Ảnh Shutter stock

Ảnh Shutter stock

Khảo sát BofA: Bùng nổ thị trường chứng khoán theo chu kỳ của năm 2021 đã đạt đỉnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các nhà đầu tư toàn cầu lạc quan về sự phục hồi kinh tế trong phần lớn năm nay đang giảm bớt kỳ vọng của họ, báo hiệu rằng sự bùng nổ theo chu kỳ đằng sau đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán năm nay đang dần cạn kiệt.

Cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ hàng tháng của Bank of America trong tuần từ ngày 2/7 đến ngày 8/7 với quy mô tài sản quản lý lên tới 742 tỷ USD cho thấy, các nhà quản lý quỹ đã giảm triển vọng về tăng trưởng toàn cầu và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Sự thay đổi quan điểm phản ánh về tốc độ phục hồi kinh tế khi BofA cho biết các nhà đầu tư đang cắt giảm tỷ trọng các cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu giá trị, cổ phiếu vốn hóa nhỏ và chuyển sang cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu vốn hóa lớn.

Các nhà đầu tư trên khắp thế giới đang cân nhắc các bước tiếp theo khi cổ phiếu giao dịch ở mức cao kỷ lục trong khi lo ngại về sự lây lan nhanh chóng của biến thể delta và khả năng hạn chế các biện pháp kích thích đang đè nặng lên sự thèm muốn đối với tài sản rủi ro.

Các cổ phiếu chu kỳ đang hoạt động kém hiệu quả với các công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trong tháng qua khi những người tham gia thị trường chuyển sang thận trọng hơn.

BofA cho biết, các nhà quản lý quỹ cũng giảm kỳ vọng của họ đối với gói kích thích cơ sở hạ tầng của Mỹ xuống 1,4 nghìn tỷ USD vào tháng 7 từ 1,7 nghìn tỷ USD vào tháng trước.

Trong số các nhà đầu tư được khảo sát, 70% dự đoán Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ có tín hiệu giảm dần chính sách kích thích tiền tệ vào tháng 8, tháng 9, trong khi hầu hết dự đoán đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed sẽ diễn ra vào tháng 1/2023.

Tuy nhiên, tỷ trọng cổ phiếu mà các nhà quản lý quỹ vẫn nghiêng về các tài sản có tính chu kỳ, chẳng hạn như cổ phiếu khu vực EU, công nghiệp và vật liệu, cũng như hàng hóa.

Trong khi phân bổ của cuộc khảo sát cho thấy cổ phiếu đã giảm vào tháng 7, nhưng tỷ trọng cổ phiếu vẫn ở mức cao 58% và tỷ trọng tiền mặt đã tăng lên 12%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2020.

Theo các nhà chiến lược của BofA do chiến lược gia Michael Hartnett dẫn đầu, quan điểm của các nhà quản lý quỹ có vẻ mâu thuẫn này được giải thích tốt nhất bởi quan điểm rằng sự không chắc chắn tăng cao trong tăng trưởng kinh tế và thị trường sẽ chịu ảnh hưởng lớn, trong khi lạm phát được coi là rủi ro “nhất thời” và biến thể delta như một mối đe dọa lâu dài.

Tin bài liên quan