KFC Trung Quốc bị cáo buộc là mất vệ sinh an toàn thực phẩm

KFC Trung Quốc bị cáo buộc là mất vệ sinh an toàn thực phẩm

KFC Trung Quốc bị cáo buộc mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Tờ Securities Daily của Trung Quốc vừa đưa ra lời cáo buộc cửa hàng ăn nhanh KFC (Kentucky Fried Chicken) tại nước này đã sử dụng mỡ thừa, và các chất hóa học bị cấm khi chế biến sản phẩm gà rán của mình.

Năm 2007, một số cửa hàng của KFC đã bị cáo buộc sử dụng chất Magiê Trisilicate – loại bột màu trắng, không mùi – để có thể sử dụng nhiều lần dầu chiên. Thời gian có thể lên tới 10 ngày, theo tờ China Daily.

 

Lúc đó, cơ quan chức năng đã thu được loại bột trên tại các tỉnh Hàm Dương, Ngọc Lâm và Thiểm Tây.

 

Một cựu nhân viên KFC mới đây đã tiết lộ cho tờ Securities Daily rằng loại nước dùng để làm sạch gà là loại nước bẩn, được sử dụng để rửa nhiều lần và những con gà vứt trên sàn vẫn được đem vào chế biến.

 

Cáo buộc của Securities Daily dựa trên những cuộc phỏng vấn với những nhân viên đã và đang làm việc tại KFC. Theo đó, nhân viên ở đây sẽ dùng tăm để gắp những miếng ăn hỏng ra khỏi các phần ăn, còn hạn sử dụng đã được thay đổi để qua mắt thanh tra Chính phủ.

 

Trong bài phát biểu trên Global Times, KFC Trung Quốc cho rằng những cáo buộc trên đã “phóng đại vấn đề và đưa ra nhiều thông tin không chính xác, gây hiểu lầm cho khách hàng”.

 

Vụ dầu chiên hỏng đã trở thành đề tài nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, sau khi khách hàng phát hiện ra rằng KFC đã sử dụng sữa bột đậu này thay vì sữa đậu nành tươi. KFC Trung Quốc cũng thừa nhận rằng sau khi nghiên cứu công thức sữa đậu nành bột, họ thấy rằng mùi vị của 2 loại này rất giống nhau.

 

KFC là hãng ăn nhanh đầu tiên thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, và hiện là thương hiệu ăn nhanh phổ biến nhất với 3.200 cửa hàng trên cả nước. Theo Bloomberge, cứ 18 giờ đồng hồ, lại có một cửa hàng đồ ăn mới của Yum Brands – công ty mẹ của KFC – được khai trương.

 

Trung Quốc vốn nổi tiếng về làm giả, làm nhái thương hiệu, cửa hàng. Trong tháng 7/2011, nhiều báo cáo cũng đưa ra cáo buộc đối với Da Vinci Furniture – một thương hiệu đồ nội thất xa xỉ quốc tế - đã sản phẩm nội thất tại thành phố Đông Quan (Trung Quốc), vận chuyển sang Italy rồi sau đó mang trở lại Trung Quốc. Làm như vậy, hãng này có thể qua mắt được cơ quan chức năng và khiến cho sản phẩm của mình hấp dẫn hơn ở Thượng Hải.