Nội dung tường thuật
Phát biểu tại buổi tọa đàm về chủ đề “Bình thường mới - Tìm kênh đầu tư hiệu quả” do Báo Đầu tư tổ chức, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, chừng nào thế giới chưa tìm ra một loại vắc xin thực sự hữu hiệu thì chừng đó cơn bão Covid-19 vẫn sẽ tiếp tục hoành hành, tàn phá các nền kinh tế, buộc các nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân đều phải tính toán lại kế hoạch.
"Các dòng vốn đầu tư trở nên khó đoán định và sụt giảm nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới đã làm chao đảo các thị trường hàng hóa, bất động sản, tài chính, lao động,… Các cơ hội đầu tư, kinh doanh bị thu hẹp. Nhiều hoạt động đầu tư đối mặt với rủi ro thua lỗ cao hơn so với khi được tiến hành trong môi trường kinh doanh bình thường trước dịch bệnh", ông Minh nói.
Vì vậy, theo ông Minh, câu hỏi “Đầu tư vào đâu và như thế nào cho hiệu quả?” là một câu hỏi hết sức tự nhiên của bất cứ ai có nhu cầu gia tăng lợi nhuận từ đồng vốn của mình, dường như càng được quan tâm hơn bao giờ hết.
Bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch và việc các kênh đầu tư truyền thống đang thay đổi theo một cách khó dự báo hơn, dòng tiền thông minh vẫn không chịu ngủ yên và đang chực chờ tìm đến những địa chỉ hấp dẫn.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư điều hành buổi Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh |
"Liệu đó sẽ là những địa chỉ truyền thống như thị trường bất động sản, với hy vọng về một sự hồi phục mạnh mẽ trong tương lai không xa? Là thị trường chứng khoán với những doanh nghiệp đang ấp ủ những kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng khi đã thích nghi với trạng thái bình thường mới? Là ánh lấp lánh của những kim loại quý, vừa mang tính phòng thủ, vừa có cơ hội bùng nổ như nhiều dự báo đang đưa ra? Là sự an toàn, đơn giản của những cuốn sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi dù lãi suất đang được neo ở mức thấp?... Hay đó sẽ là những kênh đầu tư tư còn hết sức mới mẻ, xa lạ với nhà đầu tư Việt?", ông Minh đặt vấn đề.
Cũng theo Tổng Biên tập Báo Đầu tư, khi nào đại dịch kết thúc vẫn còn là ẩn số, song chắc chắn sự biến động của các kênh đầu tư vẫn còn tiếp diễn, và trạng thái bình thường mới sẽ tạo ra những quy luật vận động mới. Sẽ có những kênh đầu tư trở nên khó khăn và bớt thu hút sự quan tâm của công chúng đầu tư, nhưng cũng sẽ có những kênh hoặc phương thức đầu tư mới mở ra, hứa hẹn lợi suất lớn hơn trong tương lai.
"Chẳng hạn, trước đại dịch, ít ai có thể tưởng tượng sẽ xuất hiện một tầng lớp nhà đầu tư mới đông đảo đến mức có thể giúp thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam phục hồi một cách ngoạn mục. Cũng it ai ngờ khái niệm F0 lại được mở rộng sang cả lĩnh vực khởi nghiệp trong những ngành nghề kinh doanh gắn với số hóa được gọi tên như Fintech, Edutech, Proptech. Hay như sự phát triển mạnh của đồng tiền kỹ thuật số đang tạo ra khả năng trở thành phương tiên thanh toán chính thức ở một số quốc gia…", ông Minh nói.
Tuy nhiên, Tổng Biên tập báo Đầu tư cũng nhấn mạnh, giữa muôn vàn ý tưởng, phương thức đầu tư mới, sẽ có những cơ hội đầy hứa hẹn cho những ai biết kịp thời nắm bắt, nhưng cũng không thiếu những cạm bẫy, rủi ro đón đợi những nhà đầu tư thiếu thông tin.
Chia sẻ tại Toạ đàm, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, việc mở cửa lại nền kinh tế vào cuối quý II/2020 đã giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại vào quý III/2020 với sự hồi phục được ghi nhận ở cả phía cung và phía cầu. Mặc dù tốc độ tăng trưởng còn thấp nhưng đã có những dấu hiệu khả quan.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) quý III/2020 ước đạt 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển Kinh tế xã hội 2011 - 2020, nhưng vẫn cao hơn nhiều mức tăng của quý II (0,39%).
Tính chung 9 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 2,12% so với cùng kỳ năm 2019. Hầu hết các ngành tăng trưởng có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn chậm trong quý III/2020.
Ông Tú Anh cho biếy, mục tiêu giảm thất nghiệp, giữ công việc cho người lao động cũng không đạt được. Số lượng việc làm được phục hồi, nhưng chủ yếu là việc làm trong khu vực phi chính thức, trong khi việc làm khu vực chính thức mặc dù có tăng trong quý III/2020, nhưng vẫn giảm 1,75 triệu việc làm so với quý III/2019. Số người lao động mất việc chán nản không đi tìm việc làm vẫn gia tăng (lực lượng lao động giảm).
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Số lao động bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 trên các mức độ mất việc làm, nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… tính đến tháng 9 năm 2020 là 31,8 triệu người, tăng thêm khoảng 1 triệu người so với cuối tháng 6/2020 (theo điều tra của Tổng cục thống kê)…, trong đó 68,9% số lao động bị giảm thu nhập ở mức nhẹ, 40% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% phải nghỉ hoặc tạm ngừng việc.
Trong bối cảnh hiện nay, khi hầu hết các doanh nghiệp giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận và thua lỗ, các biện pháp về giảm thuế thu nhập nhìn chung không có tác dụng lớn như kỳ vọng. Cái khó khăn và cần nhất đối với doanh nghiệp lúc này là hỗ trợ vốn thực để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục, song đến nay ngoài các chính sách về thuế, phí và các biện pháp từ các tổ chức tín dụng thì Nhà nước chưa có chính sách, biện pháp hỗ trợ tài chính đủ lớn (chẳng hạn, bảo lãnh tín dụng, các chương trình tín dụng ưu đãi có mục tiêu, tăng vốn cho doanh nghiệp nhà nước...) để doanh nghiệp có được nguồn vốn cần thiết nhằm không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn này mà còn tạo thế, lực tận dụng cơ hội phát triển bứt phá cho chu kỳ kinh tế mới sau khi dịch bệnh qua đi.
Ông Tú Anh cho biết thêm, mặc dù nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, nhưng cũng bắt đầu xuất hiện các nguy cơ mới đối với nền kinh tế, đòi hỏi cơ quan điều hành phải có sự chủ động chuẩn bị để ứng phó.
Thu ngân sách nhà nước năm 2020 rất khó khăn, ước hụt lớn. Do nguồn thu giảm, buộc phải cắt giảm chi. Nguồn dễ cắt giảm nhất là quỹ điều chỉnh tiền lương và thực tế hiện nay, các kế hoạch điều chỉnh tiền lương trong khu vực công lập đã bị hoãn tới năm 2022. Điều này sẽ làm cho khoảng cách về thu nhập của khu vực công so với khu vực tư ngày càng doãng ra, dẫn đến những hệ lụy.
Ông Nguyễn Tú Anh. Ảnh: Dũng Minh. |
Ngoài ra, xu hướng cán cân vãng lai thặng dư lớn đang tạo áp lực lên giá đồng VND. Đồng VND lên giá sẽ tăng sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu và giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu và do đó làm giảm đà phục hồi của nền kinh tế.
Hiện nay, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chủ yếu tập trung cho các doanh nghiệp nhỏ và ở quy mô đại trà mà chưa có các giải pháp ứng cứu các doanh nghiệp lớn, có tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Trường hợp Vietnam Airlines (VNA) là một ví dụ cụ thể.
Bên cạnh đó, các chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không đạt mục tiêu đề ra. Sức đề kháng yếu đuối của các doanh nghiệp trước các cú sốc (như khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đại dịch covid-19) cho thấy các doanh nghiệp này đã không thực hiện được chức năng là chỗ dựa cho nền kinh tế mà ngược lại luôn là các đối tượng cần phải hỗ trợ.
Mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 là không thể đạt được khi số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 30/9/2020 chỉ mới đạt 794.858 doanh nghiệp. Kết quả này có thể nhìn thấy trước từ đầu năm 2020 ngay cả khi Covid-19 không xảy ra.
Nguyên nhân chính là do các nỗ lực đổi mới thể chế chậm được triển khai. Thêm vào đó, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm chạp cũng làm chậm quá trình lan tỏa thành lập các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV chia sẻ 6 xu hướng đầu tư - kinh doanh mới trong và sau dịch Covid-19.
Thứ nhất, xu hướng đầu tư vào những tài sản an toàn hơn: Trong thời gian gần đây, việc phát triển Vaccine Covid-19 đã đạt được những tiến bộ tích cực. Tuy nhiên, đến nay, tính khả thi, hiệu quả và khả năng sản xuất, phân phối lượng lớn Vaccine vẫn là một vấn đề nan giải.
Trong khi đó, dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại một số quốc gia, diễn biến còn phức tạp khiến chỉ số rủi ro thị trường (VIX) tại thị trường chứng khoán phái sinh Chicago (Mỹ) - chỉ số thể hiện nỗi sợ hãi và niềm tin của nhà đầu tư - đến hết ngày 4/11/2020 tăng 120% so với đầu năm và tăng 130% so với cùng kỳ năm trước.
TS. Cấn Văn Lực trình bày tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Theo đó, nhà đầu tư đã và đang thực hiện chiến lược đầu tư an toàn hơn, đa dạng hóa danh mục đầu tư. Một trong số đó là kim loại quý vàng (trong vòng một năm qua, giá vàng thế giới tăng khoảng 26%).
Những ngày gần đây, giá vàng trên thị trường quốc tế càng tăng mạnh hơn do những lo ngại bất ổn xảy ra sau cuộc bầu cử tại Mỹ. Cùng với vàng, trái phiếu Chính phủ Mỹ và đồng Yên Nhật (JPY) tiếp tục là những tài sản trú ẩn an toàn được các nhà đầu tư lựa chọn.
Theo số liệu từ Hiệp hội Vàng thế giới, tổng nhu cầu đầu tư vàng toàn cầu (vàng thỏi, tiền vàng và các quỹ hoán đổi danh mục - ETFs chuyên đầu tư vàng) trong 9 tháng đầu năm 2020 lên tới 1.630 tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2019.
