IMF, G20 cảnh báo quá trình phục hồi kinh tế có thể bị trật bánh, rủi ro vẫn rất cao

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Các nhà lãnh đạo của nền kinh tế toàn cầu đang cảnh báo rằng sự phục hồi từ cuộc suy thoái năm nay đang gặp rủi ro và có thể bị trật bánh khi sự hồi sinh của Covid-19 buộc các hộ gia đình và công ty phải thực hiện các biện pháp hạn chế.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và G20 - bao gồm các quốc gia giàu nhất thế giới - đã đưa ra cảnh báo khi các nhà lãnh đạo G20 chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh tổ chức theo hình thức trực tuyến vào cuối tuần này do Ả Rập Xê Út tổ chức.

IMF ghi nhận sự tiến bộ của vắc xin, nhưng cũng cho biết giá tài sản tăng cao dẫn đến sự mất kết nối với nền kinh tế thực đang là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định tài chính.

“Trong khi hoạt động kinh tế toàn cầu đã hồi phục kể từ tháng 6, nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi có thể đang mất đà và cuộc khủng hoảng có khả năng để lại những vết sẹo sâu, không cân bằng. Sự không chắc chắn và rủi ro đặc biệt cao”, các quan chức tại IMF cho biết trong một báo cáo được công bố hôm thứ Năm (19/11).

Anh, Đức và Pháp cũng như các vùng của Mỹ và Úc là một trong số những quốc gia có các biện pháp hạn chế mới đối với việc di chuyển và kinh doanh để ngăn chặn đại dịch. Chúng không quá nghiêm ngặt như các lệnh cấm áp dụng hồi đầu năm, nhưng vẫn đủ để làm tổn hại đến tăng trưởng.

“Sự phục hồi không đồng đều, không chắc chắn và có nhiều rủi ro đi xuống, bao gồm cả những rủi ro phát sinh từ các đợt bùng phát virus mới ở một số nền kinh tế. Chúng tôi quyết tâm tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ chính sách sẵn có miễn là cần thiết để bảo vệ cuộc sống, việc làm và thu nhập của mọi người, hỗ trợ sự phục hồi kinh tế toàn cầu và tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống tài chính”, G20 cho biết.

Một chỉ số kinh tế của Bloomberg về dữ liệu tần suất cao cho thấy hoạt động kinh tế đang bị thu hẹp dần kể từ giữa tháng trước.

IMF kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương không sớm ngưng các khoản hỗ trợ chính sách. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tranh luận về các biện pháp kích thích tiếp theo trong tháng tới ngay cả trong bối cảnh niềm tin ngày càng gia tăng rằng một loại vắc xin ngừa virus đang gần kề.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva hôm thứ Năm (19/11) nhấn mạnh rằng trong khi có những tin tức đáng hoan nghênh về vắc xin, các nền kinh tế G20 phải "đi đúng hướng" với viện trợ khi làn sóng nhiễm trùng mới nhất kéo theo sự phục hồi toàn cầu.

“Kinh tế đang mất dần động lực và trong bối cảnh đó, thông điệp đầu tiên của chúng tôi gửi tới các nhà lãnh đạo là: không rút lại hỗ trợ cho nền kinh tế quá sớm. Điều quan trọng là chúng tôi không lùi bước cho đến khi chúng tôi nhìn thấy cuộc khủng hoảng sức khỏe trong gương chiếu hậu”, bà Georgieva nói trong một cuộc thảo luận của ban hội thảo cho Diễn đàn Kinh tế mới của Bloomberg.

Bà Georgieva cho biết, riêng trong một bài đăng trên blog được công bố cùng với báo cáo hôm thứ Năm rằng, một số nền kinh tế có khả năng hỗ trợ tài chính lớn hơn trong năm tới ngoài ngân sách hiện tại, và cảnh báo không nên cắt đứt các nguồn lực như mở rộng trợ cấp thất nghiệp.

Nhưng các cuộc đàm phán về một gói kích thích khác giữa các chính trị gia Mỹ dường như đã bị đình trệ và một số biện pháp trước đó sẽ hết hiệu lực. Ở châu Âu, một quỹ phục hồi lớn đang gặp rủi ro vì bất đồng về điều kiện.

IMF tháng trước đã cảnh báo rằng, nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt với sự phục hồi không đồng đều cho đến khi virus được thuần hóa. Vào thời điểm đó, IMF đã cắt giảm dự đoán về sự sụt giảm trong năm nay xuống còn 4,4% từ mức giảm 5,2% được dự báo vào tháng 6, mặc dù đó vẫn sẽ là mức giảm sâu nhất kể từ những năm 1930.

Bên cạnh đó, bà Georgieva khuyến khích các quốc gia G20 chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ khi virus được kiểm soát tốt hơn. Nếu các quốc gia hành động một mình, sẽ cần thêm khoảng 2/3 chi tiêu để đạt được kết quả tương tự.

Tin bài liên quan