Một luồng ý kiến quan ngại về khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản, một luồng ý kiến cho rằng, trong hơn 1 thập kỷ niêm yết trên thị trường chứng khoán HBC chưa từng để xảy ra khoản nợ xấu không thu hồi được nào lớn, chứng tỏ chất lượng các khoản phải thu không quá phải quan ngại.
Trong cuộc tiếp xúc với chuyên viên phân tích mới đây, lãnh đạo Tập đoàn HBC cho biết, vẫn tiếp tục nhận được sự tin tưởng từ các ngân hàng, với hạn mức tín dụng gần 6.000 tỷ đồng với lãi suất 5,2% - 6,5%/năm.
Ngoài ra, trong quý II/2019, Tập đoàn dự kiến sẽ hoàn thành phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược trong cùng ngành, giúp cải thiện chỉ số tài chính.
Vì sao ngân hàng và các nhà đầu tư lớn tin tưởng HBC như vậy khi cùng nhìn vào bức tranh HBC với khản phải thu lớn?
Kiểm soát chất lượng nợ và khoản phải thu
Kể từ năm 2018, HBC bắt đầu công khai tuổi nợ. Trong khi doanh thu tiếp tục tăng trưởng do triển khai nhiều công trình lớn, thì tổng nợ có tuổi hơn 6 tháng đang giảm dần, đã giảm hơn 11% trong nửa cuối năm 2018.
Nhà đầu tư có thể an tâm hơn nữa khi các khoản này đã được trích lập gần hết, không còn khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của Tập đoàn.
Vì đã được trích lập đầy đủ, nếu các khoản nợ này được thu hồi như đúng cam kết của lãnh đạo Tập đoàn thì sẽ hoàn nhập, ảnh hưởng tích cực lên báo cáo tài chính.
HBC còn dư nợ 179 tỷ đồng có thể ảnh hưởng tiêu cực và 366 tỷ đồng có thể ảnh hưởng tích cực đến BCTC
(tỷ đồng) |
30/06 |
31/12 |
Tổng nợ có tuổi từ 6 tháng - 1 năm |
176 |
88 |
Tổng nợ có tuổi từ 1 năm - 2 năm |
280 |
192 |
Tổng nợ có tuổi từ 2 năm - 3 năm |
89 |
73 |
Tổng nợ có tuổi từ 3 năm trở lên |
67 |
192 |
Tổng nợ có tuổi >6 tháng |
612 |
545 |
Đã trích lập dự phòng |
(327) |
(366) |
Nợ có tuổi chưa đến thời hạn trích lập dự phòng |
285 |
179 |
Nguồn: Báo cáo tài chính HBC
Nhìn lại quá trình tăng trưởng của HBC có thể nói là tăng trưởng thần tốc về doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản. Cụ thể, từ 2014 tới 2018 doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản đã lần lượt tăng từ 3.670 tỷ đồng lên 18.103 tỷ đồng (tăng 393%); 74 tỷ đồng lên 691 tỷ đồng (835%), 5.494 tỷ đồng lên 14.851 tỷ đồng (tăng 170%).
Mặc dù trong thực tế kinh doanh, không phủ nhận có câu chuyện chủ đầu tư chiếm dụng vốn của nhà thầu, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn từ 2014-2018 của HBC vẫn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng khoản phải thu.
Tại báo cáo tài chính 31/12/2018, chất lượng khoản phải thu của HBC đã cải thiện đáng kể khi mà các khoản phải thu theo tiến độ (đã thực hiện nhưng chưa xuất hóa đơn) đã giảm mạnh cả giá trị lẫn tỷ lệ. (xem bảng).
Phải thu theo tiến độ hợp đồng |
Phải thu khách hàng |
Tổng cộng |
||||
Giá trị (tỷ đồng) |
Tỷ lệ |
Giá trị (tỷ đồng) |
Tỷ lệ |
Giá trị (tỷ đồng) |
Tỷ lệ |
|
Q1/18 |
4.839 |
62% |
2.922 |
38% |
7.761 |
100% |
Q2/18 |
4.617 |
53% |
4.090 |
47% |
8.707 |
100% |
Q3/18 |
6.070 |
63% |
3.626 |
37% |
9.696 |
100% |
Q4/18 |
4.107 |
40% |
6.140 |
60% |
10.247 |
100% |
Phải thu theo tiến độ hợp đồng |
Phải thu khách hàng |
|
Đã được nghiệm thu hoàn thành công việc |
V |
V |
Có xác nhận của tư vấn |
V |
V |
Có xác nhận của chủ đầu tư |
X |
V |
Đã xuất hóa đơn |
X |
V |
Nguồn: Báo cáo tài chính HBC
Công nợ tập trung chủ yếu ở khoản phải thu khách hàng là khoản nợ đã được xác nhận của khách hàng, đã xuất hóa đơn và sẽ được thanh toán theo thời hạn quy định trong hợp đồng.
Công tác thu hồi nợ được Ban lãnh đạo HBC tập trung triển khai trong quý I/2019. Trong tháng 1/2019, HBC đã thu hồi được gần 2.900 tỷ đồng.