Lượng vàng dự trữ của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới cũng tăng, đến hết quý II/2020 đạt khoảng 35.000 tấn, tăng 1% so với cuối năm 2019 và 2,4% so với cuối năm 2018.
Tại Việt Nam, do niềm tin vào triển vọng nền kinh tế và kết quả kiểm soát dịch Covid-19 mà giao dịch thị trường vàng trong nước không có nhiều đột biến dù giá vàng cũng tăng nhanh theo xu hướng chung của thế giới.
Đến ngày 6/11/2020, giá vàng SJC mua vào là 56,3 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 30% so với đầu năm. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn tuyên bố sẵn sàng các kịch bản ứng phó, can thiệp thị trường nếu cần thiết – dù khả năng là không cao.
Theo CEIC, dự trữ ngoại hối bằng vàng của Việt Nam đến hết tháng 6 năm 2020 là khoảng 641 triệu USD, tăng 25% so với cuối năm 2019 và 39% so với cùng kỳ năm 2019.
Thứ hai, xu hướng mua bán, sáp nhập (M&A) dự báo sẽ tăng mạnh: Dịch Covid-19 khiến nhiều công ty phá sản, phải tái cơ cấu toàn diện, hoặc chứng kiến giá cổ phiếu giảm sâu, trong khi một số công ty tích trữ tiền mặt, hoạt động vẫn tốt và sẵn sàng mua lại các công ty khác.
Một số lĩnh vực chứng kiến xu thế M&A mạnh bao gồm ngành công nghiệp ô tô, bán lẻ, lưu trú, hàng không (hàng loạt các hãng hàng không đã tuyên bố phá sản tự nguyện hoặc nộp đơn xin bảo hộ phá sản như hãng Virgin Australia ngày 21/4/2020; hãng Aeromexico - hãng hàng không lớn của Mexico ngày 30/6/2020; ngày 5/8/2020 là hãng hàng không Anh - Virgin Atlantic Airways)…
Theo Euromonitor International (tháng 9/2020), sau khi chững lại trong giai đoạn dịch Covid-19, dự báo hoạt động M&A Đông Nam Á sẽ tăng vọt vào năm tới, hơn cả Mỹ và Trung Quốc - 2 nước vốn dẫn đầu về số lượng giao dịch M&A toàn cầu (chiếm tới 38%) giai đoạn 2015 - 2019. Trong đó, các quốc gia như Ấn Độ, Philippines và Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh (khoảng 26%), nhất là trong lĩnh vực dịch vụ truyền thông, mạng lưới phân phối, bán lẻ, bất động sản…
Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng nhìn chung các giao dịch M&A đã có sự suy giảm so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19, tuy nhiên, trong dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài và kể cả trong nước vẫn rất quan tâm để tìm kiếm cơ hội.
Nhiều thương vụ tiếp tục xuất hiện, điểm hình như nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và Nhựa đồng Việt (Dovina), cuối năm 2019, KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của BIDV, VietinBank bán 50% cổ phần tại công ty cho thuê tài chính, Tập đoàn Masan mua lại Vinmart, Vinmart+ và Vineco từ Tập đoàn Vingroup, Kido Group lên kế hoạch sáp nhập các công ty thành viên cũng như kế hoạch hợp tác với Vinamilk trong mảng đồ uống, Thaco Group tái cấu trúc và đầu tư vào mảng nông nghiệp từ Hoàng Anh Gia Lai và Hùng Vương Group.
Ngoài ra, còn một số thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản nhưng chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Thứ ba, xu thế cắt giảm chi phí và nhân sự: Thống kê cho thấy nhiều công ty đã và đang thực hiện cắt giảm chi phí và nhân sự một cách quyết liệt (một phần khác là do xu thế ứng dụng thành quả CMCN 4.0).
Chỉ trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4/2020, khoảng 3 triệu người Canada đã mất việc, tuy nhiên, tình hình đã cải thiện trở lại khi 64% trong số này đã trở lại làm việc những tháng gần đây. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế dự đoán, việc khôi phục 1,1 triệu việc làm còn lại có thể sẽ là thách thức do tình hình kinh doanh còn khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tháng 5/2020 đã tăng cao lên mức kỷ lục 13,3% (cao hơn mức 9,5% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, theo CitiResearch). Đến hết tháng 10/2020, con số này đã giảm xuống song vẫn ở mức cao (khoảng 7,9%).
Xét trên toàn cầu, theo ước tính của ILO (tháng 9/2020), trung bình trong 3 quý đầu năm 2020, đã có khoảng 11,7% số giờ làm việc toàn cầu bị mất đi so với quý IV/2019, tương đương với khoảng 334 triệu việc làm toàn thời gian. Những ngành chịu tác động lớn bởi dịch Covid -19 như hàng không, bán lẻ, sản xuất công nghiệp, du lịch, nhà hàng… đã cho nhiều nhân viên nghỉ việc tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong khi đó, các công ty cung cấp hàng hóa thiết yếu, thực phẩm (như Walmart, Domino Pizza, thương mại trực tuyến…) lại đang tuyển dụng một lượng nhân sự lớn do nhu cầu (nhất là thương mại điện tử) tăng cao.
Xu thế cắt giảm nhân sự được kỳ vọng sẽ giảm dần khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, khi các nhà máy, doanh nghiệp trở lại làm việc, nhưng chắc chắn sẽ còn tiếp diễn trong năm 2020 - 2021.
Theo dự báo của ILO (tháng 9/2020), với kịch bản cơ sở, dự báo số giờ làm việc bị mất đi trên toàn cầu trong quý IV/2020 sẽ là khoảng 8,6% so với quý 4/2019, tương đương với 245 triệu việc làm toàn thời gian.
TS. Cấn Văn Lực. Ảnh Dũng Minh |
Tại Việt Nam, nhiều công ty phải đối mặt với những quyết định nhân sự khó khăn, bao gồm cả việc sa thải hoặc cắt giảm lương. Theo khảo sát của Adecco Việt Nam (tháng 8/2020), 30% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết giảm số nhân viên từ 1 - 20% và 16% số doanh nghiệp thậm chí cắt giảm 21 - 40% số nhân viên. Đáng chú ý, lĩnh vực truyền thông có 46% số doanh nghiệp cắt giảm 20% nhân viên và 38% doanh nghiệp giảm bớt 21 - 40% lượng nhân sự. Các lĩnh vực không sa thải nhân viên (hoặc sa thải rất ít) là công nghệ thông tin (55%), tài chính và bảo hiểm (54%).
Để giảm thiểu rủi ro do đại dịch, hơn 58% các công ty đã hoãn tất cả các hoạt động tuyển dụng. Các giải pháp giảm chi phí lao động khác bao gồm hoãn đợt đánh giá kết quả công việc và tăng lương (37%). Ngoài ra, các công ty cũng hủy các chương trình thực tập, giảm giờ làm, yêu cầu nghỉ không lương tạm thời, ngừng gia hạn hợp đồng.
Tính chung cả nước, tình hình lao động, việc làm đã có dấu hiệu dần phục hồi từ quý III/2020, thu nhập của người làm công hưởng lương dần cải thiện. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 9 tháng năm 2020 vẫn ở mức cao (khoảng 2,27%) cao hơn 0,11 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,7%, cao gần gần gấp đôi so với con số 1,32% cùng kỳ năm trước.
Thứ tư, xu thế kinh doanh số: Đại dịch Covid-19 đã khiến các tổ chức, doanh nghiệp nhìn nhận lại về cách thức vận hành (như họp trực tuyến, làm việc tại nhà, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến, thương mại điện tử…).
Kết quả khảo sát tháng 3 của MCkinsey (với 2.500 người Trung Quốc) cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển phương thức bán và tiếp thị sản phẩm từ trực tiếp sang thông qua mạng xã hội và thương mại điện tử.
Dịch Covid-19 chính là động lực thúc đẩy công tác chuyển đổi số vốn đã được các doanh ngiệp nhắc đến trong thời gian dài nhưng lại chưa thực sự được triển khai một cách mạnh mẽ. Quá trình này sẽ định hình và điều chỉnh toàn bộ công nghệ, cách làm việc và học tập của thế giới (làm việc tại nhà/từ xã trở nên dễ chấp nhận hơn). Những tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt, chủ động trong xu thế này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.
Tại Việt Nam, tiêu dùng, ăn uống tại nhà, sử dụng dịch vụ giao thức ăn, trở thành thói quen trong “bình thường mới”. Theo kết quả khảo sát của Nielsen (tháng 7/2020), 63% số người được hỏi cho biết sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch.
Thứ năm, xu thế thay đổi chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị: Theo khảo sát của Garter (tháng 5/2020), có tới 1/3 số doanh nghiệp đầu chuỗi đã chuyển một phần hoạt động kinh doanh ra khỏi Trung Quốc. Trong cuộc khảo sát của PwC với 578 giám đốc điều hành Mỹ (tháng 9/2020), khoảng 46% trong số này cho biết "hoàn toàn đồng ý" với việc Chính phủ Mỹ nên tăng cường sản xuất các sản phẩm thiết yếu tại Mỹ để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia.
Như vậy có thể thấy, một số doanh nghiệp đã tìm giải pháp như tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu thay thế (trong hoặc ngoài nước) dù không bù đắp được ngay và nhiều, tập trung vào thị trường nội địa cùng với việc xúc tiến thương mại điện tử. Xu thế này cũng là chất xúc tác để các công ty đa quốc gia quyết định dịch chuyển đầu tư, cơ sở sản xuất của mình từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Thực tế, theo tổ chức xúc tiến Nhật Bản - JETRO (tháng 7/2020), đã có khoảng 30 doanh nghiệp Nhật Bản công bố dự kiến rời Trung Quốc sang Đông Nam Á, 15 trong số đó sẽ sang Việt Nam.
