Thực ra, câu chuyện không nằm ở mệnh lệnh hành chính của người đứng đầu Chính phủ, rằng ai nói ngược sẽ bị kỷ luật, mà nằm ở “mệnh lệnh của sự cải cách”.
Một câu hỏi cần được đặt ra, đó là nếu không có Luật Quy hoạch thì sao? Thì sẽ là 20.000 quy hoạch riêng lẻ được lập, trong đó có hơn 8.000 quy hoạch chỉ vẽ ra cho có, không bao giờ thực hiện. Là bộ nào, ngành nào, tỉnh nào cũng làm quy hoạch khiến ngân sách nhà nước mất hàng chục ngàn tỷ đồng chỉ trong có vài năm.
Đó còn là sự chồng chéo, manh mún, mâu thuẫn trong các quy hoạch, gây cản trở phát triển kinh tế - xã hội. Là tồn tại xin - cho liên quan đến quy hoạch và chạy dự án vào quy hoạch…
Thực ra, lợi ích của Luật Quy hoạch là điều bất cứ ai cũng hiểu. Chỉ có điều, khi có Luật Quy hoạch, sẽ có những lợi ích cục bộ bị đụng chạm, sẽ có những nỗi lo quyền lực bị mất đi, sẽ có những e ngại phải thực hiện
Và đúng như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gay gắt nói, có gần 20.000 quy hoạch để làm gì khi hiệu quả thấp và rất tốn kém…
Như vậy, khi có Luật Quy hoạch, hẳn nhiên sẽ chấm dứt được tình trạng cái gì cũng quy hoạch khiến Chính phủ mà lại đi bán bia, bán sữa. Sẽ có một quy hoạch tổng thể quốc gia để đảm bảo không có mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy hoạch, đảm bảo tính nhất quán trong quản lý nhà nước và đặt hiệu quả sử dụng nguồn lực quốc gia lên hàng đầu.
Sẽ giải quyết tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và cát cứ địa phương. Sẽ loại bỏ hàng ngàn quy hoạch sản phẩm, thay đổi tư duy quản lý từ tập trung bao cấp sang phù hợp hơn với kinh tế thị trường…
Thực ra, lợi ích của Luật Quy hoạch là điều bất cứ ai cũng hiểu. Chỉ có điều, khi có Luật Quy hoạch, sẽ có những lợi ích cục bộ bị đụng chạm, sẽ có những nỗi lo quyền lực bị mất đi, sẽ có những e ngại phải thực hiện, bởi khi ban hành Luật Quy hoạch, sẽ có hàng chục luật khác phải sửa đổi… Vì thế, tất yếu sẽ có những tiếng nói ngược chiều khi Dự án Luật Quy hoạch.
Cũng phải, bởi như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói, Luật Quy hoạch chính là một “cuộc cách mạng” trong công tác xây dựng quy hoạch của Việt Nam.
Còn các chuyên gia kinh tế thì nhìn nhận, Dự án Luật Quy hoạch như “phát đại bác” bắn vào thành lũy cuối cùng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung từng níu chân nhau một thời…