Lãi suất cho vay bình quân hiện nay của Việt Nam thấp hơn ASEAN+4. Ảnh: Dũng Minh.

Lãi suất cho vay bình quân hiện nay của Việt Nam thấp hơn ASEAN+4. Ảnh: Dũng Minh.

Hóa giải nỗi lo tăng lãi suất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nếu các chỉ số GDP, CPI diễn biến tích cực, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất cả huy động và cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Thông điệp mà Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 được giới đầu tư chứng khoán quan tâm. Đó là quan điểm của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và liệu có điều chỉnh chính sách tiền tệ trước tình trạng dòng tiền chảy mạnh vào một số kênh như bất động sản, chứng khoán.

Ông Tú cho biết, đúng là thời gian gần đây, vấn đề bất động sản ở nhiều địa phương tương đối nóng, giá cả có chiều hướng tăng. Một trong những nguyên nhân đáng chú ý là do một số đối tượng cơ hội tung tin không chính xác dựa trên một số thông tin quy hoạch chưa rõ ràng để trục lợi.

Về phía NHNN, ông Tú khẳng định luôn quản lý sát sao, chặt chẽ vấn đề tín dụng chảy vào bất động sản trong nhiều năm trở lại đây. Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 15/3, dư nợ cho vay bất động sản của ngành ngân hàng tăng khoảng 2,13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay là 2,04%.

"Việc dịch chuyển dòng vốn vào bất động sản được quán xuyến, giám sát và kịp thời cảnh báo các tổ chức tín dụng khi có dấu hiệu rủi ro", ông nhấn mạnh.

Đề cập đến định hướng điều hành lãi suất trong thời gian tới, ông Tú cho hay, quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là tạo sự ổn định, tiếp tục duy trì ổn định cả lãi suất huy động và cho vay. Cùng với đó, nếu diễn biến thị trường thuận lợi sẽ tiếp tục giảm lãi suất để giảm chi phí, hỗ trợ người dân.

Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là tạo sự ổn định, tiếp tục duy trì ổn định cả lãi suất huy động và cho vay.

Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Theo số liệu trong báo cáo, đến cuối năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay và huy động đã giảm từ 2,5 - 3,5% so với mặt bằng lãi suất năm 2015 - 2016. Mức lãi suất áp dụng cho các lĩnh vực ưu tiên là khoảng 4,5%. Lãi suất cho vay bình quân hiện nay của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của ASEAN+4.

Đến hết tháng 3, mức lạm phát tăng trưởng thấp nhất trong vòng 20 năm, tăng trưởng GDP dù chưa đạt kỳ vọng nhưng cũng diễn biến tích cực cho nền điều hành lãi suất của NHNN vẫn đứng trên quan điểm tạo sự ổn định.

Tuy nhiên, NHNN cho rằng, vẫn phải cảnh giác với một số tác động từ kinh tế thế giới như giá nhiên liệu, giá dầu được dự báo tăng 30% hay việc tiền tệ chảy sang thị trường trái phiếu, bất động sản để có phương án điều hành chính sách tiền tệ hợp lý.

Thông điệp mà Phó Thống đốc đưa ra khá rõ ràng, là nếu các chỉ số nêu trên diễn biến tích cực, thời gian tới NHNN có thể sẽ tiếp tục giảm lãi suất cả huy động và cho vay để hỗ trợ nền kinh tế. Cùng với đó là yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất hỗ trợ người dân.

Theo quan điểm của giới phân tích chứng khoán, như vậy chưa có gì đáng e ngại về việc cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu chỉ số lạm phát diễn biến trong vòng kiểm soát.

Nhận định về lạm phát trong thời gian tới sau kết quả quý I, ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc Quỹ SGI cho rằng, so với cùng kỳ năm trước CPI tháng 3 tăng 1,16%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2016. Như vậy, CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29% và là mức tăng thấp nhất trong 20 năm qua.

Trong bối cảnh nền giá xăng dầu đã tăng cao, thịt lợn cao (có thể giảm), tiêu dùng vẫn yếu, không có rủi ro lạm phát năm nay.

“Tình hình bây giờ khác xa 10 năm trước nhờ các cân đối vĩ mô tốt hơn và lạm phát ở mức thấp”, nhiều nhà đầu tư chia sẻ chung quan điểm.

Tin bài liên quan