Thứ sáu, bài học nhãn tiền từ dịch Covid-19 cho thấy, Chính phủ, doanh nghiệp và người dân ngày càng quan tâm hơn đến chăm lo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Đây là điều đáng mừng và quốc gia nào sớm coi đây là quốc sách sẽ có được sức đề kháng tốt hơn, nhiều khả năng phát triển bền vững và hài hòa hơn. Nhiều nước đã bỏ ra hàng trăm triệu USD đầu tư phát triển y tế dự phòng, nghiên cứu và sản xuất vaccine, trang thiết bị y tế cùng với các chương trình bảo vệ môi trường trung - dài hạn. Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng tăng cường hoặc chuyển hướng đầu tư vào sản xuất trang thiết bị y tế, dịch vụ y tế, chăm lo sức khỏe và dược phẩm…
Ảnh: Dũng Minh |
Tại Việt Nam, theo khảo sát định kỳ của Nielsen, sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng trong 4 quý liên tiếp (từ quý 2 năm 2019 đến quý I/3020). Sang đến quý II/2020, tiêu chí “Sự ổn định của công việc” đã vượt qua “Sức khỏe” để giành lấy vị trí này. Song, sức khỏe vẫn là một trong 2 mối quan tâm lớn nhất với tỷ lệ gần một nửa số người khảo sát (44%, dẫn đầu các nước trên thế giới). Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, do người tiêu dùng sẽ ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.
Cuối cùng, đối với riêng lĩnh vực dịch vụ tài chính, không chỉ mang lại những tác động tiêu cực như tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm, dịch Covid-19 cũng mang lại 3 điểm tích cực.
Thứ nhất, giúp đẩy nhanh hơn xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt. Theo số liệu mới nhất từ NHNN (đến tháng 7/2020 so với cùng kỳ năm 2019), số lượng và giá trị giao dịch thanh toán qua thẻ ngân hàng tăng tương ứng 29,7% và 15,8%, giá trị thanh toán qua Internet tăng 39,1%, thanh toán qua mobile banking tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị; và dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.
Thứ hai, dịch Covid-19 đã đẩy mạnh hơn xu hướng Fintech, Bigtech thâm nhập vào thị trường tài chính, tạo sức ép cạnh tranh khiến ngành ngân hàng phải đẩy nhanh tiến trình số hóa.
Thứ ba, những thay đổi cơ bản trong hành vi khách hàng dẫn tới những như nhu cầu mới về sản phẩm, dịch vụ.
“Đây là cơ hội để các tổ chức tài chính rà soát, phát triển các sản phẩm của mình để phục vụ tốt hơn và nâng cao trải nghiệm khách hàng”, ông Lực nhấn mạnh.
“Hiện tại, tôi nhìn thấy đây là cơ hội cơ hội tái cấu trúc hoạt động, danh mục đầu tư, cơ hội đột phá, cơ hội đổi mới, sáng tạo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng sau dịch bệnh và cơ hội thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số”, ông Lực nhấn mạnh thêm.
Bên cạnh đó, 3 nguyên tắc được TS. Lực gợi ý là đa dạng hóa danh mục/kênh đầu tư; không dùng đòn bẩy quá nhiều; tránh tâm lý bầy đàn. Đặc biệt, phòng ngừa rủi ro với việc tránh đầu tư đa cấp, cho vay qua apps với lãi suất khủng; cảnh giác không bị lừa với lãi suất quá hấp dẫn, tiền cho không… và nâng cao hiểu biết, kiến thức về tài chính, đầu tư…
Ông Lực khuyến nghị các kênh đầu tư cá nhân chính là gửi tiền tiết kiệm; đầu tư vàng, ngoại tệ; đầu tư chứng khoán; đầu tư bất động sản; đầu tư khởi nghiệp, góp vốn cổ phần…
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, Covid-19 ngày càng nghiêm trọng trên thế giới với số người nhiễm bệnh lên đến 50 triệu người và số người tử vong lên đến 1,3 triệu người trên thế giới. Nước Mỹ là quốc gia có số người nhiễm bệnh lớn nhất với 10,2 triệu bệnh nhân và số người chết lớn nhất với hơn 240.000 ca tử vọng.
Cùng với khủng hoảng y tế này thế giới đang chứng kiến một khủng hoảng chính trị tại Mỹ với cuộc bầu cử Tổng thống đã kết thúc với ông Joe Biden được tuyên bố giành chiến thắng. Tuy nhiên, ông Trump không công nhận kết quả này và cho là ông Biden thắng là do bầu cử gian lận.
TS. Nguyễn Trí Hiếu trình bày tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Ông Trump đã yêu cầu các luật sư của ông khởi kiện tại nhiều tòa án tiểu bang ở Hoa Kỳ, trong khi ông Biden và bà Kamala Harris, ứng cử viên Phó Tổng thống, đã tuyên bố thắng cử và kêu gọi người dân Mỹ chấm dứt chia rẽ bất đồng và tiến đến đoàn kết.
TS. Hiếu cho biết, những điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu của năm nay có gần 85.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực khách sạn nghỉ dưỡng, du lịch, giao thông vận tải, bán lẻ, hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu đã bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh đang rất cần vốn thì các ngân hàng lại rất cẩn trọng trong hoạt động cho vay, nhất là đối với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính qua hai lần dịch bệnh bùng phát trong năm nay. Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo các ngân hàng không thể cho vay dưới chuẩn.
Theo TS. Hiếu, hiện nay nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn. Các doanh nghiệp cần vốn lưu động để duy trì tính thanh khoản bao gồm khả năng tiếp tục trả lương cho người lao động, trả tiền thuê mặt bằng, thuê đất, thuê văn phòng, thanh toán cho nhà cung cấp, trả nợ cho ngân hàng, trả thuế cho Chính phủ, trả bảo hiểm xã hội và trả tất cả các chi phí thường xuyên khác.
Trong vòng 1 tháng, nếu một doanh nghiệp mất khả năng chi trả, hoạt động của họ sẽ lung lay, người lao động cũng sẽ bắt đầu đi tìm việc làm mới, đơn vị cho thuê mặt bằng cũng sẽ cảnh báo hủy hợp đồng cho thuê, nhà cung cấp cảnh báo sẽ không giao hàng, ngân hàng cảnh báo đưa vào nợ xấu và thu hồi khoản nợ, thanh lý tài sản bảo đảm.
Trong vòng 3 tháng nếu không thanh toán được những khoản đó, doanh nghiệp sẽ đi vào tình trạng mất thanh khoản. Khi đó, người lao động rời khỏi doanh nghiệp, bên cho thuê mặt bằng hủy hợp đồng thuê, nhà cung cấp sẽ ngưng ngay việc cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ, ngân hàng sử dụng các biện pháp thu hồi nợ.
Riêng đối vói các khoản vay ngân hàng, thanh toán nợ chậm từ 90 đến 180 ngày, doanh nghiệp sẽ rơi vào nợ nhóm 3, và rồi vào nhóm 4 và nhóm 5 đối diện với việc ngân hàng thu giữ tài sản bảo đảm. Sau 3 tháng nếu doanh nghiệp không còn sức chịu đựng nữa, trong vòng 3 tháng tiếp theo, họ đi đến ngưng hoạt động và phá sản.
Chính vì vậy, TS. Hiếu khuyến nghị: “Chính phủ cần đưa ra một kế hoạch chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thành lập một Tổ hợp Tín dụng (Loan Syndication). Tất cả các ngân hàng đều phải tham dự vào tổ hợp này, với tỷ lệ tham gia tương đương 3-3,5%/tổng dư nợ của mỗi ngân hàng. Mục tiêu chính của Tổ hợp không phải là lợi nhuận, mà là hổ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì tác động của đại dịch Covid-19”.
Ảnh: Dũng Minh. |
Tổng dư nợ của nền kinh tế hiện nay là 8,7 triệu tỷ đồng, nếu tham gia với tỷ lệ 3-3,5% hệ thống ngân hàng sẽ có một tổ hợp tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng, cũng tương tự gói 300.000 tỷ đồng các ngân hàng đã triển khai trước đó. Theo công thức đóng góp tối đa 3 - 3,5% trên tổng dư nợ của một ngân hàng, các ngân hàng lớn sẽ có tỷ trọng tham gia tổ hợp lớn hơn so với các ngân hàng nhỏ. Tỷ trọng tham gia sẽ được xác định khi tổ hợp được thành lập.
Ngân hàng Nhà nước làm đầu mối thiết lập tổ hợp nhưng phải có một ngân hàng thương mại đứng ra quản lý tổ hợp. Tổ hợp cũng phải có một hội đồng tín dụng duyệt xét hồ sơ vay của các doanh nghiệp. Khi hội đồng tín dụng thuận duyệt một tín dụng thì các ngân hàng sẽ cam kết giải ngân theo tỷ lệ tham gia vào tổ hợp tín dụng.
Đây sẽ là chính sách của Chính phủ và các ngân hàng nội lẫn ngoại hoạt động tại Việt Nam phải tham gia. Dùng tổ hợp này để cho vay các doanh nghiệp đang khó khăn vì dịch bệnh.
Về vấn đề tiền, TS. Hiếu cho rằng, các ngân hàng hiện nay có thanh khoản rất tốt và trong nguồn vốn huy động có nguồn huy động lõi với lãi suất rất thấp là CASA (gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn).
CASA của hệ thống ngân hàng Việt Nam chiếm khoảng 20% trên tổng vốn huy động. Ngân hàng có thể lấy nguồn đó để tham dự vào tổ hợp tín dụng, từ đó có thể cho vay ra với lãi suất rất thấp, khoảng 3 - 5%/năm.
Về cấu trúc Tổ hợp tín dụng và các khoản vay, TS. Hiếu gợi ý, Ngân hàng Nhà nước chủ trì việc xây dựng Tổ hợp tín dụng và qui định mục tiêu, quy trình của Tổ hợp và làm đầu mối tổ chức Tổ hợp. Các ngân hàng bắt buộc tham gia với tỷ lệ tham gia khoảng 3 - 3,5% tính trên dư nợ của mỗi ngân hàng hoạt động tại Việt Nam. Ngân hàng lớn sẽ có tỷ trọng tham gia Tổ hợp lớn hơn so với ngân hàng nhỏ. Tổng hạn mức cho vay của Tổ hợp: 300.000 tỷ đồng.
Về điều hành tổ hợp, các ngân hàng sẽ bầu chọn một ngân hàng quản lý (Syndication Manager). Ngân hàng quản lý sẽ xây dựng một bộ máy điều hành Tổ hợp bao gồm những ban thư ký, điều hành, thẩm định, kế toán, kiểm toán, tuân thủ, pháp lý và quản lý rủi ro. Chi phí điều hành của Tổ hợp được đài thọ từ thu nhập từ lãi của Tổ hợp.
