Ảnh: Thành Nguyễn.

Ảnh: Thành Nguyễn.

“Kinh nghiệm cấu trúc kinh tế số của Phần Lan có thể giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu tốt hơn“

(ĐTCK) Sáng nay 19/2, tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm “Tính liên tục và sự thay đổi trong mô hình xã hội Bắc Âu – thích ứng với các cấu trúc kinh tế số”.

Sự kiện thu hút sự tham gia của các Đại Sứ quán thuộc khối Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển), đại diện các Bộ, ngành, thành phố Hà Nội và các chuyên gia nhiều lĩnh vực như: kinh tế, xã hội, toán học, công nghệ…

Tại Tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận và chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra từ mô hình Bắc Âu. Trong đó, nhấn mạnh đến các nội dung phát triển con người, phúc lợi xã hội, quản trị công, bình đẳng và đổi mới sáng tạo.

Đặc biệt, các diễn giả đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc thích ứng với kỷ nguyên số, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo ông Erkki Tuomioja, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam, toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ, Phần Lan cũng từng bị coi là nạn nhân của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, cũng như một số quốc gia Bắc Âu khác, Phần Lan là nền kinh tế mở với quy mô nhỏ, nên việc tiếp cận với các thị trường toàn cầu cũng mang lại những thành tựu và từ những thách thức, Phần Lan đã có sự thích ứng tốt, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế.

“Việt Nam cũng là quốc gia tận dụng quá trình toàn cầu hóa rất hiệu quả và đã mang lại được nhiều thành tựu tốt cho phát triển kinh tế, xã hội. Có thể vẫn còn những hạn chế, nhưng chúng tôi tin rằng, mô hình phát triển và kinh nghiệm của Phần Lan có thể giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu tốt hơn”, ông Erkki Tuomioja nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, các mô hình kinh tế xã hội vừa phải kế tục, vừa phải phát triển để thích nghi với kỷ nguyên mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có số hóa. Mô hình của các quốc gia Bắc Âu có nhiều sự ưu việt và được khẳng định trong nhiều thập kỷ qua.

Thời gian qua, Việt Nam đã điều chỉnh mô hình phát triển kinh tế và phát triển chung của cả nước. Việt Nam đã xây dựng cho mình một con đường phát triển riêng nhưng cũng rất cần thiết phải có sự tham khảo về mô hình của các quốc gia đi trước, trong đó, mô hình của các nước Bắc Âu là rất đáng quan tâm.

Tin bài liên quan