Ảnh AFP

Ảnh AFP

Năm 2018, năm mất mát của thị trường toàn cầu

(ĐTCK) Dù hồi phục trở lại trong phiên giao dịch cuối cùng của năm, nhưng thị trường toàn cầu, từ chứng khoán, đến giá vàng, giá dầu thô đều giảm mạnh.

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018, các chỉ số chính của phố Wall đều tăng điểm sau thông tin về triển vọng tích cực trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung, nhưng thanh khoản thấp khi nhà đầu tư chủ yếu hướng đến chuẩn bị cho năm mới 2019. Dù hồi phục trở lại trong phiên cuối tháng, nhưng phố Wall không tránh khỏi tháng, quý và năm giảm mạnh.

Kết thúc phiên 31/12, chỉ số Dow Jones tăng 265,06 điểm (+1,15%), lên 23.327,46 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 21,11 điểm (+0,85%), lên 2.506,85 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 55,79 điểm (+0,85%), lên 6.635,28 điểm.

Trong tháng 12, Dow Jones giảm 8,66%, chỉ số S&P 500 giảm 9,18%, chỉ số Nasdaq giảm 9,48%. Như vậy, sau tháng hồi phục tháng 11, phố Wall đã đồng loạt quay đầu giảm mạnh trong tháng 12 dù tăng mạnh trong phiên cuối tháng. Trong quý IV, Dow Jones giảm 11,83%, chỉ số S&P 500 giảm 13,97%, chỉ số Nasdaq giảm 17,54% sau 2 quý tăng điểm liên tiếp trước đó. Trong năm 2018, Dow Jones giảm 5,63%, chỉ số S&P 500 giảm 6,24%, chỉ số Nasdaq giảm 3,88%. Trong năm 2017, Dow Jones tăng 25,08%, S&P 500 tăng 19,42% và Nasdaq tăng 28,24%.

Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng tăng mạnh trong phiên cuối cùng của năm 2018 sau thông tin tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Kết thúc phiên 31/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 5,84 điểm (-0,09%), xuống 6.728,13 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 177,45 điểm (+1,71%), lên 10.558,96 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 51,96 điểm (+1,11%), lên 4.730,69 điểm.

Trong tháng 12, FTSE 100 giảm 3,61%, tháng giảm thứ 3 liên tiếp; chỉ số DAX giảm 6,20%, tháng giảm thứ 5 liên tiếp; và chỉ số CAC40 giảm 5,46%, tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Trong quý IV, FTSE 100 giảm 10,41%, quý giảm thứ 2 liên tiếp; chỉ số DAX giảm 13,78%, quý giảm thứ 2 liên tiếp; và chỉ số CAC40 giảm 13,89%, sau khi tăng 3,19% trong quý III. Trong năm 2018, FTSE 100 giảm 12,48%, chỉ số DAX giảm 18,26% và chỉ số CAC40 giảm 10,95%. Năm trước, FTSE 100 tăng 7,63%, chỉ số DAX tăng 12,51% và chỉ số CAC40 tăng          9,26%.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chỉ có chứng khoán Hồng Kông giao dịch, còn chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc đã nghỉ Tết từ cuối tuần trước. Cũng giống chứng khoán Âu, Mỹ, chứng khoán Hồng Kông cũng tăng mạnh trong phiên cuối cùng của năm 2018 sau thông tin tích cực về đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Kết thúc phiên 31/12, chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông đóng cửa phiên 31/12 tăng 341,50 điểm (+1,34%), lên 25.845,70 điểm. Chứng khoán Nhật Bản và Trung Quốc nghỉ giao dịch ngày 31/12, còn đóng cửa phiên cuối năm 28/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 62,85 điểm (-0,31%), xuống 20.014,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,81 điểm (+0,44%), lên 2.493,90 điểm. 

Trong tháng 12, chỉ số Nikkei 225 giảm 10,45%, sau khi tăng nhẹ 1,96% tháng trước; chỉ số Hang Seng giảm 2,49%, sau khi tăng 6,11% tháng trước; trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 3,64%, tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Trong quý IV, chỉ số Nikkei 225 giảm 17,02%, sau 2 quý tăng liên tiếp; chỉ số Hang Seng giảm 6,99%, quý giảm thứ 3 liên tiếp; và chỉ số Shanghai Composite giảm 11,61%, quý giảm quý thứ 5 liên tiếp. Trong năm 2018, chỉ số Nikkei 225 giảm 12,08%, chỉ số Hang Seng giảm 13,61%, chỉ số Shanghai Composite giảm 24,61%. Trong năm 2017, chỉ số Nikkei 225 tăng 19,10%, chỉ số Hang Seng tăng 35,99%, chỉ số Shanghai Composite tăng 6,59%.

Tương tự, giá vàng cũng có phiên giao dịch cuối cùng của năm khá tích cực khi đóng cửa với mức tăng nhẹ.

Kết thúc phiên 31/12, giá vàng giao ngay tăng 1,7 USD (+0,13%), lên 1.282,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2019 tăng 1,7 USD (+0,13%), lên 1.284,7 USD/ounce.

Trong tháng 12, giá vàng giao ngay tăng 4,93%, giá vàng tương lai tăng 5,29%, tháng tăng thứ 2 liên tiếp. Trong quý IV, giá vàng giao ngay tăng 7,57%, giá vàng tương lai tăng 7,40%, lấy lại được gần hết những gì đã mất trong 2 quý trước đó. Tuy nhiên, trong năm 2018, giá vàng giao ngay vẫn giảm 1,54%, giá vàng tương lai giảm 1,88%, sau khi tăng lần lượt 13,17% và 13,68% trong năm 2018.

Giá dầu thô gần như ít biến động trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018, nhưng không tránh khỏi tháng 12 giảm mạnh, quý IV lao dốc và năm 2018 là năm đầu tiên giá dầu thô giảm giá kể từ năm 2015.

Kết thúc phiên 31/12, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,08 USD (+0,18%), lên 45,41 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,08 USD (+0,15%), lên 52,28 USD/thùng.

Trong tháng 12, giá dầu thô Mỹ giảm 11,12%, giá dầu thô Brent giảm 12,25%, tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Trong quý IV, giá dầu thô Mỹ giảm 38,01%, quý giảm thứ 2 liên tiếp, còn giá dầu thô Brent giảm 36,80% sau khi tăng nhẹ 4,13% trong quý III. Trong năm 2018, giá dầu thô Mỹ giảm 24,84%, giá dầu thô Brent giảm 21,53%, sau khi tăng lần lượt 12,47% và 18,69%. Đây là năm giảm mạnh nhất từ năm 2015.

Tin bài liên quan