Thời hạn cho vay là 5 năm (2 năm đầu vay tuần hoàn và 3 năm sau trả dần trên dư nợ vay vào cuối năm thứ 2). Hạn mức tin dụng được sử dụng theo phương pháp vay tuần hoàn trong 2 năm đầu và chuyển sang vay cố định và trả dần cho 3 năm sau.
Đối tượng vay là các doanh nghiệp và hộ kinh doanh toàn quốc theo những tiêu chí sẽ được qui định cụ thể theo hình thức vay tín chấp, lãi suất 3 - 5%/năm, cùng với khoản phí 1% trên tổng số tiền vay hay hạn mức vay (nếu vay tuần hoàn).
Doanh nghiệp có thể vay tối đa một số tiền không vượt quá 3 lần giá trị thực dương của vốn điều lệ hay vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hay hộ kinh doanh và tùy thuộc các điều kiện khác do Tổ hợp quy định.
Thời hạn trả nợ, theo TS. Hiếu, năm đầu ân hạn nợ gốc và chỉ trả lãi (vì tại thời điểm này dịch bệnh có lẽ vẫn tiếp tục tác động tới các doanh nghiệp ít nhất 1 năm nữa). Gốc và lãi được trả từ năm thứ 2 trở đi.
Dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Tổ hợp đưa ra những tiêu chí và quy định cụ thể rõ ràng cho những doanh nghiệp và hộ kinh doanh tham gia vay vốn từ Tổ hợp.
Công cụ bảo đảm an toàn cho ngân hàng, theo TS. Hiếu đó là bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia.
Trên phương diện quản lý rủi ro, những doanh nghiệp vay vốn từ gói này đa phần là doanh nghiệp đang yếu, nên phải có những tiêu chí định lượng và định tính để thẩm định các doanh nghiệp có nhu cầu vay. Những doanh nghiệp nào chết lâm sàng hay có vốn chủ sở hữu âm hay trong tình trạng phá sản không thể vay, vì doanh nghiệp này đã quá kiệt quệ dù có bơm bao nhiêu tiền chăng nữa cũng không thể cứu.
Ngân hàng Nhà nước phải cùng các ngân hàng xây dựng bộ tiêu chí phù hợp để thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn, giúp các doanh nghiệp còn đủ sức tồn tại, có thể phục hồi sau dịch bệnh và có thể đóng góp được cho đất nước sau dịch bệnh.
Công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro cho ngân hàng là cơ chế bảo lãnh tín dụng. Chính phủ đã có Quyết định 34/2018/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng trong đó chỉ mới đề cập đến quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Cần phải có quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia và có vốn điều lệ lớn đủ để bảo lãnh cho tất cả các ngân hàng tham gia tổ hợp tín dụng.
Nếu gói tín dụng này lên đến 300.000 tỷ đồng, thì quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia cần phải có vốn điểu lệ lên đến ít nhất 30.000 tỷ đồng, có nghĩa là tỷ lệ bảo lãnh trên vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia phải ở mức 10:1 (Theo Quyết định số 34, tổng mức bảo lãnh tín dụng của Quỹ bảo lãnh địa phương không vượt quá 3 lần vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương)
Vì rủi ro nợ xấu, chỉ với Quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia, ngân hàng mới dám cho vay. Một điều thuận lợi nữa là với hình thức một tổ hợp tín dụng, Chính phủ không phải bỏ tiền ra để trực tiếp hổ trợ các doanh nghiệp, mà là tiền của các ngân hàng cho vay ra, nhưng lại với rủi ro thấp vì có bảo lãnh tín dụng.
Một tổ hợp tín dụng cộng với một Quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia có thể là một giải pháp tài chính hữu hiệu để giải quyết bài toán vốn cho các doanh nghiệp (vốn lưu động và vốn đầu tư cho công tác chuyển đổi số), đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang và sẽ bị tác động bởi dịch bệnh khắp hoàn cầu.
"Nếu doanh nghiệp vượt qua được khó khăn sẽ mang đến sự thịnh vượng cho nền kinh tế", TS. Hiếu nói.
Bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn EY Việt Nam chia sẻ, theo nghiên cứu của Google và Temasek (Singapore), quy mô kinh tế số Việt Nam đạt 3 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 9 tỷ USD năm 2018 và dự báo sẽ đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Cũng theo một dự báo khác của Tổ chức Data 61 (Australia), GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm tới nếu như chuyển đổi số hóa thành công.
Chuyển đổi số cũng cần đi đôi với con người. Theo bà Dương, ngoài việc đầu tư vào đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho các lĩnh vực khoa học - công nghệ, Việt Nam cũng cần nâng cao nhận thức của người dân về kinh tế số, cũng như có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hay các cá nhân có thể tham gia sâu hơn vào hoạt động kinh tế số.
Nếu mạng xã hội cũng như các sàn thương mại điện tử đang là ví dụ cho sự thành công bước đầu cho việc kết nối các cá nhân, doanh nghiệp này vào hoạt động kinh tế số, việc phát triển các nền tảng kinh tế ngang hàng, kinh tế chia sẻ trong tương lai sẽ tiếp tục mang đến nhiều cơ hội hơn nữa
“Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế số bởi ít nhất thói quen đã thay đổi khi thời điểm giãn cách xã hội vào tháng 4, tôi nghĩ chúng ta ngồi đây sẽ có ít nhất 1 lần đặt mua đồ qua mạng”, bà Dương nói
Trước hết, bà Dương cho rằng, cần xác định các thành phần cơ bản của nền kinh tế số. Khu vực lõi của kinh tế số bao gồm các hoạt động về công nghệ thông tin như chế tạo phần cứng, phần mềm, dịch vụ thông tin, tư vấn công nghệ thông tin…
Bà Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn EY Việt Nam trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Khu vực mở rộng của kinh tế số bao gồm những hoạt động phổ biến và quen thuộc hơn với mỗi cá nhân chúng ta như thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, và kinh tế gắn kết lỏng. Ba dịch vụ này có tương quan mật thiết với nhau do cùng sử dụng nền tảng công nghệ để giải quyết cung - cầu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Thứ nhất, thương mại điện tử là một sàn giao dịch kết nối nhà cung cấp với người tiêu dùng, hay nói đơn giản là người mua và người bán. Sàn thương mại điện tử chính là một “chợ online” nơi mà người mua có thể tìm kiếm và cân nhắc giữa các sản phẩm được cung cấp bởi những người bán khác nhau. Đây là dịch vụ đã trở nên vô cùng phổ biến với những cái tên như Amazon, Lazada, Shopee…
Bà Dương chia sẻ thêm, kinh tế số và thương mại điện tử đang có tốc độ tăng trưởng từ 20%-30% năm trong những năm vừa qua. Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số của Bộ Công Thương, dự kiến doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử sẽ đạt 13-15 tỷ USD vào năm 2020.
Việt Nam với khoảng 64 triệu người sử dụng internet và gần 60% người dân sử dụng mạng xã hội, đang đứng trước cơ hội lớn để kết nối không chỉ các doanh nghiệp mà cả cá nhân người dân tham gia vào nỗ lực xây dựng và phát triển nền kinh tế số cũng như mạng lưới thương mại điện tử mà Chính phủ đề ra.
Thứ hai, kinh tế gắn kết lỏng là một thị trường gắn kết các nhà cung cấp dịch vụ với người tiêu dùng trên cơ sở một công việc. Khách hàng thông qua một nền tảng công nghệ dựa trên Internet để tìm kiếm nhà cung cấp hoặc chỉ định công việc; mặt khác, nhà cung cấp dịch vụ ký hợp đồng với nhân công để cung cấp dịch vụ tới khách hàng theo yêu cầu dưới một sự giám sát nhất định và hưởng thù lao theo công việc. Đặc trưng cơ bản của kinh tế gắn kết lỏng là các cam kết ngắn hạn giữa khách hàng, bên sử dụng lao động và nhân công.
Ví dụ được bà Dương cho biết dễ liên hệ nhất chính là dịch vụ vận chuyển, giao hàng như Grab, Uber, Deliverynow. Tuy nhiên, không chỉ giới hạn ở dịch vụ vận chuyển, mô hình kinh tế gắn kết lỏng còn phổ biến ở các quốc gia trên thế giới dưới hình thức giao việc tại nhà như handy.com, taskrabbit.com, Amazon Flex,v.v hay những công việc chuyên môn cao (có thể hiểu người cung cấp dịch vụ là freelancer) được tiến hành trên nền tảng tự do trực tuyến như upwork.com, oDesk.com, freelancer.com, v.v, hoặc những công việc được tiến hành trên nền tảng đám đông như crowdsource.com, clickwork.com, v.v., thậm chí là những hoạt động đào tạo và chia sẻ tri thức trên nền tảng số.
Thứ ba, kinh tế chia sẻ là mô hình sử dụng một nền tảng công nghệ thông tin để kết nối nguồn cung và nhu cầu về một tài sản nhàn rỗi nào đó trong cộng đồng. Thông qua không gian, mô hình kinh tế chia giúp cho những người có nhu cầu có thể truy cập được tới nguồn tài sản còn nhãn rỗi để các bên cộng tác tạo ra giá trị (thu nhập cho người có tài sản nhàn rỗi, và tiện ích cho người có nhu cầu được đáp ứng).
Ví dụ phổ biến nhất mà chúng ta có thể thấy là dịch vụ đại lý du lịch, cho thuê chỗ nghỉ như Airbnb, bookings.com. Ở nước ngoài, còn phổ biến dịch vụ chia sẻ phương tiện đi lại (xe ô tô) như Getaround, Zipcar, Drivenow, v.v. Cho vay ngang hàng, cũng có thể được xếp vào mô hình kinh tế chia sẻ dưới góc độ nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân này có thể được tiếp cận bởi cá nhân khác có nhu cầu về tài chính.
Thông qua không gian số, bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào mà mỗi cá nhân có khả năng cung cấp, đều có thể là nguồn tài sản của nền kinh tế số. Mỗi cá nhân có thể đầu tư tài sản của mình (có thể là tài sản vật lý, phi vật lý, hay tài sản trí tuệ) vào bất cứ khu vực, lĩnh vực nào của nền kinh tế số.
Có 3 vấn đề đối với nhà đầu tư được bà Dương chỉ rõ: thiếu thông tin; thông tin nhiễu; tâm lý đám đông.
