuận, hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017 và xem xét bổ sung vốn điều lệ từ các nguồn vốn khác.
Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank nói: “Agribank hiện là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, việc tăng vốn điều lệ dựa vào ngân sách nhà nước cấp là chính. Để đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định, thực hiện thành công đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020 và gia tăng lợi ích nhà nước khi cổ phần hóa, Agribank kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm cấp bổ sung vốn điều lệ cho Agribank theo phương án đã trình NHNN”.
Liên quan đến việc tăng vốn cho các NHTM có vốn nhà nước, ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN) thừa nhận, có những khó khăn, vướng mắc cả về pháp lý và thực tiễn triển khai.
Để nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM có vốn nhà nước, theo ông Huyền Anh, vấn đề cơ bản đặt ra là phải tăng vốn cho các ngân hàng này thông qua một số hình thức như bán cổ phần cho nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) và sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn. Tuy nhiên, hiện nay, các NHTM có vốn nhà nước chưa được sử dụng lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, trong khi tăng vốn theo hình thức bán cổ phần bị hạn chế bởi quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối thiểu của Nhà nước.
“Thời hạn hiệu lực của Thông tư 13/2018 là 1/1/2019 đối với các yêu cầu về hệ thống quản lý rủi ro và 1/1/2021 đối với các yêu cầu về ICAAP. Như vậy, các NHTM sẽ gặp rất nhiều thách thức trong việc tuân thủ các yêu cầu của NHNN, bởi giá trị pháp lý của thông tư cao hơn, nên khi Thông tư 13/2018 ra đời thì công văn 1601 mặc nhiên không còn hiệu lực”, ông Lê Duy Cường nói.