TMĐT giúp người tiêu dùng mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”.

TMĐT giúp người tiêu dùng mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”.

Khai thác “mỏ vàng” thương mại điện tử xuyên biên giới với EU

0:00 / 0:00
0:00
Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội xuất khẩu cho nông sản và các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam sang EU, khai thác Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA).

Chốt đơn hàng xuất khẩu qua online

Hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang đạt chuẩn GlobalGAP, gắn tem truy xuất nguồn gốc đã được sàn thương mại điện tử (TMĐT) Vỏ Sò xuất khẩu thành công sang Đức vào cuối tháng 6/2021. Dẫu trị giá đơn hàng không lớn, nhưng đã mở màn cho những cách thức giao dịch thương mại của doanh nghiệp Việt Nam để bắt nhịp với TMĐT đang lên ngôi trên toàn cầu.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, nhiều sản phẩm trái cây, nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu ra nước ngoài bằng kênh TMĐT quốc tế như Amazon, nhưng đây là lần đầu tiên Việt Nam có lô hàng xuất khẩu thành công qua TMĐT xuyên biên giới.

“Dấu mốc này là một bước tiến đáng ghi nhận đối với ngành TMĐT Việt Nam trong việc đưa các sản phẩm nông sản tươi chất lượng cao ra nước ngoài, đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe như thị trường châu Âu”, ông Hải nói.

Mua bán qua TMĐT xuyên biên giới ngày càng phổ biến ở châu Âu. Đại dịch Covid-19 như một chất xúc tác đẩy mạnh hơn hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua kênh online tăng vọt trên thế giới và EU cũng không ngoại lệ.

Số liệu từ E-commerce News Europe cho thấy, doanh thu của ngành TMĐT ở châu Âu từ 636 tỷ euro năm 2019 đã đạt 717 tỷ euro vào năm 2020, tăng 12,72%.

Xu hướng hồi phục tích cực của kinh tế EU trong thời gian qua cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU. Theo Cục Xuất nhập khẩu, 8 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang EU đạt 25,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ, tăng trưởng ghi nhận ở hầu hết các nhóm hàng từ điện thoại, máy tính, dệt may tới nông, thủy sản.

TMĐT giúp người tiêu dùng mua sắm tại các thị trường quốc tế và trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. Đồng thời, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và giao sản phẩm đến tay khách hàng quốc tế.

Nhóm hàng hóa được mua sắm trực tuyến phổ biến nhất là các mặt hàng quần áo, giày dép hoặc phụ kiện (63% người mua sắm trực tuyến); tiếp theo là đồ nội thất, phụ kiện gia đình hoặc sản phẩm làm vườn (29%); dịch vụ giao hàng từ nhà hàng, chuỗi cửa hàng ăn nhanh, dịch vụ ăn uống (28%); sản phẩm làm đẹp hoặc chăm sóc sức khỏe (27%); máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động hoặc linh kiện (26%).

Khởi động hỗ trợ doanh nghiệp

Thích ứng với xu hướng chung của thế giới, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, trở thành một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh, với tốc độ 35%/năm.

Trong khi TMĐT xuyên biên giới đang ngày một thịnh hành và phát triển mạnh mẽ tại châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và xây dựng được chiến lược dài hạn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khai thác dư địa xuất khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) đã ra mắt Sàn TMĐT doanh nghiệp Việt Nam - EU, kịp thời đáp ứng nhu cầu kinh doanh, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và EU.

Khi hoàn thiện, sàn TMĐT này có khả năng đấu nối trực tiếp với các sàn TMĐT sẵn có của các tỉnh, thành phố, các ngành hàng, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ năng lực, minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ thông tin sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Trần Trung Hưng, Tổng giám đốc Viettel Post, doanh nghiệp sở hữu nền tảng Vỏ Sò cho hay, việc tham gia TMĐT xuyên biên giới đã được Vỏ Sò lên kế hoạch từ lâu và giờ chính là thời điểm thuận lợi nhất để ra mắt. Theo đó, Vỏ Sò cũng được Bộ Công thương hỗ trợ để xây dựng sàn TMĐT với 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU lưu ý, các doanh nghiệp Việt cần để ý đến quy định mới về thuế quan và thủ tục thông quan hàng hóa khi xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới. Cụ thể, từ ngày 1/7/2021, EU áp dụng thuế VAT đối với các giao dịch điện tử theo phương thức từ nhà cung ứng ngoài EU đến khách hàng.

Ngoài ra, EU thành lập Hệ thống IOSS (Import One-Stop Shop - thủ tục nhập khẩu một cửa) để thông quan hàng hóa với những giao dịch TMĐT có giá trị từ 150 euro trở xuống. Điều này sẽ cho phép người bán hoặc thị trường trực tuyến tính thuế VAT tại điểm bán hàng và chuyển trực tiếp cho các cơ quan chức năng.

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển bán hàng online hoặc qua sàn giao dịch TMĐT tới người tiêu dùng EU, cần đăng ký kinh doanh ở một nước EU và nên khai báo các giao dịch theo trang web IOSS của từng nước thành viên. Nếu nhà cung ứng TMĐT không có trụ sở tại một nước EU thì cần phải chỉ định một đại diện đăng ký tại EU để thực hiện các thủ tục và nghĩa vụ thuế VAT.

Tin bài liên quan