“Thị trường số là một thị trường mở, với cơ hội mở ra một cách công bằng cho bất cứ ai tham gia thị trường. Việc nắm bắt và phát huy được các cơ hội này tùy thuộc vào khả năng nhanh nhạy, đánh giá đúng về đối tượng sử dụng dịch vụ, am hiểu về thị trường (có thể là thị trường đại chúng hay thị trường ngách), cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ được cung cấp của mỗi cá nhân đầu tư trên thị trường số.
Một số yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư tài sản cá nhân trên không gian số có thể kể đến là: chi phí cũng như nguồn thu tương ứng với tài sản, rủi ro khi cung cấp tài sản và các biện pháp phòng tránh rủi ro tương ứng, vấn đề về cạnh tranh trên thị trường số so với thị trường vật lý, quyền sở hữu trí tuệ (nếu cần thiết), vấn đề an toàn bảo mật thông tin và sự uy tín của đơn vị kết nối”, bà Dương khuyến nghị
Bà Dương nhấn mạnh: “Kinh tế số có nhiều dư địa phát triển”.
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, CTCK VPS cho biết, các Quỹ rất quan tâm đến hành xửcủa FED với các gói kích thích kinh tế hay giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian qua đã giúp TTCK khởi sắc.
Ông Khánh cho biết, giao dịch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) giảm mạnh trong tháng 9 sau khi Nghị định 81 có hiệu lực … Cụ thể, tổng lượng TPDN phát hành 9 tháng đầu năm là 282.861 tỷ đồng, +62% y/y. Doanh nghiệp bất động sản và tổ chức tín dụng vẫn là 2 nhóm phát hành trái phiếu nhiều nhất, chiếm lần lượt 36% và 28% tổng giá trị phát hành.
Kỳ hạn phát hành trái phiếu bình quân là 3,99 năm. Trong đó, kỳ hạn 3 năm được phát hành nhiều nhất, đạt hơn 19.000 tỷ đồng. Quý III nối tiếp đà tăng trưởng của quý II song tốc độ đã chậm lại: khối lượng phát hành đạt 136.000 tỷ đồng, +13% q/q.
Tính riêng trong tháng 9, tổng giá trị phát hành chỉ đạt 13.314 tỷ đồng, giảm mạnh 83% m/m, sau khi Nghị định 81 có hiệu lực ngày 1/9/2020 nhằm siết chặt hoạt động phát hành TPDN.
Đối với thị trường Trái phiếu Chính phủ (TPCP), theo ông Khánh, nguồn cung trong quý III tăng cao kỷ lục, song nhu cầu vẫn vượt trội hơn…
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, CTCK VPS trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong quý I và quý II, quý III đánh dấu quý có khối lượng gọi thầu và huy động cao nhất từtrước đến nay. Kho bạc Nhà nước (KBNN) gọi thầu 130 nghìn tỷ đồng, bằng tổng của hai quý I và quý II. Kết quả, huy động được 142/130 nghìn tỷ đồng (hoàn thành 109% kế hoạch quý). Lũy kế từđầu năm, KBNN huy động được 229/260 nghìn tỷ đồng (hoàn thành 88% kế hoạch năm).
Ông Khánh cho biết, lãi suất phát hành TPCP giảm mạnh trong tháng 7 và tháng 9, lấn át hết các phiên tăng điểm do tâm lý “chờmua” trong quý II. Đến cuối quý III, lãi suất kỳ hạn 10 năm chỉ còn 2,75%/năm - thấp hơn 23 điểm so cuối quý II và thấp hơn 73 điểm so cuối năm ngoái. Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn cao hơn 57 điểm so mức thấp kỷ lục 2,18% của thời điểm cuối quý I.
Ông Khánh dự báo, nguồn cung TPCP trong năm 2021 sẽ gia tăng nhiều hơn so với 2020.
KBNN vẫn gia tăng phát hành TPCP trong năm tới khi các khoản nợđến hạn tập trung vào 2020 – 2021 đòi hỏi sựgia tăng khối lượng phát hành để đảo nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước dựbáo sẽ vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng đến hết 6 tháng đầu năm 2021 trước khi từng bước giảm bớt nới lỏng vào nửa cuối năm 2021, do vậy, lãi suất thị trường tiền tệ sẽ vẫn ởmức thấp trước khi có thể tăng lại trong nửa cuối năm 2021. Kho bạc Nhà nước dự báo sẽ tranh thủ điều kiện thị trường thuận lợi để huy động vốn với giá rẻ.
Nhu cầu giải ngân vốn đầu tưcông có thể tiếp tục tăng mạnh ởnửa đầu năm 2021 khiến Kho bạc Nhà nước bị gia tăng áp lực phát hành. Dự kiến, lượng TPCP phát hành trong năm 2021 tối thiểu sẽ ởmức 300 nghìn tỷ đồng, cao hơn so với mức 260 nghìn tỷ đồng của 2020.
Trong tháng 9, có 1 doanh nghiệp thực hiện phát hành TPDN riêng lẻ ra thị trường quốc tế đó là Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng phát hành 75 triệu USD cho nhà đầu tư tại Mỹ. Đầu tháng 10, doanh nghiệp này tiếp tục phát hành 80 triệu USD cho nhà đầu tư tại Đài Loan (Trung Quốc).
Đối với TTCK, ông Khánh cho rằng, xu hướng đầu tư năm 2021 sẽ vào các ngành sản xuất thiết yếu và ngành hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách điều hành nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ…
Trong quý III/2020, cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều chứng kiến mức tăng ấn tượng cả về mặt điểm số đến thanh khoản. Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng 9,71%, HNX Index tăng 21,11% so với cuối quý trước.
Ảnh: Dũng Minh |
Dự báo, trong quý IV/2020, VN-Index sẽ dao động trong vùng 960 - 1.000 điểm với các ngưỡng hỗ trợmạnh là 880 và 900 điểm. Trong khi đó, HNX-Index sẽ hướng tới vùng 145 - 150 điểm với các ngưỡng hỗ trợ mạnh của chỉ số là 120 và 100 điểm.
Đề cập đến cơ hội đầu tư trong năm 2021, theo ông Khánh, vẫn là ngành sản xuất thiết yếu và ngành hưởng lợi trực tiếp từcác chính sách điều hành nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.
“Cụ thể, quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từnước ngoài, quá trình công nghiệp hóa, số hóa của nền kinh tế nội địa và quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu như: điện, nông nghiệp, vật liệu xây dựng cơbản (xi măng, thép…). Bên cạnh đó, với mục tiêu đẩy nhanh quá trình hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau dịch Covid-19, các dựán xây dựng mới và nâng cấp cơsởhạ tầng hiện tại của Việt Nam sẽ là đem đến triển vọng tăng trưởng tích cực cho nhóm doanh nghiệp xây dựng chuyên dụng, bên cạnh tác động lan tỏa tích cực đến nền kinh tế nói chung”, ông Khánh nói.
Ông Khánh tin tưởng, TTCK sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng về quy mô, vốn hóa. Các sản phẩm quyền chọn, bán khống, giao dịch trong ngày sẽ được ứng dụng phát triển mạnh. Các sản phẩm phái sinh, phái sinh trên chỉ số, phái sinh trên lãi suất được mởrộng. Ví dụ TTCK phái sinh Thái Lan ra đời 2004 với số lượng hợp đồng khoảng 340 hợp đồng/phiên, đến 2015 đã đạt 1,2 triệu hợp đồng/phiên, 2017 đạt 12 triệu hợp đồng/phiên.
"TTCK phái sinh Việt Nam hiện nay với số lượng hợp đồng khoảng 150.000 - 180.000 hợp đồng/phiên. Do đó, dư địa phát triển TTCK sẽ còn rất lớn”, ông Khánh nhấn mạnh.
Đề cập đến nền kinh tế chia sẻ - Cơ hội mới trên thị trường chứng khoán, ông Khổng Phan Đức, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ VietinBank cho biết, Sharing economy - Nền kinh tế chia sẻ là thuật ngữ xuất hiện gần đây từ khoảng đầu những năm 2000 khi nguồn lực, nhân lực và sức mua đều sụt giảm do suy thoái, trong khi đó, dân số lại tăng trưởng nhanh chóng cùng với tốc độ phát triển của internet, dẫn đến kết quả tất yếu – chia sẻ ngang hàng tài sản/nguồn lực/ sản phẩm và dịch vụ.
Ông Khổng Phan Đức trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh |
Nếu hiểu như vậy, theo ông Đức, trên thực tế, đây không phải hình thức quá mới. Bản chất nền kinh tế chia sẻ đã xuất hiện từ rất sớm và theo thời gian, theo sự phát triển của xã hội loài người và nền kinh tế, mà khái niệm này ngày càng được phát triển, bổ sung và mở rộng.
Quy mô của nền kinh tế chia sẻ hiện tại, ông Đức cho biết, chính bởi hình thái kinh tế chia sẻ rất đa dạng và chủ yếu thuộc khối kinh tế tư nhân nên rất khó ước lượng được quy mô thực tế của nền kinh tế chia sẻ. Một số thống kê cho thấy quy mô đáng ngạc nhiên của kinh tế chia sẻ như sau:
Xét theo lĩnh vực, ngành nghề, ông Đức cho biết, chỉ riêng giá trị thị trường của 2 đại diện tiêu biểu của kinh tế chia sẻ là Airbnb (31 tỷ USD) và Uber (72 tỷ USD) cộng lại tương đương nền kinh tế lớn thứ 38 trên thế giới. Dịch vụ giao thông và lưu trú vẫn là 2 lĩnh vực phổ biến và thành công nhất của kinh tế chia sẻ.
Tại New York, số lượng tài xế Uber nhiều gấp 4,5 lần số lượng tài xế taxi, khiến cho giá sở hữu một xe taxi ở New York giảm từ 1 triệu USD năm 2015 xuống dưới 200.000 USD hiện nay. Số lượng đăng cho thuê trung bình trên Airbnb là khoảng 7 triệu lượt đăng.
Ngoài 2 ngành này, việc vận dụng kinh tế chia sẻ vào hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển ở các ngành dịch vụ khác như dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chuyên gia. Ví dụ như, các website khám bệnh trực tuyến như American Well (441 triệu USD), Doctor on Demand (160 triệu USD) cho phép các bác sỹ có thể khám bệnh và kê đơn trực tuyến.
