Cụ thể, cơ cấu lợi nhuận không có sự thay đổi, trong đó ngành đá ước tính đóng góp 379 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 7% so với thực hiện năm 2019, ngành gỗ 192 tỷ đồng, tăng 28% và ngành ô tô 29 tỷ đồng, giảm 21%.
Dự kiến trong quý II/2020, PTB sẽ vận hành Nhà máy Thạch Anh nhân tạo và đến nửa cuối năm 2020, PTB sẽ bổ sung chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy vào kế hoạch kinh doanh chung.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, PTB đạt doanh thu gần 1.669 tỷ đồng trong quý IV/2019, tăng 7% so với cùng kỳ với biên lợi nhuận gộp đạt 22%. Mặc dù vậy, do chi phí tài chính tăng 58%, lên hơn 29 tỷ đồng, cùng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao hơn so với cùng kỳ, nên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng gần 4% lên hơn 140 tỷ đồng.
Lũy kế năm 2019, PTB đạt doanh thu 5.551 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 457 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 14% so với thực hiện năm 2018. Với kết quả này, PTB hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu và xấp xỉ kế hoạch lợi nhuận năm (458 tỷ đồng).
Tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của PTB ghi nhận 4.330 tỷ đồng, tăng hơn 27% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng gần 17% từ 2.096 tỷ đồng lên 2.447 tỷ đồng, chủ yếu là do hàng tồn kho tăng 30% từ 1.020 tỷ đồng lên 1.321 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn tăng tập trung ở tài sản cố định (Công ty mở mộng quy mô nhiều nhà máy) và chi phí trả trước dài hạn, lần lượt là 1.478 tỷ đồng, tăng 40% và 222 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với đầu kỳ.
Ngoài ra, PTB ghi nhận nợ tăng mạnh, cụ thể khoản vay và nợ thuê tài chính tăng thêm 300 tỷ đồng lên 1.431 tỷ đồng dùng để đầu tư cho các dự án lớn của Công ty như Dự án nhà máy Long Mỹ II và dự án Nhà máy Đá Thạch Anh cao cấp.
Cổ phiếu PTB phiên giao dịch hôm nay 7/2 mở cửa chớm xanh, nhưng nhanh chóng đảo chiều xuống dưới tham chiếu và kết phiên mất 1,3% xuống 67.100 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh có hơn 18.700 đơn vị.