Kỳ vọng dịch COVID-19 tạo đỉnh, chứng khoán tạo đáy

Kỳ vọng dịch COVID-19 tạo đỉnh, chứng khoán tạo đáy

(ĐTCK) Ngày 19/2, Trung Quốc công bố số liệu 1.390 người được chữa khỏi bệnh cúm COVID-19 cao hơn con số 1.352 ca nhiễm COVID-19 mới được phát hiện, đây là tín hiệu để giới đầu tư chăm chú theo dõi. Các số liệu này tạo kỳ vọng dịch COVID-19 có thể lập đỉnh để thị trường chứng khoán tạo đáy.

Từ ngày 13/2, Trung Quốc đã công bố số cá nhiễm mới COVID-19 bắt đầu giảm khá mạnh. Ngày 18/2, chính phủ Trung Quốc tiếp tục công bố thêm thông tin tích cực, theo đó 80,9% ca nhiễm COVID-19 là nhẹ, 13,8% nghiêm trọng và 4,7% nguy kịch. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa thuốc Fapilavir, đây là thuốc điều chị hiệu quả COVID-19 mà họ đang áp dụng, hiện tại đã được cấp phép sản xuất ở Trung Quốc để điều trị bệnh. 

Đặc biệt, tới ngày 19/2 số ca chữa khỏi lên tới 1.390, lần đâu tiên cao hơn số ca bị nhiễm mới (1.352 ca). Nếu như tỷ lệ chữa khỏi ban đầu giao động 3,14% thì nay lên tới 19,45%. Đây là tín hiệu để giới đầu tư chăm chú theo dõi các số liệu này kỳ vọng dịch COVID-19 có thể lập đỉnh. (xem bảng, người viết lập trên số liệu công bố dưới đây)

Kỳ vọng dịch COVID-19 tạo đỉnh, chứng khoán tạo đáy ảnh 1

Bảng vẽ theo số liệu công bố của WHO

Công ty chứng khoán BSC sử dụng mô hình hồi quy dự báo tỷ lệ số người được chữa khỏi và số người nhiễm mới trong ngày, dựa trên lập luận: “Khi nào dịch Corona đạt đỉnh điểm? Câu trả lời đó cũng là lúc số người được chữa khỏi dịch bệnh này bằng số người nhiễm mới trong ngày đó, hay nói cách khác là số người còn đang nhiễm dịch bệnh này bắt đầu giảm đi. Những tín hiệu này đã xuất hiện trong ngày 19/2. 

Dựa trên thông kê về thời điểm quan trọng của các đại dịch trong quá khứ, BSC cho biết, dịch COVID-19 năm 2020 có sự tương đồng nhiều hơn so với 2 đại dịch trước là dịch Sars 2003 và dịch H1N1 2009 do chúng cùng 1 chủng Cúm và cách thức lây nhiễm từ người sang người là giống nhau. 

“Do đó chúng ta có thể ước đoán thời gian từ thời điểm dịch bắt đầu đến thời điểm WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu chiếm khoảng hơn 38% thời gian kể từ lúc dịch bắt đầu đến khi dịch được khống chế.

Thời điểm bắt đầu đến khi WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp với Vũ Hán là 54 ngày (08/12/2019 - 31/01/2020). Nên toàn bộ thời gian từ lúc dịch cúm Vũ Hán được xác định, theo tỷ lệ thời gian diễn ra các thời điểm của dịch trong quá khứ, đến khi được khống chế, là 142 ngày. Như vậy, dự báo thời điểm dịch Cúm Vũ Hán được khống chế là 28/04/2020", BSC dự báo. 

Bên cạnh đó, BSC nêu một số dự báo khác để tham khảo. Dự báo đang sát nhất của Zhong Namshan - Bác sỹ hàng đầu của Trung Quốc, và là một cựu binh của dịch Sars 17 năm trước, cựu Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Trung Quốc cho biết, đỉnh dịch rơi vào 31/1-13/02/2020, quy mô mắc bệnh cao nhất là khoảng 4.000 người//ngày và tổng quy mô mắc bệnh khoảng 60.000 người. 

Dự báo bi quan nhất của Johnanthan Read, Lancaster University là đỉnh dịch rơi vào 31/1- 29/02/2020, quy mô mắc bệnh cao nhất là khoảng 12.000 người//ngày và tổng quy mô mắc bệnh khoảng 240.000 người. 

Kỳ vọng dịch COVID-19 tạo đỉnh, chứng khoán tạo đáy ảnh 2

Một vài so sánh diễn biến tác động của dịch SARS trước đây và dịch COVID-19 hiện nay giúp nhà đầu tư có thêm góc nhìn để dự liệu. 

Dịch SARS xuất phát ở Trung Quốc năm 2003, lây lan ra 29 quốc gia trên thế giới có số ca bị nhiễm là 8.096 ca, tỷ lệ tỷ vong 9,6%. Tuy nhiên, theo số liệu của WHO tới thời điển hiện tại, dịch COVID-19, tỷ lệ tỷ vong hiện tại 2,69%, khá thấp hơn SARS. 

Theo số liệu thống kê của BSC Research, dịch SARS diễn ra từ tháng 11/2002 tới tháng 7/2003, thị trường tài chính chạm đáy tháng 3/2003.

Quan sát diễn biến thị trường tài chính thời điểm xảy ra dịch SARS, chỉ số Dow Jones và MSCI World Index tăng lần lượt 9,06% và 11,18% trong giai đoạn 11/2002-7/2003; khi chạm đáy tháng 3/2003, trùng với thời điểm dịch chạm đỉnh.

Đối với khu vực châu Á, các thị trường phản ứng mạnh nhất trong vòng 2 tuần kể từ khi dịch bùng phát, 3/4 chỉ số tạo đáy tại ngày 25/4 như Hangsheng, Shanghai Composite, STI (Singgapore), riêng Nikkei 225 tạo đáy sau đó 1 phiên 28/4. Điều này có thể thấy, các thị trường chứng khoán phản ứng mạnh giai đoạn bùng phát dịch và chạm đáy quay lại khi dịch đạt đỉnh.

Quan sát các thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore… đều có dấu hiệu bán mạnh giai đoạn cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2020, sau đó hồi phục lại khá mạnh mẽ.

Nếu như dịch cúm COVID-19 không có diễn biến phức tạp bất ngờ, tình hình kiểm soát tiếp tục tiến triển tốt hơn thì có thể kỳ vọng thị trường tài chính đã phản ánh tác động của COVID-19 và chạm đáy, tương tự những gì diễn ra trong quá khứ.

Tin bài liên quan