Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua

TRÊN SÀN HOSE

PHIÊN TĂNG: 2

  • 29/10: 605,20 +8,96(+1,50%)
  • 30/10: 607,37 +2,17(+0,36%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 26/10: 598,61 -3,13(-0,52%)
  • 27/10: 598,44 -0,17(-0,03%)
  • 28/10: 596,24 -2,20(-0,37%)

TB: 104,59tr đv/phiên.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 104,59 triệu đơn vị/phiên, tương ứng tổng giá trị đạt 2.071,13 tỷ đồng, giảm 2,16% cả về lượng nhưng tăng 9,75% về giá trị so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +5,63

Tương ứng tăng 0,94%

CHỐT TUẦN:607,37

TRÊN SÀN HNX

PHIÊN TĂNG: 2

  • 29/10: 82,01 +0,79(+0,98%)
  • 30/10: 82,23 +0,22(+0,27%)

PHIÊN GIẢM: 3

  • 26/10: 81,47 -0,07(-0,09%)
  • 27/10: 81,30 -0,18(-0,22%)
  • 28/10: 81,22 -0,08(-0,10%)

TB: 41,73tr đv/phiên

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 41,73 triệu đơn vị/phiên với tổng giá trị giao dịch tương ứng nhích nhẹ so với tuần trước đạt 467,47 tỷ đồng, tăng 2,94% so với tuần trước.

CHUNG TUẦN: +0,68

Tương ứng tăng 0,84%

CHỐT TUẦN: 82,23

GIAO DỊCH NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN 2 SÀN

CLICK - XEM CHI TIẾT

Nhà đầu tư nước ngoài Tuần qua giao dịch khá sôi động, đặc biệt trên sàn HOSE khi lượng mua-bán gia tăng mạnh. Tuy khối này vẫn duy trì xu thế mua ròng nhưng giá trị lại giảm đáng kể so với tuần trước đó. Tổng cộng,khối ngoại đã mua ròng 3,53 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 40,48 tỷ đồng, giảm 38,18% về lượng và 78,15% về giá trị so với tuần trước đó.

CÁC MÃ NỔI BẬT

  • ⇑ BED +31,05%
  • ⇑ HTL +25,83%
  • ⇑ DHM +25.00%
  • ⇓ PIV -28,32%
  • ⇓ L43 -24,59%
  • ⇓ DLR -24.00%

CLICK - XEM CHI TIẾT

Cổ phiếu thanh khoản cao nhất

HQC: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 24.453.230 đơn vị, tính trung bình đạt 4.890.646 đơn vị/phiên.

ITA: tổng khối lượng khớp cả tuần đạt 18.757.040 đơn vị, tính trung bình đạt 3.751.408 đơn vị/phiên.

Top 5 người tăng giảm giàu nhất TTCK trong tuần qua(VNĐ)

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC)

+586 tỷ đồng

Chi tiết

Mặc dù giảm khá mạnh ở phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần, cổ phiếu VIC vẫn tăng 2,45% lên 45.500 đồng. Nhờ đó, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup (VIC) tiếp tục thu về tới gần 586 tỷ đồng, nâng tổng tài sản lên tới hơn 24.225 tỷ đồng, qua đó tiếp tục xây chắc ngôi vị số 1 trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thu Hương

+101 tỷ đồng

Chi tiết

Tài sản của Phó chủ tịch HĐQT VIC bà Phạm Thu Hương cũng tăng gần 101 tỷ đồng, lên 4.177 tỷ đồng.

Phó chủ tịch Vingroup, bà Phạm Thúy Hằng

+67 tỷ đồng

Chi tiết

Tài sản của vị Phó chủ tịch HĐQT VIC bà Phạm Thúy Hằng cũng tăng 67 tỷ đồng, lên 2.789 tỷ đồng. Với đà tăng này, vị trí số 4 và 5 của bà Hương và bà Hằng trong top 10 thêm phần vững chắc. Tính chung sau tuần giao dịch này, gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm tổng cộng gần 754 tỷ đồng. Tuần trước, họ đã thu về tới gần 1.100 tỷ đồng.

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)

-139 tỷ đồng

Chi tiết

Cũng tương tự tuần trước, cổ phiếu HAG chỉ tăng tối thiểu ở phiên cuối tuần, nên đà giảm trong cả tuần giao dịch được thu hẹp bớt ở mức 2,8%, xuống 14.100 đồng. Do đó, tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) tiếp tục “bốc hơi” tới hơn 139 tỷ đồng, về còn 4.903 tỷ đồng. Tuy vị trí thứ 3 của ông Đức vẫn được đảm bảo, nhưng khoảng cách với vị trí thứ 4 đã thu hẹp đáng kể. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp tài sản của Bầu Đức bị hao hụt (tuần trước mất 104 tỷ đồng).

