Tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km, được đưa vào khai thác từ tháng 2/2015, hiện đã có dấu hiệu mãn tải.

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km, được đưa vào khai thác từ tháng 2/2015, hiện đã có dấu hiệu mãn tải.

Lên phương án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 8 – 10 làn xe sẽ được hoàn thành trước cuối tháng 12/2020.

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp nghe báo cáo đề xuất phương án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây vừa được tổ chức.

Trước mắt, để nghiên cứu giảm ùn tắc giao thông trên tuyến và xác định quy hoạch đất dành cho tuyến cao tốc nêu trên, Bộ trưởng Bộ GTVT giao Tổng công ty Cửu Long tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trình Bộ GTVT trong đầu quý 4 năm 2020 làm cơ sở xem xét, đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong đó giai đoạn 2021-2030, nghiên cứu quy mô đầu tư từ 8 đến 10 làn xe đoạn từ nút giao An Phú đến Long Thành, riêng đoạn từ Long Thành - Dầu Giây giữ nguyên quy mô 4 làn xe; đồng thời, trong nghiên cứu phải làm rõ quy mô và trách nhiệm đầu tư đối với các nút giao: An Phú, đường Vành đai 2, đường Vành đai 3, Quốc lộ 51.

Về giải pháp căn cơ, lâu dài, Bộ trưởng Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì phối hợp với địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu phương án tiếp tục đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trong đó lưu ý phương án đầu tư đường trên cao (trong trường hợp không cho phép mở rộng quỹ đất) đoạn từ Tp.HCM đi Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đối với đường sắt nhẹ qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì tham mưu chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của UBND Tp.HCM và tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, làm rõ sự cần thiết hình thành tuyến đường sắt này trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch. Đồng thời, nghiên cứu phương án quy hoạch bến xe trung chuyển khu vực Cảng hàng không quốc tế Long Thành để đảm bảo kết nối giao thông hiệu quả, tránh tình trạng ùn tắc sau này.

Trước đó, Tổng công ty Cửu Long đã trình Bộ GTVT phương án đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Theo đó, đơn vị đề xuất mở rộng đoạn cao tốc từ Km0 thuộc địa phận phường An Phú, quận 2 , Tp.HCM tới Km24+558 thuộc thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai từ quy mô đường 4 làn xe hiện hữu lên 8 làn xe, bề rộng nền đường từ 36 m đến 42 m. Tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 9.853 tỷ đồng, trong đó chi phí GPMB khoảng 900 tỷ đồng, chi phí xây dựng 7.005 tỷ đồng.. được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước. Sau khi hoàn thành, Dự án có thể tiến hành nhượng quyền thu phí để hoàn vốn đầu tư.

Tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km, được đưa vào khai thác từ tháng 2/2015, hiện đã có dấu hiệu mãn tải. Nguy cơ ùn tắc giao thông trên tuyến đường này sẽ còn trầm trọng hơn sau khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đưa vào khai thác vào năm 2025.

Tin bài liên quan