Thị trường bán lẻ Việt: “Hổ mọc thêm cánh” sau thương vụ bom tấn giữa hai tỷ phú Việt

VinCommerce và Vineco như hổ mọc thêm cánh sau cú bắt tay tỷ USD giữa hai ông "tỷ phú" Việt là Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Đăng Quang.
Sự phát triển của hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ không chỉ tác động tích cực tới sự phát triển của NCC nói riêng và thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung mà còn góp phần nâng cao tiêu chuẩn về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ không chỉ tác động tích cực tới sự phát triển của NCC nói riêng và thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung mà còn góp phần nâng cao tiêu chuẩn về sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.

Thị trường bất ổn?

Vingroup và Masan vừa đạt được thoả thuận nguyên tắc về việc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce (sở hữu hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart+) và Công ty VinEco.

Hai bên đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để tiến tới việc ký hợp đồng chính thức.

Theo đó, Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.

Thông tin gây sốt trên được nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam tung ra không lâu sau khi đánh dấu mốc 5 năm xuất hiện trên thị trường bán lẻ nội địa.

VinCommerce công bố sẽ “phủ đỏ” thị trường bằng bán lẻ đa kênh trong 5 năm tới, với các kênh trực tuyến mũi nhọn: mua sắm qua ứng dụng điện thoại, qua cổng thương mại điện tử và website VinMart.com.

Dự kiến tới 2025, hệ thống sẽ sở hữu hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart+, tiên phong phủ sóng tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Vậy nên việc đột xuất công bố hoán đổi toàn bộ cổ phần tại VinCommerce và Vineco cho Masan khiến dư luận không khỏi đặt dấu hỏi về tương lai bất ổn của chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam này. Tuy nhiên, đại diện VinCommerce khẳng định, thị trường không có gì bất ổn, kênh phân phối lớn nhất Việt Nam vẫn thuộc về người Việt.

Thậm chí, VinCommerce sẽ như hổ mọc thêm cánh khi hợp lực cùng Masan để phát triển thành một tập đoàn hàng tiêu dùng – bán lẻ tầm cỡ hơn nữa, từ đó dẫn dắt sự phát triển của ngành hàng hướng tới quy mô khu vực.

Vì sao chọn Masan?

Masan tập trung làm bán lẻ, Vingroup tập trung làm ô tô – điện thoại là chiến lược bành trướng rõ ràng của hai ông lớn này.

Giới chuyên môn cho rằng, với thương vụ hoán đổi này, Vingroup cho thấy độ chọn mặt gửi vàng của mình khi chọn  Masan làm đối tác.

Bởi trước đó, mảng bán lẻ, nông nghiệp của Vingroup được khá nhiều đối tác chiến lược ngoại muốn sở hữu. Được biết, cổ đông chiến lược của Vingroup là SK Group (Hàn Quốc - hiện đang nắm  6,15% vốn của Vingroup) cũng muốn chi khoảng 1 tỷ USD vào VinCommerce nhưng đã bị từ chối. VinCommerce vẫn quyết định bắt tay với Masan – một doanh nghiệp nội để hợp lực.

“Đây là đòn cân bằng thị trường bán lẻ trong nước trước tình trạng hàng loạt các tên tuổi bán lẻ trước đó bị tên tuổi bán lẻ ngoại thâu tóm với giá rẻ mạt”, một chuyên gia ngành bán lẻ cho hay.

Thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam từng chứng kiến cảnh tượng khi Big C về tay người Thái Lan lập tức hàng Thái Lan đẩy hàng Việt ra khỏi siêu thị, Lotte Mart thì xuất hiện nhiều hàng Hàn Quốc, trong khi đó tại TTTM Parkson chủ yếu là hàng thương hiệu Malaysia…

Đây một phần là lý do ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup đầu tư làm chuỗi bán lẻ và nông nghiệp vì muốn bảo vệ các nhà sản xuất Việt muốn bảo vệ thị trường trong nước. Vậy nên không khó hiểu khi chọn doanh nghiệp Việt lúc cần chuyển giao.   

Công ty mới sau hoán đổi sẽ sở hữu mạng lưới hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart & VinMart + tại 50 tỉnh thành với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco cùng nguồn lực và 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất tiêu dùng từ Masan.

Theo ông Trương Công Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, Vingroup đã hoàn thành sứ mệnh kiến tạo một hệ thống bán lẻ và nông nghiệp sạch hiệu quả hàng đầu Việt Nam. Masan sẽ nhận lại ngọn cờ này để tiếp tục sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng, đảm bảo sân chơi bán lẻ công bằng cho các nhà sản xuất Việt.

VinCommerce và VinEco không chỉ cộng hưởng và nâng cao giá trị cho năng lực cốt lõi mà còn giúp Masan nhanh chóng đạt được mục tiêu trở thành Tập đoàn hàng Tiêu dùng – Bán lẻ hàng đầu trong nước, vươn ra thế giới.

Sau khi tiếp quản, Masan Consumer Holding vẫn giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách đối với Nhà cung cấp. Toàn bộ khách hàng của VinCommerce cũng sẽ tiếp tục được hưởng các ưu đãi của Vingroup, đặc biệt là các chính sách đặc quyền thẻ VinID dành cho khách hàng. Các cán bộ nhân viên của VinMart, VinMart+ sẽ được tiếp tục kế thừa các quyền lợi có sẵn từ Vingroup và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ từ Masan.

Thị trường bán lẻ Việt: “Hổ mọc thêm cánh” sau thương vụ bom tấn giữa hai tỷ phú Việt ảnh 1

Trong viễn cảnh 5 năm tiếp theo của Masan với doanh thu 5 tỷ USD vào năm 2022, chi tiêu của người tiêu dùng Việt tăng gấp đôi, đạt 10,2%, và biên lợi nhuận thuần từ 12-15%

Điều này cho thấy, sau cú chuyển giao lịch sử tỷ USD này sẽ khiến thị phần của nhà phân phối Việt ngày càng áp đảo bởi vì Vingroup đã bàn giao cho một thương hiệu Việt xứng tầm và có tâm huyết muốn phát triển ngành phân phối, bán lẻ Việt Nam.

Hơn nữa, thay vì đua nhau phát triển chồng chéo và cạnh tranh xuống đáy thì việc các ông lớn ngồi với nhau để để chia lại thị trường theo hướng chuyên nnghiệp hoá là tín hiệu tích cực cho thấy tầm vóc và tư duy của các doanh nhân Việt Nam đã thay đổi. 

Hiện Masan Group là một trong những tập đoàn tư nhân đa ngành hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt, với vốn hóa đạt gần 100.000 tỷ đồng. Tập đoàn này kinh doanh các lĩnh vực thức ăn chăn nuôi (Proconco, Anco), hàng tiêu dùng (Omachi, Chinsu, Vinacafe,...), khoáng sản (mỏ núi Pháo), ngân hàng (Techcombank),...

Tin bài liên quan