Xét theo khu vực, theo ông Đức, tại Mỹ, tổng giá trị các doanh nghiệp tham gia kinh tế chia sẻ tính đến năm 2018 đạt trên 463,9 tỷ USD, chiếm hơn 3% GDP. Tại châu Âu, nghiên cứu của Pwc cho thấy, nền kinh tế chia sẻ tại châu Âu năm 2015 đạt quỹ mô 28 tỷ Euro. Theo báo cáo năm 2016 của McKinsey, ước tính Mỹ và châu Âu có tới 162 triệu người tương ứng 30% lao động là cung ứng hàng hóa dịch vụ trên các nền tảng chia sẻ.
Tại Trung Quốc, theo báo cáo phát triển kinh tế chia sẻ năm 2016, 600 triệu người Trung Quốc tham gia vào các hoạt động liên quan tới kinh tế chia sẻ (tăng 20% theo năm), với giá trị giao dịch đạt khoảng 500 tỷ USD. Cũng trong báo cáo này, chính phủ Trung Quốc kỳ vọng kinh tế chia sẻ sẽ đóng góp 10% GDP vào năm 2020.
Tại Việt Nam, ông Đức cho biết, không có con số thống kê về quy mô kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu khảo sát của Nielsen về mức độ sẵn sàng sử dụng sản phẩm chia sẻ và sẵn sàng chia sẻ tài sản cá nhân tại Việt Nam cho thấy: Có 18% người được hỏi từ chối chia sẻ tài sản cá nhân của mình (thấp hơn 14% so với tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới). Có 76% người được hỏi sẵn sàng tận dụng các sản phẩm và dịch vụ chia sẻ (cao hơn so với con số 66% tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới).
Ông Đức cho rằng, chúng ta cần làm rõ sự khác biệt giữa kinh tế chia sẻ và kinh tế thị trường truyền thống, mà điểm chính yếu của kinh tế chia sẻ là sự thay thế quyền lực độc tôn của người chủ doanh nghiệp kinh doanh sang thành quyền lực phân bổ hài hòa giữa các nhóm vận hành nền tảng kỹ thuật số, nhóm sở hữu nguồn lực sản xuất, nhóm lao động kỹ năng, nhóm nắm giữ mạng lưới phân phối và khách hàng…trong cùng một mô hình kinh doanh.
“Giờ đây, cái ô bao trùm cho hoạt động kinh doanh giờ đây không còn là DOANH NGHIỆP, thay vào đó là NỀN TẢNG KINH DOANH. Doanh nghiệp từng được coi là phát kiến vô cùng vĩ đại trong số các phát kiến vĩ đại nhất của loài người, nhằm đưa loài người tới một xã hội có năng lực sản xuất vượt trội, sức sáng tạo, sự phân chia tài sản, giải quyết công ăn việc làm và đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của con người. Thì nay, có thể chúng ta sẽ chứng kiến sự ra đời của một khái niệm vượt trội, là một dạng siêu doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là NỀN TẢNG KINH DOANH và các doanh nghiệp và cá nhân ở các quy mô khác nhau cùng chung sức tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Đức nhấn mạnh.
Ông Đức cho biết, hãy nhìn trường hợp của nền tảng kinh doanh vận tải gọi xe công nghệ, nơi mà Uber, Grab hay các thành viên sau này đang phổ biến ở Việt Nam như GoJek, GoViet, Be, Vato, Mai linh, MyGo, FastGo tham gia.
Cái ô bao trùm lên là Nền tảng kinh doanh được thiết lập bởi 1 doanh nghiệp làm hạ tầng công nghệ, như Grab chẳng hạn, các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc cá thể có đủ kỹ năng lái xe tham gia thông qua việc trở thành Đối tác Lao động của Grab, sử dụng nguồn lực là chiếc xe của mình.
Tất nhiên, nếu là doanh nghiệp hợp tác với Grab, họ có thể đầu tư xe ô tô và thuê lao động có kỹ năng để cung cấp dịch vụ vận tải trên nền tảng của Grab đã thiết lập ra.
“Vậy là chúng ta thấy rõ hoạt động kinh doanh taxi giờ đây không được vận hành bởi 1 doanh nghiệp duy nhất, mà là một nhóm các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc hộ cá thể hợp tác với nhau. Bao trùm lên trên nhóm lợi ích này là thiết chế về Nền tảng kinh doanh được dựng ra bởi Grab và được luật pháp thừa nhận. Các doanh nghiệp, bao gồm cả Grab giờ đây trở thành các thành phần hợp tác và chia sẻ nhau các nguồn lực và năng lực tựcó của mình để hoạt động cung cấp dịch vụ được trởnên nhuần nhuyễn. Đã không còn một ai độc tôn quyền lực ra lệnh cho các nhóm quyền lực còn lại nữa”, ông Đức nhấn mạnh.
Với phân tích như trên, ông Đức đưa ra khái niệm của riêng mình: “Kinh tế chia sẻ là nền tảng kinh doanh tích hợp cho phép các nhóm người sở hữu năng lực, nguồn lực khác nhau hợp tác lại cùng nhau để vận hành hoạt động kinh doanh thay thế cho mô hình kinh doanh truyền thống nơi mà một hoặc nhiều ông chủ tập hợp lại với nhau dưới danh nghĩa Hội đồng cổ đông, lập ra các thiết chế và quyết định cách thức vận hành một hoạt động kinh doanh ra sao. Tất nhiên, phải nói tới sự ủng hộ vô cùng to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nên quá trình hợp tác đó trở nên đơn giản, nhuần nhuyễn và đầy kỷ luật”.
Theo ông Đức, nên thẳng thắn thừa nhận, trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, hình thái kinh tế chia sẻ đã hoạt động bám rễ từlâu, nhưng do chưa được thừa nhận của luật pháp nên cách thức làm đang ẩn danh dưới nhiều hình thức.
Đã đến lúc cần đưa các hoạt động kinh tế chia sẻ đang triển khai một cách đầy vất vả này ra ánh sáng, vừa giúp cho nó phát triển một cách đầy đủ, đúng mực và có kiểm soát?
Ông Đức ước mơ một ngày nào đó, tiền nhàn rỗi cuối ngày của một hộ gia đình được bấm một nút thành khoản đầu tư vào chứng chỉ quỹ với lựa chọn giải ngân cho một người cần tiền để nâng tỷ trọng đầu tư vào một cổ phiếu yêu thích của mình hay đơn giản là nộp tiền học cho môn tiếng Anh ở trung tâm anh ngữ yêu thích (Chia sẻ ngang hàng) hoặc đầu tư cho một dự án điện gió ngoài khơi đầy khả thi và được vận hành bởi một công ty có danh tiếng với toàn bộ hồ sơ triển khai dự án, vận hành công ty, báo cáo tài chính... đã được công bố đầy đủ và chuẩn mực (crownfunding) hoặc thậm chí dự án đầu tư đó là một dự án mạo hiểm được thẩm định và hỗ trợ xây dựng chiến lược sản xuất – tiêu thụ bởi một tổ chức danh tiếng nào đó. Đấy là khi tiềm lực tài chính của đất nước được vận dụng tối đa vào thúc đẩy phát triển kinh tế, thay vì nó nằm chơi nhàn rỗi ở một nơi nào đó.
Bà Thu Lê, Phó giám đốc Cao cấp Indochina Capital Corporation cho biết, kinh tế suy yếu với ảnh hưởng của Covid-19, nhưng có dấu hiệu phục hồi.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp thành thị quý II/2020 lên 4,4%, cao nhất trong vòng 10 năm; thu nhập khả dụng giảm 9 tháng đầu năm 2020 giảm 5,5% so với cùng kỳ; doanh số ngành F&B tại TP.HCM 9 tháng đầu năm 2020 giảm tới 39% so với cùng kỳ; vốn FDI đăng ký 9 tháng đầu năm 2020 giảm 18,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP 9 tháng/2020 đạt 2,12%, dù thấp nhất kể từ năm 2011, nhưng cao nhất toàn cầu; xuất khẩu 9 tháng/2020 vẫn tăng 4,2% so với cùng kỳ; 6 quốc gia mở lại đường bay quốc tế với Việt Nam.
Bà Thu Lê, Phó giám đốc Cao cấp Indochina Capital Corporation trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Bà Thu Lê đưa ra 10 điều cần lưu ý với nhà đầu tư khi có dự định đầu tư vào thị trường bất động sản trong giai đoạn 2021 - 2025.
1. Tìm hiểu về chủ đầu tư. "Khảo sát người mua căn hộ cao cấp tại Hà Nội của chúng tôi cho thấy uy tín chủ đầu tư là yếu tố quan trọng thứ 3 để đưa đến quyết định mua sắm", bà Thu Lê cho biết.
2. Vị trí.
3. Tận dụng lãi suất đang giảm: Lãi suất tín dụng ngân hàng đối với khu vực tư nhân giảm từ 32,18% năm 1993 xuống 7,94% năm 2020.
4. Đánh giá lợi nhuận cho thuê với lãi suất tiết kiệm.
5. Đừng gom trứng vào một giỏ.
6. Bất động sản phức hợp là tương lai.
7. Chọn lựa đúng thời điểm.
8. Không theo số đông.
9. Có thương hiệu tốt hơn. Theo thống kê, giá bán phòng trung bình một ngày và tỷ lệ lấp đầy tại các khách sạn có thương hiệu thường cao hơn các khách sạn không có thương hiệu từ 20 - 30%. Trung bình, 88% các dự án mới cung cấp chương trình cho thuê với lợi nhuận cam kết từ 3 - 5%.
10. Đón đầu xu hướng đầu tư, tập trung vào thị trường nội địa là chính.
Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành ASL LAW cho biết, sự phát triển của thương mại điện tử, các kênh đầu tư mới đã xuất hiện, ngày càng trở nên đa dạng hơn và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư khi các kênh đầu tư truyền thống như đầu tư chứng khoán hay đầu tư vàng đã không còn là sự lựa chọn ưu tiên của họ.
Tuy nhiên, với sự phức tạp trong việc kiểm soát trong thương mại điện tử, các kênh đầu tư mới này có thể mang lại những rủi ro tiềm tàng cao và gây hậu quả lớn cho các nhà đầu tư.
