Lạnh lùng, bình tĩnh rắn hổ mang chống đỡ cực "dẻo" trước đợt tấn công dồn dập đến từ chim đại bàng

Lạnh lùng, bình tĩnh rắn hổ mang chống đỡ cực "dẻo" trước đợt tấn công dồn dập đến từ chim đại bàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Không phải tự nhiên rắn hổ mang được mệnh danh là Vua của các loài rắn, ngoài việc sở hữu một trong những nọc độc nhất thế giới, điểm mạnh của rắn hổ còn nằm ở sức mạnh, độ bình tĩnh đến đáng ngạc nhiên của nó.

Được chị Catherine van Eyk quay tại khu vực H7, gần Santara trong Khu bảo tồn tự nhiên Kruger, Nam Phi, đoạn video dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ được bản lĩnh của rắn hổ mang khi phải đối mặt với kẻ thù nguy hiểm nhất.

Đối thủ của rắn hổ mang lần này là đại bàng ăn rắn nâu (Circaetus cinereus), một loài chim săn mồi to lớn và đúng với cái tên của mình, sở trường của nó là đi săn bắt các loài rắn.

Do có cơ thể to lớn và mạnh mẽ hơn các loài đại bàng bắt rắn khác nên đại bàng ăn rắn nâu thể săn bắt được những loài trăn, rắn có kích thước lớn bất kể có độc hay không bởi kỹ năng điêu luyện của mình.

Một con đại bàng ăn rắn nâu khi trưởng thành sẽ có chiều dài cơ thể từ 66 - 78 cm, trọng lượng trung bình giao động từ 1,5 - 2,5 kg. Sải cánh trung bình dài từ 160 - 185 cm, một số có thể đạt chiều dài lên đến tận 200 cm.

Clip nguồn LatestSighting.

Quay trở lại đoạn phim, sau khi phát hiện được vị trí con rắn hổ, con đại bàng nhanh chóng bay đến tiếp cận con mồi với hy vọng sẽ kiếm được bữa ăn đủ chất.

Con chim cực kỳ tập trung đi những bước chậm rãi, thăm dò con rắn. Nhưng trái với dáng vẻ thông thường sợ hãi của con mồi khi đối diện kẻ đi săn, con rắn hổ giữ một thái độ cực điềm đạm, bình tĩnh thủ thế, sẵn sàng ứng chiến.

Đến lúc này, con đại bàng đã hết kiên nhẫn và bắt đầu tấn công con mồi. Nó dùng móng vuốt cào vào thân con rắn rồi dùng mỏ với ý định kéo đuôi con rắn bay lên trời. Nhưng có vẻ sự xuất hiện của ngưởi quay camera đã khiến con đại bàng bị mất tập trung, những đòn tấn công của nó thiếu đi tính chuẩn xác và dứt khoát, không đủ để hạ gục con mồi.

Trận đấu căng thẳng với liên tiếp những màn ăn miếng trả miếng đến từ hai bên.

Trận đấu căng thẳng với liên tiếp những màn ăn miếng trả miếng đến từ hai bên.

Nhiều tình huống phản đòn của rắn hổ mang còn khiến con chim khốn đốn hơn. Mặc dù là loài chuyên đi săn bắt rắn, tuy nhiên đại bàng săn rắn nâu lại không có cơ thể miễn nhiễm với chất độc của rắn. Nếu bị rắn hổ mang cắn trúng, với lượng độc tố tác dụng lên hệ thần kinh mà rắn có thể tiết ra trong một lần cắn lên đến hai phần mười là đủ để giết chết 20 người, hoặc thậm chí là một con voi, chắn chắn con đại bàng mới là kẻ phải bỏ mạng ở lại.

Sau một hồi giao đấu, biết không thể kiếm ăn tại khu vực này, con đại bàng chấp nhận kết quả thua cuộc và đành ra đi trong ê chề.

Tin bài liên quan