Ông Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát(HPG)

-55 tỷ đồng

Chi tiết

Cổ phiếu HPG có thêm 1 tuần giảm nhẹ, ở mức aaaaaaaaaaa0,94% xuống aaaaaaaaaaa14.100 đồng, đó tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tiếp tục hụt đi 55 tỷ đồng, về mức 5.806 tỷ đồng, còn tài sản của vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng mất 16 tỷ đồng, về mức 1.681 tỷ đồng. Tổng cộng, tài sản vợ chồng Bầu Long tiếp tục hụt đi 71 tỷ đồng sau tuần giao dịch này (tuần trước mất gần 50 tỷ đồng). Dù vậy, vị trí thứ 2 của ông Long và thứ 7 của bà Hiền vẫn không thay đổi.

Các thông tin đáng chú ý trong tuần

Cổ phiếu cao su có triển vọng tăng giá?

Theo nhiều CTCK, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này không hấp dẫn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn có thể xem xét nếu đầu tư theo cổ tức hoặc triển vọng lốp Radial.

Đừng quá kỳ vọng vào việc thoái vốn của SCIC

Quyết định của Chính phủ mới đây cho phép SCIC thoái toàn bộ vốn tại 10 DN lớn, kinh doanh hiệu quả vẫn còn là tâm điểm chú ý của giới đầu tư và bộ phận phân tích. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ, có lẽ thị trường không nên quá kỳ vọng vào việc này.

Nhiều chuẩn mới với hoạt động của công ty chứng khoán

Tại phiên bản 2 dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 210/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đang lấy ý kiến rộng rãi, có đề xuất nhiều nội dung mới, nhằm nâng chuẩn hoạt động của khối CTCK theo hướng an toàn, lành mạnh và minh bạch hơn.

Cổ phiếu mới chào sàn, giá biến động mạnh

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng chính của những cổ phiếu mới niêm yết là giá tăng liên tiếp sau khi chào sàn, khiến không ít NĐT nương theo xu hướng này để tìm cơ hội ở những “tân binh”. Tuy nhiên, có những trường hợp, NĐT ngậm trái đắng khi giá cổ phiếu sụt giảm.

Quý III: Chi phí tài chính làm mòn lợi nhuận doanh nghiệp

Bên cạnh những DN duy trì được lợi nhuận bằng, thậm chí cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, thì vẫn còn nhiều DN ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Nguyên nhân do đâu?

Khi giá cổ phiếu chi phối quyết định của doanh nghiệp

Tại nhiều cuộc họp ĐHCĐ, ngoài tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, câu chuyện giá cổ phiếu cũng được nhiều NĐT quan tâm, dù là tại phần chất vấn chính thức hay trao đổi bên lề. Trên thực tế, trong quá trình điều hành, nhiều khi, ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng bị chi phối bởi câu chuyện giá cổ phiếu.

Niềm tin đặt đúng chỗ

Sau những biến động của TTCK từ đầu năm đến nay, đặc biệt là giai đoạn sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng NDT, giá nhiều cổ phiếu đã trồi sụt mạnh.

Khó sống, CTCK… bán mình cho chủ ngoại

Thua lỗ triền miên, khó tìm thấy “cửa sống” trong bối cảnh cạnh tranh giữa các CTCK ngày một khắc nghiệt, không ít CTCK đã phải “bán mình” cho chủ ngoại. Liệu chủ mới có giúp CTCK đổi vận?

Vốn nhỏ, công ty chứng khoán nên lo M&A

Thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, sau 2 cuộc M&A CTCK thành công đầu tiên, sắp tới sẽ có 4 cuộc M&A nội khối, trong mục tiêu lành mạnh hóa tài chính, tạo sức mạnh mới cho CTCK đứng vững.

Chọn kênh đầu tư nào năm 2016?

Trong năm 2016, lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhất sẽ là chế tạo, bất động sản, cơ sở hạ tầng.

Các phát ngôn đáng chú ý trong tuần

Ông ominic Scriven, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital

“Thông tư 155 là bước tiến quan trọng về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

CTCK VPBS

“Chiến lược giao dịch hợp lý nhất trong ngắn hạn là chờ mua giá thấp tại các cổ phiếu đã có sẵn đà tăng nhưng đang trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn và bán ra sau đó ở vùng giá cao. Hạn chế việc mua đuổi giá khi thị trường vẫn đang vận động trong mẫu hình zic zắc tăng điểm”.

Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính

“Nếu Quốc hội cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành các loại TPCP có kỳ hạn dưới 5 năm, sẽ không chỉ giúp cải thiện khả năng huy động vốn chi cho đầu tư phát triển, mà còn góp phần thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển tích cực, lành mạnh hơn trong thời gian tới”.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó phòng Phân tích CTCK MayBank Kim Eng (MBKE)

“VN-Index sẽ sớm vượt qua vùng 600 điểm. Vùng kháng cự kỹ thuật nhiều ý nghĩa hơn tại khu vực 615 - 620 điểm và VN-Index sẽ đối mặt với khó khăn lớn hơn tại vùng giá này”.

TS Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

“Trong bối cảnh chúng ta mở cửa và hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì vấn đề quản trị công ty (QTCT) càng trở nên cần thiết và cấp bách”.

Tổng hợp:

Design - Code: NgocTuanz

  • Email: tranngoctuanjs90@gmail.com
  • Phone: 0165 409 8459

Tin khác