Cụ thể, ông Khương gợi ý, đối với kênh đầu tư Forex thị trường ngoại hối, thị trường phi tập trung cho việc trao đổi các loại tiền tệ trên toàn cầu. Hàng hóa của Forex chính là tiền khi mà các nhà đầu tư mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền sẽ được giao dịch theo từng cặp thông qua các nhà môi giới là Broker - sàn Forex.
Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành ASL LAW trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
Bên cạnh đó, Forex là thị trường giao dịch tiền tệ toàn cầu thông qua hệ thống Ngân hàng Trung ương của các quốc gia, vì vậy tính minh bạch là điều chắc chắn và việc thao túng thị trường Forex gần như là không thể do đây là thị trường lưu thông tiền tệ lên đến hàng tỷ USD.
Thêm đó, sự biến động và trồi sụt khó lường và dễ bị thao túng của các kênh đầu tư truyền thống như đầu tư chứng khoán và đầu tư bất động sản đã khiến những thị trường này mất đi phần nào sự hấp dẫn của nó. Từ những lý do này mà kênh đầu tư Forex đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn lớn cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông Khương cho rằng, mặc dù có nhiều ưu điểm hơn các kênh đầu tư khác, nhưng thị trường giao dịch ngoại hối Forex cũng đem lại những rủi ro lớn cho các nhà đầu tư khi có thể dẫn đến các khoản lỗ lớn hay thậm chí là “tiền mất tật mang” cho họ.
Thứ nhất, vì tỷ giá thực của các đồng tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố vĩ mô như kinh tế, dầu mỏ, chính trị…, nên việc giao dịch trên thị trường Forex đòi hỏi các nhà đầu tư có hiểu biết sâu rộng về thị trường. Khi không có hiểu biết và thông tin, các nhà đầu tư có thể phải chịu rủi ro lớn cho khoản tiền mà họ đã đầu tư.
Thứ hai, phải kể đến là rủi ro về đòn bẩy khi đòn bẩy là một hình thức đầu tư có thể giúp các nhà đầu tư kiếm được những khoản lời lớn từ những khoản đầu tư nhỏ. Cụ thể, với số vồn nhà đầu tư vào thị trường Forex thì nhà đầu tư có thể vay thêm một khoản với một tỷ lệ nhất định có thể lên tới 200 lần số tiền đầu tư. Nhưng đây lại là một con dao hai lưỡi, khi mặc dù nhà đầu tư có thể kiếm được những khoản lời lớn từviệc vay đó, nhưng họ cũng phải chịu những món lỗ ngoài tầm kiểm soát của họ.
Thứ ba, việc lựa chọn đối tác (các nhà môi giới trung gian Forex) là điều vô cùng quan trọng đồi với các nhà đầu tư và việc lựa chọn sai đem lại rất nhiều rủi ro cho họ.
Kênh đầu tư mới thứ hai, ông Khương cho rằng, có thể kể đến ở đây là thị trường tiền điện tử (hay còn gọi là “tiền ảo”). Có thể nói, tiền ảo là một trong những khái niệm nổi nhất thị trường tài chính hiện nay. Đây là một loại tiền tệ kỹ thuật số, được thiết kế với mục đích làm phương tiện trao đổi thay thế cho tiền pháp định.
Đây là cùng một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư khi đồng Bitcoin - đầu tiền điện tử đầu tiên trên thế giới – đang được đẩy giá lên kéo theo rất nhiều loại tiền điện tử khác cũng được tăng lên và năm 2019 nhiều đồng tiền ảo vẫn dẫn đầu về kênh sinh lời cho các nhà đầu tư. Điều đó cho thấy mặc dù đã có nhiều cảnh báo về những rủi ro tiềm tàng cho các nhà đâu tưnhưng nó vẫn có “ma lực” rất lớn thu hút nhà đầu tư.
Tuy nhiên, như đã nói mặc dù tiền ảo đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư, nhưng nó cũng đem lại những rủi ro vô cùng lớn.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư gọi dẫn dắt cuộc thảo luận tại Tọa đạm. Ảnh: Dũng Minh |
Thứ nhất, tiền ảo là một loại tiền điện tử, nên nhà đầu tư có thể phải chịu những rủi ro về kỹ thuật khi bất cứ khi nào tiền ảo cũng có thể bị tin tặc tấn công mà khó có thể truy tìm những tin tặc do trình độ và kỹ năng của những người này là rất tốt.
Điều này có thể dẫn đến việc sàn giao dịch có thể bị sập bất cứ lúc nào hoặc một bộ phận tiền ảo bị ăn cắp khiến cho rất nhiều nhà đầu tư mất rất nhiều tiền mà họ đã đổ vào tiền ảo.
Thứ hai, với kênh đầu tư tiền ảo là rủi ro về tính pháp lý. Loại tiền điện tử này không được phát hành bởi bất kỳ Chính phủ hay quốc gia nào, và cũng không có các tổ chức tài chính trung gian bảo lãnh. Và ở Việt Nam, tiền ảo không được công nhận là pháp luật không công nhận tiền ảo là tài sản hay phương tiện thanh toán, ngay cả Bộ Công thương không công nhận tiền ảo là hàng hóa, dịch vụ; Bộ Tư pháp không công nhận tiền ảo là loại tài sản.
Vì vậy, tiền ảo không được coi là một lại tài sản hay hàng hóa và không có tính pháp lý ở Việt Nam. Do đó, khi có xung đột hay tranh chấp xảy ra thì quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư sẽ rất khó bảo vệ.
Rủi ro thứ ba với tiền ảo là tiền ảo rác hiện đang tăng mạnh và đang hút “máu” các nhà đầu tư. Bitcoin tăng đã trở thành một cớ cho các tiền ảo rác tăng nhanh do lợi dụng sự hấp dẫn kiếm được lời nhiều từ việc đầu tiền ảo, mà các sàn tiền ảo đã kiếm được vô số tiền từ các nhà đầu từ.
Với lời mời chào hấp dẫn với lợi nhuận lớn khiến cho các nhà đầu tư đổ tiền vào các sàn tiền ảo rác để sau một khoảng thời gian “đột nhiên bị sập”, lúc đó nhà đầu tư mới biết họ bị lừa.
Ông Khương cho biết, tinh vi hơn, khi nhiều sàn giao dịch tiền ảo đã dụ các nhà đầu tư mua những tiền ảo thật rồi sau đó dùng những tiền ảo thật này để mua lại tiền ảo rác để kiểm lợi nhuận cao, để rồi các nhà đầu tư mất trắng số tiền ảo thật của họ.
Ở đây, sẽ rất khó xử phạt vì tội lừa đảo cho các ông chủ của những sàn giao dịch này, bởi nếu các nhà đầu từ góp bằng tiền thật vào sàn thì có thể xử phạt, nhưng nếu góp tiền ảo, một loại tiền như đã nói ở trên không phải là tài sản hay phương tiện thanh toán, nên sẽ không có căn cứ để xử phạt những đối tượng này.
"Điển hình, đã có rất nhiều sàn đa cấp tiền ảo biến tướng xuất hiện ở Việt Nam dùng lời mời chào hấp dẫn dụ dỗ các nhà đầu tư như Winsbank, IBG, Myaladdinz hay Cashbackfro, nhưng các cơ quan chức năng không thể vào cuộc do không có căn cứ, mà chỉ có thể ra những lời cảnh báo cho các nhà đầu tư để tránh lừa đảo. Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư có thể bị lừa không những tiền mất mà tật mang", ông Khương nhấn mạnh.
Đối với kênh đầu tư hàng hóa phái sinh, ông Khương cho rằng, đây là một kênh đầu tư mới nổi lên ở Việt Nam với đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư, đó là thị trường hàng hóa phái sinh. Giao dịch hàng hóa phái sinh là một cuộc giao dịch mua bán giữa bên mua và bên bán với số lượng hàng hóa lớn và mức giá định sẵn tại đúng thời điểm xác định trong tương lai với tài sản được đem ra giao dịch thường là hàng hóa nhưnông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng….
Ảnh: Dũng Minh. |
Có thể thấy đây cũng sẽ là một kênh đầu tư sinh lời lớn của các nhà đầu tư khi với khả năng dự đoán tốt về sự tăng giá của hàng hóa trong tương lai thì nhà đầu tư có thể kiếm được lời từ sự chệnh lệch giá giữa giá của tương lai so với giá đã thỏa thuận.
Mặc dù đây là kênh đầu tư mới, nhưng ông Khương cho biết, lại rất tiềm năng và ít rủi ro, an toàn hơn so với các kênh đầu tư như Forex hay tiền điện tử. Lý do là bởi tất cả các yếu tố về hạn sử dụng, chất lượng, giá cả và khối lượng đều được quy định cụ thể tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ không có sự thiếu minh bạch hay sự thao túng thị trường từ các bên khác.
Thêm nữa, đây là hoạt đông đầu tư đã được Bộ Công Thương cấp phép, nên các nhà đầu tư có thể dựa vào đó là những cơ sở pháp lý để bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về bản chất sản phẩm hàng hóa phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Cho nên, nó đảm bảo được tính an toàn cho thị trường này.
Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro mà các nhà đầu tư phải lưu ý.
Thứ nhất, đây cũng là kênh đầu tư cần sự hiểu biết để tiếp cận các nguồn thông tin cần thiết để dự đoán được thị trường hàng hóa. Khi không có hiểu biết và thông tin, các nhà đầu tư có thể phải chịu rủi ro lớn cho khoản tiền mà họ đã đầu tư.
Thứ hai, một điều mà các nhà đầu tư cần xem xét đó là lựa chọn sàn giao dịch uy tín cho mình. Hiện nay, cũng có một số sàn giao dịch trá hình sử dụng những lời mời chào hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Để tránh tiền mất tật mang, các nhà đầu tư nên có những tìm hiểu thật kỹ sàn giao dịch mình định thực hiện đầu tư.
“Nhìn chung, thị trường hàng hoá phái sinh là một thị trường ít rủi ro và an toàn hơn cho các nhà đầu tư khi hoạt động này có tính pháp lý và có tính minh bạch cao và đây cũng là một thì trường tiềm năng cho các nhà đầu tư”, ông Khương nhấn mạnh.
Các kênh đầu tư tiềm ẩn rủi ro pháp lý khác, theo ông Khương, đó là kinh doanh hàng hoá thương mại điện tử phi biên giới.
