Cụ thể, ông Phạm Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT cho biết, trong năm 2018 vừa qua, PVD đã thu về gần 50% khoản nợ xấu, giúp công ty hoàn nhập khoản tiền dự phòng là 121 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Công ty có thể sẽ phải nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng vì nếu không thu hồi thì tới cuối năm 2019, PVD sẽ phải trích lập dự phòng toàn bộ khoản nợ khó đòi 420 tỷ đồng còn lại.
Theo báo cáo tài chính 2018, tại ngày 31/12/2018, Công ty đã trích lập dự phòng với các khoản nợ phải thu khó đòi là 205,5 tỷ đồng.
Ông Dũng cho biết thêm, kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2019 có doanh thu hợp nhất đạt trên 900 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại âm 10 tỷ đồng, một phần do PVD đã phải tăng trích lập dự phòng thêm 50 tỷ đồng.
“Trong 198 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông của PVD thì không chỉ có lợi nhuận từ hoàn nhập, mà còn có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do khối lượng công việc chưa nhiều và đơn giá cũng còn thấp nên lợi nhuận chưa cao. Sang đến quý II, quý III/2019, cổ đông sẽ thấy các hoạt động rất ổn định, lợi nhuận sẽ được cải thiện”, ông Dũng cho biết.
Về kế hoạch, năm 2019, PVD đặt kế hoạch doanh thu 3.850 tỷ đồng và tiếp tục không bị lỗ trong năm 2019.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Tổng giám đốc PDV cho biết, theo tình hình hợp đồng hiện tại, dự kiến doanh thu năm của PVD sẽ trên 4.000 tỷ đồng và kỳ vọng sẽ vượt kế hoạch.
Về phương án phân phối lợi nhuận, PVD thông qua tờ trình về việc việc tiếp tục phương án chia cổ tức 2017 tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu. Dự kiến, thời gian thực hiện là quý III và IV/2019. Đồng thời, không chia cổ tức 2018.