Anh dự kiến sẽ chính thức rời EU, sự kiện được gọi tắt là Brexit, vào ngày 29/3/2019 nhưng cho tới nay mối quan hệ giữa Anh và EU thời kỳ hậu Brexit vẫn là vấn đề gây chia rẽ sâu sắc trong nội các của Thủ tướng Anh Theresa May và đảng cầm quyền.
Báo BuzzFeed vừa phân tích về 3 viễn cảnh có thể xảy ra đối với nền kinh tế Anh thời hậu Brexit. Điều đáng chú ý là dù với bất cứ kịch bản nào, nền kinh tế Anh vẫn chịu thiệt hại.
Cụ thể, nếu Anh có thể đạt được một thỏa thuận tự do thương mại toàn diện với EU, mức tăng trưởng trong 15 năm tới sẽ thấp hơn những mức dự đoán hiện tại (khi Anh vẫn còn là thành viên EU) khoảng 5%.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận buộc Anh và EU phải trao đổi thương mại theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mức tăng trưởng trong cùng khoảng thời gian kể trên sẽ thấp hơn 8%.
Nếu chính quyền London có thể thỏa thuận để duy trì quyền tiếp cận thị trường chung dựa trên tư cách thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, tăng trường dài hạn sẽ thấp hơn 2% so với dự đoán hiện tại.
Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Brexit dù trong viễn cảnh nào.
Đặc biệt các ngành như hóa chất, may mặc, sản xuất, thực phẩm và đồ uống, chế tạo ôtô và bán lẻ sẽ là những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Hồi tháng trước, EU và Anh đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về vấn đề chia tách, giúp cuộc đàm phán chuyển sang giai đoạn bàn về quan hệ thương mại hậu Brexit và giai đoạn chuyển tiếp.
Tuy nhiên, hầu hết các lãnh đạo EU đều cho rằng hoạt động đàm phán trong một năm còn lại trước khi Anh chính thức ra khỏi EU sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ.
Kết quả của quá trình đàm phán trong năm tới sẽ định hình tương lai nền kinh tế trị giá 2.700 tỷ USD của Anh và quyết định liệu London có thể duy trì vị thế là trung tâm tài chính toàn cầu duy nhất tồn tại song song với thành phố New York (Mỹ) hay không.
Báo BuzzFeed vừa phân tích về 3 viễn cảnh có thể xảy ra đối với nền kinh tế Anh thời hậu Brexit. Điều đáng chú ý là dù với bất cứ kịch bản nào, nền kinh tế Anh vẫn chịu thiệt hại.
Cụ thể, nếu Anh có thể đạt được một thỏa thuận tự do thương mại toàn diện với EU, mức tăng trưởng trong 15 năm tới sẽ thấp hơn những mức dự đoán hiện tại (khi Anh vẫn còn là thành viên EU) khoảng 5%.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận buộc Anh và EU phải trao đổi thương mại theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mức tăng trưởng trong cùng khoảng thời gian kể trên sẽ thấp hơn 8%.
Nếu chính quyền London có thể thỏa thuận để duy trì quyền tiếp cận thị trường chung dựa trên tư cách thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, tăng trường dài hạn sẽ thấp hơn 2% so với dự đoán hiện tại.
Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Brexit dù trong viễn cảnh nào.
Đặc biệt các ngành như hóa chất, may mặc, sản xuất, thực phẩm và đồ uống, chế tạo ôtô và bán lẻ sẽ là những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Hồi tháng trước, EU và Anh đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về vấn đề chia tách, giúp cuộc đàm phán chuyển sang giai đoạn bàn về quan hệ thương mại hậu Brexit và giai đoạn chuyển tiếp.
Tuy nhiên, hầu hết các lãnh đạo EU đều cho rằng hoạt động đàm phán trong một năm còn lại trước khi Anh chính thức ra khỏi EU sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ.
Kết quả của quá trình đàm phán trong năm tới sẽ định hình tương lai nền kinh tế trị giá 2.700 tỷ USD của Anh và quyết định liệu London có thể duy trì vị thế là trung tâm tài chính toàn cầu duy nhất tồn tại song song với thành phố New York (Mỹ) hay không.