Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images).

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images).

Mỹ mở điều tra rủi ro an ninh quốc gia với chủ sở ứng dụng hữu TikTok

Theo các nguồn tin của Reuters, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đã bắt đầu xem xét hợp đồng thương vụ chủ sở hữu TikTok là ByteDance mua lại Music.ly của Mỹ.

Theo Reuters, Chính phủ Mỹ đã mở một cuộc đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia đối với chủ sở hữu ứng dụng TikTok, Bắc Kinh ByteDance, trong thương vụ mua lại trị giá 1 tỷ USD ứng dụng truyền thông xã hội Musical.ly của Mỹ.

Mặc dù thương vụ trên đã được khép lại cách đây hai năm, song trong vài tuần gần đây, các nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra an ninh quốc gia nhằm vào chủ sở hữu TikTok, với lo ngại công ty Trung Quốc có thể kiểm duyệt nội dung nhạy cảm về chính trị và truy vấn vấn đề lưu trữ dữ liệu cá nhân của công ty này.

TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến trong thanh thiếu niên Mỹ giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về thương mại và chuyển giao công nghệ.

ByteDance cho biết có khoảng 60% trong tổng số 26,5 triệu người dùng TikTok hoạt động hàng tháng là từ Mỹ và nằm trong độ tuổi từ 16 đến 24.

Theo các nguồn tin của Reuters, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) - cơ quan xem xét các thỏa thuận của các bên mua nước ngoài về các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn - đã bắt đầu xem xét hợp đồng thương vụ ByteDance mua lại Music.ly.

Cũng theo các nguồn tin của Reuters, ByteDance đã xin giấy phép của CFIUS khi mua lại Music.ly, và điều này đã vi phạm các quy định bảo mật của Mỹ. Do đó, CFIUS đã mở điều tra để làm rõ hành vi của công ty Trung Quốc.

Hiện các bên liên quan chưa có bình luận nào về thông tin mà Reuters đăng tải. 

Bộ Tài chính Hoa Kỳ, chủ tịch CFIUS, cũng chưa trả lời về vụ việc.

Với hơn 110 triệu lượt tải xuống chỉ riêng ở Mỹ, TikTok được coi là một ''hiện tượng mạng xã hội'' khi cho phép người dùng tạo và chia sẻ các video ngắn với các hiệu ứng đặc biệt. Mặc dù ByteDance khẳng định dữ liệu người dùng của Mỹ được lưu trữ ngay tại nước này, nhưng các thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng ByteDance bị chi phối bởi luật pháp Trung Quốc.

Đáp lại, ByteDance cho biết Trung Quốc không có quyền tài phán đối với nội dung của ứng dụng TikTok và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chính phủ nước ngoài nào.

Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, người có sản phẩm cạnh tranh với TikTok cũng đã chỉ trích ứng dụng này vì những lo ngại về kiểm duyệt.

Tin bài liên quan