Quyết liệt thu hồi công nợ
Ban lãnh đạo Tập đoàn HBC cho biết, trong thời gian ngắn HBC cùng với sự tư vấn của McKenzie, đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp, không có ngoại lệ để thu hồi nợ. Các giải pháp bao gồm:
- Siết chặt điều kiện với một số chủ đầu tư thường kéo dài thời gian xác nhận nghiệm thu.
- Tích cực làm việc với các chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thanh toán và cùng thỏa thuận thực hiện đúng các cam kết về thanh toán theo tiến độ.
- Chỉ tiêu về thu hồi công nợ đã được đưa vào KPI của các công trường cũng như của toàn công ty với trọng số cao hơn khi chấm điểm hoàn thành công việc của các nhân sự có trách nhiệm.
- Với khoản nợ kéo dài lâu nay, HBC đang làm việc với từng chủ đầu tư để lên phương án thu hồi nợ. Có trường hợp tính toán đến phương án kiện ra tòa.
- Cơ cấu lại danh mục khách hàng, tập trung hơn nữa vào các chủ đầu tư uy tín, các dự án có tính khả thi cao và có nguồn tài trợ rõ ràng.
Nền tảng cho tăng trưởng bền vững
Như vậy, rõ ràng là niềm tin mà các đối tác chiến lược đặt vào HBC không phải là không có căn cứ. Sau khi trải qua giai đoạn tăng trưởng thần tốc, mở rộng thị phần, HBC đang xử lý vấn đề khoản phải thu, cải thiện bức tranh tài chính để chuẩn bị cho nền tảng phát triển mạnh trong giai đoạn 2020-2030 với chiến lược vươn tầm quốc tế, mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngoài.
Sau dự án Sora Gardens, Becamex Tokyu tiếp tục chọn Hòa Bình thi công công trình H9A Bình Dương tại thành phố mới Bình Dương.
Trong năm 2019, HBC vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận dù tình hình thị trường xây dựng còn nhiều khó khăn. Kế hoạch này cũng là một thách thức với Tập đoàn luôn có tham vọng lớn về tăng trưởng.
Đầu năm 2019, HBC liên tục trúng thầu các dự án của Vin và Tập đoàn Sunshine với tổng giá trị hợp đồng lên tới 2.500 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng chưa thực hiện mang sang năm 2019 là 24.583 tỷ đồng, gấp 1,5 lần doanh thu thuần năm 2018 của công ty mẹ cũng là một yếu tố thuận lợi cho triển vọng kinh doanh năm nay.
Dự phòng cho lợi nhuận của mảng xây lắp là các dự án bất động sản mà HBC góp vốn liên doanh đầu tư. Chung cư Ascent Lakeside dự kiến mang về cho HBC 38,1 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019 cùng với khả năng sang nhượng 3 dự án bất động sản đã được đề cập trong ĐHCĐ năm 2018. Năm 2020, 2021 các dự án Ascent Plaza, Ascent Garden Home dự kiến đóng góp 60 và hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận.
HBC đang nỗ lực tái cơ cấu hiệu quả hơn để tăng trưởng bền vững và đặc biệt là quyết tâm tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn tới.
Sơ lược về quá trình tăng trưởng thần tốc của doanh nghiệp
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
|
Doanh thu thuần |
3.670,3 |
5.413,1 |
9.907,2 |
15.497,3 |
18.103,9 |
Trong đó mảng xây dựng dân dụng |
3.470,3 |
5.146,2 |
9.556,0 |
15.031,3 |
|
Lợi nhuận sau thuế |
74,0 |
171,8 |
532,8 |
839,4 |
691,6 |
Tổng khoản phải thu |
2.937,6 |
4.400,5 |
6.441,3 |
8.589,8 |
10.898,8 |
Phải thu khách hàng |
769,1 |
1.023,6 |
2.002,1 |
3.011,2 |
5.970,2 |
Tỷ trọng |
26,2% |
23,3% |
31,1% |
35,1% |
54,8% |
Phải thu theo tiến độ |
1.754,8 |
2.277,5 |
3.084,5 |
4.740,1 |
4.104,7 |
Tỷ trọng |
59,7% |
51,8% |
47,9% |
55,2% |
37,7% |
Nợ quá hạn |
431,8 |
410,7 |
736,2 |
||
Dự phòng phải thu ngắn hạn |
207,5 |
142,7 |
262,5 |
304,4 |
366,9 |
Tỷ trọng dự phòng/nợ quá hạn |
33,0% |
63,9% |
41,3% |
||
Tỷ trọng dự phòng/ phải thu |
7,1% |
3,2% |
4,1% |
3,5% |
3,4% |
Tổng tài sản |
5.494,2 |
6.724,6 |
10.321,3 |
12.750,5 |
14.851,5 |
Tốc độ tăng trưởng |
|||||
Doanh thu thuần |
47,5% |
83,0% |
56,4% |
16,8% |
|
Lợi nhuận sau thuế |
132,2% |
210,1% |
57,5% |
-17,6% |
|
Khoản phải thu |
49,8% |
46,4% |
33,4% |
26,9% |
|
Tổng tài sản |
22,4% |
53,5% |
23,5% |
16,5% |
|
Nguồn BCTC công ty mẹ (đơn vị: tỷ đồng) |