Không có chuyện ồ ạt nới room ngân hàng

Việc Ngân hàng VietinBank đề xuất nới room (tỷ lệ sở hữu) cho vốn ngoại lên trên 40% làm các nhà đầu tư dấy lên phán đoán rằng, có thể tới đây, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần sẽ được nới mạnh room.
Bắt đầu từ ngày mai (1/9), Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sẽ được nới room cho vốn ngoại lên 100%.

Bắt đầu từ ngày mai (1/9), Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sẽ được nới room cho vốn ngoại lên 100%.

Nới room - xu hướng khó tránh

Bắt đầu từ ngày mai (1/9), Nghị định 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sẽ được nới room cho vốn ngoại lên 100%. 

Liên quan tới nới room, cuối tuần qua, VietinBank làm giới đầu tư xôn xao khi lên tiếng xác nhận việc đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về nới room. Theo đó, ngân hàng này đề xuất nới room theo lộ trình (trên 30%, thậm chí trên 40%). Theo quy định hiện hành, room cho vốn ngoại tại các ngân hàng nội chỉ được 30%.

Phán đoán của nhà đầu tư còn được củng cố bởi tháng 4/2015 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi quy định hiện hành theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam với tỷ lệ lớn hơn mức trần 30% hiện nay. Trên thực tế, việc nới room để thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng là một xu hướng khó tránh.

Giải thích với Báo Đầu tư, ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank cho hay, đề xuất này dựa trên cơ sở việc nới room trong bối cảnh hội nhập đang là xu hướng. Vừa qua, Chính phủ cũng đã cho nới room đối với một số doanh nghiệp niêm yết trên sàn, thể hiện cam kết mở cửa. Tất nhiên, ngân hàng là lĩnh vực đặc biệt, nên mức độ, liều lượng và thời điểm nới room sẽ do Chính phủ quyết định.

TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ BIDV xác nhận, theo lộ trình hội nhập của Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) dự kiến hình thành cuối năm nay, đến hết năm 2015, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ, với mức mở cửa tối thiểu 70%. Năm 2020 sẽ xóa bỏ mọi rào cản và khác biệt trong ngành ngân hàng giữa các quốc gia nội khối. Tuy nhiên, AEC cho áp dụng công thức ASEAN - X, có nghĩa là cho phép một số thành viên thực hiện các cam kết hội nhập muộn hơn. Vì vậy, Việt Nam có thể lựa chọn phương án mở cửa 40 - 50%, tùy đàm phán của Chính phủ.

Nói về xu hướng và chủ trương nới room, nhiều lãnh đạo ngân hàng cho rằng, nới room là hợp lý bởi con số 30% đã trở nên lạc hậu. Hiện nay, do áp lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, đảm bảo tỷ lệ an toàn, xử lý nợ xấu, tái cơ cấu…, các ngân hàng đang có nhu cầu tăng vốn rất lớn, nhưng dựa vào nguồn lực trong nước thì rất khó. Trong khi đó, nhiều ngân hàng đã sử dụng hết room 30% hoặc nếu còn thì room cũng rất ít, không đủ hấp dẫn nhà đầu tư ngoại (room sở hữu phải trên 35% thì nhà đầu tư ngoại mới có quyền phủ quyết). Do đó, việc nới room không chỉ là xu hướng, mà còn là bước ngoặt giúp ngành ngân hàng hội nhập sâu, tăng minh bạch, mở rộng quy mô, tăng tiềm lực tài chính.

Trong ngắn hạn, không có chuyện ồ ạt nới room

Dù đã có những tín hiệu cho việc nới room trong lĩnh vực ngân hàng, song nhiều chuyên gia ngân hàng khẳng định, sẽ không có chuyện nới room trong ngắn hạn, ít nhất là trong vài năm tới.

“VietinBank chỉ là trường hợp cá biệt và đã được Chính phủ “bật đèn xanh” cho phép nghiên cứu nới room thí điểm từ trước, chứ không có chuyện Chính phủ sẽ cho nới room ồ ạt. BIDV hay Vietcombank muốn nới room cũng sẽ phải làm đề xuất để Chính phủ xem xét từng trường hợp. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, ngay cả với VietinBank, theo tôi, cũng sẽ không có việc nới room và lộ trình nới room sẽ được mở rất thận trọng, có thể ban đầu chỉ 35% và tiến tới nâng dần lên, song mức cao nhất không quá 49%”, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia thông tin.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Đức Thọ cũng khẳng định, đề xuất của VietinBank không phải là một “sự kiện” mới hay gây sốc, mà chỉ là một đề xuất nằm trong kế hoạch trung và dài hạn, bởi đây là vấn đề lớn liên quan đến kinh tế đất nước, phải phân tích và đánh giá kỹ. Thời điểm và mức độ nới room sẽ do Chính phủ quyết định, dựa trên nhiều yếu tố của nền kinh tế và an ninh hệ thống ngân hàng.

Ủng hộ quan điểm nới room, vì đây là một xu hướng khó tránh, song TS. Cấn Văn Lực cho rằng, trong ngắn hạn, sẽ không có chuyện Chính phủ cho nới room ồ ạt. Nếu nới room cũng sẽ được thực hiện tùy từng trường hợp.

Tin bài liên quan