Kinh doanh hàng hoá thương mại điện tử phi biên giới mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi xuất khẩu hàng hoá sang một nước khác hay chính trong lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay, một số bên lợi dụng các sàn thương mại điện tử để tập trung bán hàng hoá xâm phạm sở hữu trí tuệ như sản phẩm mang nhãn hiệu, bản quyền đã được bảo hộ cho một bên khác.
“Với những hiệp định đã có hiệu lực như CPTPP và EVFTA thì thực thi về sở hữu trí tuệ sẽ được đẩy mạnh, trong đó sẽ tập trung xử lý về hình sự những hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ”, ông Khương nhấn mạnh.
Hay như chuỗi nhượng quyền thương mại. Ông Khương cho biết, hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh được tự gọi là “nhượng quyền thương mại” đang phát triển nóng. Bằng chứng của việc phát triển này chính là sự gia nhanh chóng số lượng các bên nhận nhượng quyền. Có thể kể đến các mô hình nhượng quyền liên quan đến đồ ăn uống. Quan sát có thể thấy, các thức hoạt động của các mô hình nhượng quyền này đi ngược với nguyên tắc chính của một mô hình nhượng quyền thương mại bền vững. Những nguyên tắc đảm bảo thành công lên đến 85% (Franchise.org) cho các bên nhận nhượng quyền.
“Những rủi ro ở đây có thể kể đến là mô hình kinh doanh của bên nhượng quyền còn mới, chưa được thời gian kiểm chứng về độ thành công, kinh nghiệm xử lý khủng hoảng cũng không được xây dựng, hợp đồng chứa những điều khoản lỏng loẻ, không thể được xem là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đây là những điều tiềm ẩn những tranh chấp pháp lý trong tương lai… Chính vì những lý do trên, Bên nhận nhượng quyền sẽ đối diện nhiều rủi rỏ về pháp lý trong trường hợp bên Nhượng quyền dừng hoạt động cũng như gặp sự cố trong quá trình hoạt động”, ông Khương chia sẻ.
Ông Thái Việt Dũng, Đại diện Exness chia sẻ, đại dịch Covid-19 đang biến một cuộc khủng hoảng sức khỏe thành vấn đề kinh tế toàn cầu khiến các nhà đầu tư trở nên sợ hãi. Chưa có gì chắc chắn, sau khủng hoảng, khi nào thế giới sẽ phục hồi.
Chính trong những thời điểm như vậy, vàng được chào mời như một nơi trú ẩn an toàn cho những người tìm kiếm giải pháp khác ngoài đầu tư truyền thống có nhiều biến động như chứng khoán. So với đầu tư vào chứng khoán, nơi mà ngay cả các công ty lớn có vốn hóa thị trường trên toàn thế giới cũng có thể thất bại, một khoản đầu tưvào vàng thường ít rủi ro hơn.
Ông Thái Việt Dũng, Đại diện Exness trao đổi tại Tọa đàm. Ảnh: Dũng Minh. |
“Cân nhắc quan trọng mà tôi nghĩ thường bị bỏ qua là sản xuất. Cả bản thân đại dịch và hậu quả kinh tế của nó đã gây xáo trộn rất lớn ở các nền kinh tế mới nổi khác nhau, nơi sản xuất và xuất khẩu một lượng vàng đáng kể. Nam Phi có thể là ví dụ nổi bật nhất. Trừ khi nhu cầu cao hiện tại bắt đầu giảm do giá cao, chúng ta có thể kỳ vọng sự tập trung vào vấn đề nguồn cung sẽ tăng lên trong vài tháng tới”, ông Dũng nhận định.
Trong cả năm 2020, theo ông Dũng, thị trường vàng được dự đoán sẽ biến động theo chiều đi lên, dù hiện tại giá vàng đã đạt mức cao kỷ lục kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2011. Trước triển vọng nền kinh tế trong tương lai vẫn chưa rõ ràng, thì nhu cầu với vàng và các kim loại quý khác vẫn sẽ còn tăng mạnh trong những tháng cuối năm 2020.
Theo ông Dũng, quả là thách thức chọn kênh đầu tư. Khi đề cập đến các kênh đầu tư, danh sách được liệt kê một cách truyền thống sẽ là gửi tiết kiệm, bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu, tuy nhiên, với nhà đầu tưchuyên nghiệp sẽ còn các kênh đầu tưmới như forex, tiền điện tử, hàng hóa phái sinh... Dẫu vậy, mỗi kênh đầu tư đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ông Dũng cho biết, gửi tiết kiệm ngân hàng là thị trường chuyên huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn và dài hạn, với lợi nhuận trả cho người gửi tiền là các mức lãi suất tương ứng. Đây cũng là kênh đầu tưdành cho những cá nhân không có nhiều hiểu biết về những kênh khác.
Hiện tại, tỷ suất lợi nhuận của kênh đầu tư này chỉ khoảng 6 - 8%/năm, nhưng ưu điểm là an toàn tuyệt đối. Hệ thống ngân hàng Việt Nam được bảo hộ bởi Chính phủ, nên ngay cả khi ngân hàng mà bạn gửi tiền bị phá sản hoặc gặp sự cố, người gửi tiền cũng không bao giờ bị mất tiền.
Đối với thị trường bất động sản, theo ông Dũng, được các nhà đầu tư truyền thống đánh giá cao, là nơi các cá nhân mua đi, bán lại các tài sản địa ốc với tỷ suất lợi nhuận khá tốt. Đặc biệt khi nhu cầu nhà ởtăng mạnh ởnhững thành phố lớn khiến cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, giúp nhiều nhà đầu tư“thắng” đậm khi chỉ “bỏ 1 vốn thu 4 lời”, 8 - 12%/năm là mức lợi nhuận bình quân của thị trường. Kênh đầu tư này thường sẽ dành cho những người có số vốn lớn và am hiểu sâu sắc về thị trường bất động sản để tránh rủi ro cao bởi thị trường này cũng biến động liên tục mặc dù có theo chu kỳ nhất định và dài hạn.
“Thị trường bảo hiểm, nơi tập trung mua bán các hợp đồng bảo hiểm, trong đó có các loại bảo hiểm liên kết với hoạt động đầu tư như bảo hiểm nhân thọ. Nếu người mua cho rằng, bản thân mình không có bất cứ rủi ro nào thì tỷ lệ lợi nhuận của bảo hiểm nhân thọ truyền thống sẽ thấp hơn tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận của bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư sẽ thấp hơn việc đầu tư trực tiếp vào chứng chỉ quỹ đầu tư. Nhưng nếu rủi ro xảy ra thì người mua hoặc gia đình của họ sẽ nhận được một khoản tiền lớn hơn rất nhiều so với số tiền họ đã đóng vào”, ông Dũng nói.
Còn TTCK, ông Dũng cho rằng, là nơi các cổ phiếu được các công ty đại chúng niêm yết và giao dịch trên thị trường. Những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán được đánh giá là những doanh nghiệp đã sàng lọc, có hiệu quả kinh doanh tốt nên mức tăng trưởng sẽ cao hơn sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư vào kênh này đòi hỏi một sựtính toán kỹ lưỡng, chi tiết và có chủ đích chứ không phải là những hành động bồng bột, mang cảm tính cá nhân.
Ông Dũng cho biết, đối với các kênh đầu tư mới, đầu tiên phải kể đến đó là thị trường ngoại hối - Forex một thị trường phi tập trung cho việc trao đổi các loại tiền tệ trên toàn cầu. Hàng hóa của Forex chính là tiền khi mà các nhà đầu tư mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Đó chính là việc các nhà đầu tư phải dự đoán được xu hướng tăng hoặc giảm để tiền hành thực hiện mua bán một cặp tiền tệ và kiếm được lợi nhuận.
Ảnh: Dũng Minh |
Ông Dũng đề cập chi tiết hơn đến thị trường CFD trực tuyến. Đây là thị trường trực tuyến mang đến cho các nhà đầu tư tham vọng cơ hội giao dịch nhiều công cụ từ các thị trường tài chính lớn nhất thế giới, trên một nền tảng kỹ thuật số mà không cần thực sự sở hữu các tài sản đó hay phải đầu tư một số tiền lớn mới có cơ hội kiếm được lợi nhuận.
Các lợi ích khi giao dịch CFD, theo ông Dũng đó là tiếp cận nhiều loại sản phẩm giao dịch tài chính; giảm đáng kể chi phí giao dịch và vốn khởi điểm; có thể tăng tối đa sức mua bằng đòn bẩy; mua và bán trực tuyến tức thời và nhận về lợi nhuận ngay lập tức; khớp lệnh dễ dàng và cơhội bảo toàn rủi ro; giá cả CFD phản ánh chính xác giá cả trên thị trường thực tế.
Thị trường ngoại hối phi tập trung qua CFDs được ông Dũng diễn giải cụ thể: mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm; dự đoán được xu hướng tăng hoặc giảm để tiền hành thực hiện mua bán một cặp tiền tệ; giao dịch thông qua một nhà môi giới là Broker; thu về lợi nhuận cao so với số vốn bỏ ra, cần nắm rõ kiến thức về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.
“Cẩn trọng trong việc lựa chọn các sàn giao dịch ngoại hối tin tưởng: có giấy phép được cấp bởi các cơ quan tài chính có thẩm quyền (FCA, FSA), được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, nền tảng công nghệ tiên tiến. Tránh các chương trình khuyến mãi, bao lời”, ông Dũng khuyến nghị
Ông Dũng cho biết, kênh đầu tư mới thứ hai có thể kể đến ở đây là thị trường tiền điện tử (hay còn gọi là “tiền ảo”) ra đời lâu trên thế giới nhưng mới chỉ phổ biến ở Việt Nam thời gian gần đây.
Có thể nói, tiền ảo là một trong những khái niệm nổi bật của thị trường tài chính hiện nay. Khác với tiền mặt hiện tại, tiền điện tử không phải do chính phủ phát hành, là một loại tiền tệ kỹ thuật số, được tạo ra bởi các hoạt động của máy tính dựa trên công nghệ blockchain với mục đích làm phương tiện trao đổi thay thế cho tiền pháp định.
“Mức độ bảo mật cực cao và khả năng sáng tạo vô cùng của công nghệ blockchain. Có thể giao dịch qua phương thức CFDs, không cần mua và sởhữu để có thể đầu tưsinh lợi nhuận”, ông Dũng nói, “Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn đồng điện tửđể đầu tư: Bitcoin, Ripple, Litecoin và Ethereum".