Sáng kiến này được dẫn dắt bởi cựu ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và nữ thượng nghị sĩ IIhan Omar, đại diện đảng Dân chủ từ bang Minnesota trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng rằng các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi sẽ bị tàn phá bởi đại dịch.
Virus này đã lây nhiễm hơn 4,2 triệu người trên toàn cầu và 287.349 tử vong, theo thống kê của Reuters.
Việc phong tỏa đất nước nhằm mục đích ngăn chặn virus đang gây tổn thất lớn cho nền kinh tế toàn cầu, và đặc biệt tác động mạnh mẽ hơn đối với các nước nghèo có hệ thống y tế yếu, mức nợ cao và ít nguồn lực để có thể chống lại khủng hoảng kinh tế.
Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF cho biết vào ngày Thứ Ba (12/5) rằng, IMF rất có thể sẽ điều chỉnh giảm dự báo tổng sản lượng toàn cầu sẽ sụt giảm 3% vào năm 2020 và cho biết, các nước đang phát triển sẽ cần hơn 2.500 tỷ USD để vượt qua cơn bão.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cho biết, các nước nghèo cần tiền để chăm sóc sức khỏe cho người dân của họ thay vì phải phục vụ cho các khoản nợ mà họ nợ các tổ chức tài chính quốc tế lớn.
Xóa nợ của các nước nghèo nhất là "điều tối thiểu mà WB, IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác nên làm để ngăn chặn sự gia tăng nghèo đói, đói nghèo và bệnh tật không thể tưởng tượng được đã đe dọa hàng trăm triệu người", ông nói.
Các nhà lập pháp hoan nghênh một động thái của IMF để chi trả cho các khoản thanh toán nợ của 25 quốc gia nghèo nhất trong 6 tháng, nhưng cho biết để làm được điều này cần rất nhiều nỗ lực.
WB cho biết, họ sẽ xem xét các cách để mở rộng sự hỗ trợ cho các nước nghèo nhất, nhưng cũng cảnh báo việc từ chối thanh toán các khoản nợ có thể gây tổn hại đến xếp hạng tín nhiệm và giảm khả năng cung cấp tài chính chi phí thấp cho các quốc gia thành viên.
Các nghị sĩ của 20 quốc gia trên cả 6 lục địa cho biết nghĩa vụ trả nợ của các nước nghèo nhất nên được hủy bỏ hoàn toàn, thay vì đơn giản là bị đình chỉ, theo thỏa thuận của G20 vào tháng Tư. Nếu không làm như vậy có nghĩa là các quốc gia đó sẽ không thể ưu tiên chi tiêu cần thiết để chống lại đại dịch, do đó có thể dẫn đến sự gián đoạn liên tục đối với chuỗi cung ứng và thị trường tài chính toàn cầu.
Các nhà lập pháp cũng kêu gọi chủ tịch IMF và WB hỗ trợ tạo ra hàng nghìn tỷ USD Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs), đây là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của IMF.
“Một đợt phát hành SDRs hàng nghìn tỷ USD sẽ được yêu cầu để ngăn chặn sự gia tăng lớn về đói nghèo và bệnh tật”, theo các nhà lập pháp, những người đã trải qua nhiều giai đoạn chính trị và bao gồm cả các nguyên thủ quốc gia.
Phát hành SDR gần giống với việc ngân hàng trung ương in tiền mới mà không tạo ra nhiều chi phí lớn, nhưng đã bị Mỹ, cổ đông lớn nhất của IMF phản đối.
Nữ thượng nghị sĩ IIhan Omar cho rằng Mỹ nên dẫn đầu nỗ lực cung cấp cứu trợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
“Tất cả số phận của chúng tôi được liên kết. Nếu chúng tôi nhắm mắt làm ngơ trước sự đau khổ của mọi người ở nước ngoài, cuối cùng nó sẽ gây hại cho chúng tôi", Omar nói.