IEA cắt giảm triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu

IEA cắt giảm triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cắt giảm mạnh dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong thời gian còn lại của năm khi đại dịch bùng phát trở lại và dự đoán mức thặng dư mới vào năm 2022.

Hôm thứ Tư (11/8), Mỹ cho biết đã kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng nhanh hơn nhằm chống lại giá xăng dầu leo ​​thang trong bối cảnh lo ngại rằng lạm phát gia tăng có thể làm chệch hướng sự phục hồi kinh tế do đại dịch Covid-19.

IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng: “Sự thúc đẩy ngay lập tức từ OPEC+ đang xung đột với tốc độ tăng trưởng nhu cầu chậm hơn và sản lượng cao hơn từ bên ngoài liên minh, dập tắt những quan điểm về sự suy giảm nguồn cung ngắn hạn hoặc siêu chu kỳ”.

Giá dầu đã giảm 6% trong tháng này do biến thể delta gây ra các đợt phong toả kéo dài ở Trung Quốc và những nền kinh tế quan trọng khác ở châu Á. Giá dầu Brent đang giao dịch gần 71 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong hai năm gần 78 USD vào đầu tháng 7.

“Đà tăng của giá dầu mất dần do lo ngại rằng sự gia tăng trong các trường hợp Covid-19 từ biến thể delta có thể làm chệch hướng sự phục hồi khi nhiều thùng dầu hơn tung ra thị trường”, IEA cho biết.

Tháng trước, liên minh 23 quốc gia OPEC+ do Ả Rập Xê Út và Nga dẫn đầu đã nhất trí về lộ trình khôi phục nguồn cung dầu còn lại mà họ đã cắt giảm khi đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, số lượng thùng dầu được bổ sung vào thị trường đang ở một thời điểm không tốt.

IEA cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu “đột ngột đảo chiều” vào tháng trước và giảm nhẹ sau khi tăng 3,8 triệu thùng/ngày vào tháng 6. IEA đã hạ ước tính tiêu thụ trong nửa cuối năm là 550.000 thùng/ngày.

Tuy nhiên, IEA dự đoán rằng việc sử dụng nhiên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng khi tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra, đạt mức trung bình 98,9 triệu thùng/ngày trong 3 tháng cuối năm nay.

Nhưng sự phục hồi đạt được cho đến nay đã có những tác dụng phụ không mong muốn.

Với việc giá xăng mạnh và lo ngại về lạm phát, chính quyền Biden đang nhấn mạnh rằng OPEC+ nên đẩy nhanh việc tăng nguồn cung. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết: “Vào một thời điểm quan trọng trong sự phục hồi toàn cầu, các kế hoạch của OPEC đơn giản là không đủ”.

Bên cạnh đó, IEA cũng củng cố dự báo về nguồn cung của các quốc gia bên ngoài OPEC vào năm 2022 khi Mỹ và các nhà sản xuất khác phục hồi sau đại dịch, với dự báo sản lượng của các nước ngoài OPEC sẽ tăng trung bình 1,1 triệu thùng/ngày trong năm tới.

Báo cáo cũng cho thấy kết quả là OPEC đã sản xuất lượng dầu thô cần thiết vào năm 2022. Với sản lượng 26,7 triệu thùng/ngày trong tháng 7, việc tiến hành các kế hoạch khôi phục sản lượng nhiều hơn có thể sẽ khiến thị trường rơi vào tình trạng dư cung.

“Quy mô có thể quay trở lại mức thặng dư vào năm 2022 nếu OPEC+ tiếp tục tăng nguồn cung và các nhà sản xuất không tham gia vào thỏa thuận để hỗ trợ giá dầu lên cao hơn”, IEA cho biết.

Tin bài liên quan