PVI đang có hai cổ đông lớn nhất là HDI và PVN, với tỷ lệ sở hữu 44,37% và 35%.

PVI đang có hai cổ đông lớn nhất là HDI và PVN, với tỷ lệ sở hữu 44,37% và 35%.

Mập mờ thương vụ HDI-PVI

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra thông báo về việc vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty HDI Global SE, cổ đông lớn tại Công ty cổ phần PVI.

Ngày 20/8/2020, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có văn bản số 5106/UBCK-TT về việc vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán gửi Công ty HDI Global SE .

Tính đến cuối năm 2019, HDI Global SE là doanh nghiệp Đức (gọi tắt là HDI), cổ đông sở hữu 42,34% vốn điều lệ của PVI.

Tăng sở hữu cổ phần trái luật

Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng Việt Nam, HDI đã sử dụng phương thức mua trái phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư Đường Mặt Trời (Sunway) rồi nhận thế chấp là cổ phiếu PVI của Sunway.

Các cam kết tại hợp đồng đăng ký mua trái phiếu với Sunway thể hiện sự che giấu bản chất HDI là chủ sở hữu thực sự với cổ phiếu PVI mà Sunway đang nắm giữ, đồng thời các cam kết cũng đảm bảo rằng, giao dịch giữa HDI và Sunway không được tiết lộ cho bên thứ ba.

Ngày 7/9/2020, PVI sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22,5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.250 đồng. Thời gian thanh toán vào 18/9/2020. Với hơn 223,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, PVI sẽ chi hơn 500 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông.

Trước đó, tháng 4/2020, PVI đã chi 232 tỷ đồng để mua gần 7,6 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số hơn 11,55 triệu cổ phiếu quỹ đăng ký mua.

Cùng với việc chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức, PVI cũng chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung Thành viên Hội đồng quản trị, thời gian thực hiện trong tháng 9/2020.

Nội dung hợp đồng đăng ký mua trái phiếu thể hiện rõ số tiền thu được từ giao dịch đăng ký mua trái phiếu với mục đích duy nhất là mua cổ phần PVI.

Theo nội dung tại hợp đồng thế chấp, Sunway sẽ thế chấp cổ phiếu PVI thuộc quyền sở hữu của Sunway, quyền sở hữu và các quyền đi kèm cổ phiếu PVI và các khoản thu, quyền nhận các khoản thu từ việc chuyển giao, chuyển nhượng hoặc định đoạt khác đối với cổ phiếu PVI.

Theo hợp đồng cổ đông, Sunway không được định đoạt, không được uỷ nhiệm đối với cổ phần PVI và Sunway không có quyền của cổ đông về bỏ phiếu ý kiến tại Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông PVI mà sẽ luôn biểu quyết dựa trên chỉ thị và biểu quyết của HDI.

Về bản chất, HDI có toàn quyền quyết định, định đoạt, sử dụng, biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông PVI và hưởng cổ tức đối với cổ phần PVI mà Sunway nắm giữ.

Bên cạnh đó, theo hồ sơ phát hành trái phiếu riêng lẻ của Sunway, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ có mục đích bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và cơ cấu lại các khoản nợ của Sunway.

Sunway chỉ sử dụng tiền có được từ bán trái phiếu cho HDI vào việc mua cổ phiếu PVI theo đúng như các cam kết với HDI.

Tuy nhiên, trên thực tế, Sunway chỉ sử dụng tiền có được từ bán trái phiếu cho HDI vào việc mua cổ phiếu PVI theo đúng như các cam kết với HDI trong hợp đồng đăng ký mua trái phiếu.

Tại thời điểm HDI ký Hợp đồng đăng ký mua trái phiếu (ngày 31/08/2017) với Sunway, PVI đã thông qua Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc nới giới hạn sở hữu (room) nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100%, nhưng do vẫn còn các ngành nghề bị giới hạn nên đến năm 2019 mới hoàn tất việc nới room.

Thời điểm đó, có hai tổ chức nước ngoài sở hữu tổng cộng 47,31% vốn điều lệ PVI, bao gồm HDI chiếm 35,74% và FLL chiếm 11,58%.

Do vậy, việc HDI trực tiếp mua 12.148.000 cổ phiếu PVI (5,18%) - đây là số lượng cổ phiếu được hoán đổi theo Hợp đồng đăng ký mua trái phiếu với Sunway, HDI sẽ phải công bố thông tin về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn và việc này cũng sẽ dẫn tới HDI vi phạm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng Việt Nam.

Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng Việt Nam, HDI đã thực hiện các giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với cổ phiếu PVI để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin, vi phạm quy định tại Điều 70, Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Đồng thời, HDI vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.

Đối diện án phạt

UBCK đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với HDI. Theo quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, HDI bị phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại khoản 2, Điều 28, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP do có hành vi thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một công ty để trốn tránh nghĩa vụ công bố công tin.

HDI còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: chuyển nhượng cổ phiếu PVI trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định.

UBCK đề nghị người đại diện theo pháp luật của HDI ký, đóng dấu, điền đầy đủ thông tin tại Biên bản vi phạm hành chính và gửi Biên bản về UBCK trước ngày 31/8/2020 để thực hiện thủ tục xử phạt theo đúng quy định.

Theo quy định tại điểm a và d, khoản 1, Điều 6, Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán là 2 năm; trường hợp cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Được biết, trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính HDI, UBCK còn căn cứ vào công văn mà công ty này gửi tới theo yêu cầu trước ngày 31/8/2020.

Tính đến cuối 2019, HDI là cổ đông lớn nhất tại PVI, với tỷ lệ sở hữu 42,34%; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn thứ hai, sở hữu 35% vốn tại PVI.

Hội đồng quản trị PVI có 9 thành viên, gồm ông Jens Holger Wohlthat, đại diện HDI, giữ chức Chủ tịch; ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó tổng giám đốc PVN, giữ chức Phó chủ tịch thường trực; ông Nguyễn Anh Tuấn, ông Bùi Vạn Thuận, bà Bùi Thị Nguyệt, ông Christian Hinsch, ông Clemens Jungsthofel, ông Ulrich Heinz Wollschlager, ông Dương Thanh Francois.

Tin bài liên quan