Hội nghị thượng đỉnh quốc tế chống tham nhũng do đích thân Thủ tướng Anh David Cameron chủ trì diễn ra tại London (Vương quốc Anh) ngày hôm qua (12/5) vừa kết thúc với mục tiêu trọng tâm được các nhà lãnh đạo toàn cầu thống nhất về vấn đề minh bạch hóa thông tin nhằm chấm dứt các hành động lạm dụng thuế và tham nhũng bất hợp pháp.
Vấn đề nóng bỏng được dư luận toàn thế giới đặt ra hiện nay là các nước cần nhanh chóng triển khai thực hiện các cam kết này trên thực tế.
Hội nghị thượng đỉnh London, quy tụ các nhà lãnh đạo của 42 quốc gia, nhằm thảo luận các biện pháp để hạn chế tham nhũng, và kêu gọi hành động ở quy mô toàn cầu về vấn đề này.
Trong thông cáo của Hội nghị, một số Chính phủ đã đưa ra cam kết sẽ thực hiện minh bạch thông tin thông qua việc công khai các thông tin sở hữu lợi nhuận.
Ví dụ như như một số quốc gia cam kết sẽ tạo đăng ký công bố thông tin sở hữu, bao gồm Nigeria, Kenya, và Pháp. Những dữ liệu này phải được tự do tiếp cận với công chúng trong các định dạng dữ liệu mở để đạt hiệu quả như kỳ vọng, theo đó sẽ tiết lộ chính xác cá nhân hay người đứng sau cùng đang kiểm soát hoặc được hưởng lợi từ một công ty.
"Nhiều chính phủ đang kêu gọi các công dân của họ sẵn sàng cung cấp thông tin để cùng tham gia vào quá trình xóa bỏ bất bình đẳng và các hành vi bất hợp pháp thông qua việc giữ bí mật tài chính", Koen Roovers, Phụ trách Liên minh minh bạch Tài chính (FTC) tại EU cho biết.
"Đăng ký công khai của các chủ sở hữu thực sự của công ty sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn tham nhũng và lạm dụng thuế và khôi phục niềm tin vào hệ thống tài chính toàn cầu".
Rất nhiều chính trị gia, người giàu có đã xuất hiện trong hồ sơ Panama
Xử lý tiền bẩn tại thiên đường trốn thuế
Một số quốc gia cũng ủng hộ việc công khai các báo cáo tại từng nước của các tập đoàn đa quốc gia, theo đó sẽ giúp xác định chính xác nơi mà các công ty đang phải nộp thuế, và liệu họ có thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế của mình hay không.
"12 Chính phủ, trong đó hơn một nửa là thành viên OECD, bày tỏ sự ủng hộ việc tạo lập một tiêu chí toàn cầu về báo cáo công khai của các tập đoàn đa quốc gia" Pooja Rangaprasad, Điều phối Chính sách của FTC cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia này đã đến lúc OECD cần có cái nhìn khác cho tiêu chuẩn riêng của mình đối với các báo cáo của các Công ty vốn từ lâu nay thương được giữ kín thông tin đối với hầu hết các công dân.
Đặc biệt, ông Porter McConnell, Giám đốc FTC nhấn mạnh khuyến nghị rằng khi nói về các chính trị gia tham nhũng tài sản từ đất nước của họ, điều quan trọng cần lưu ý là các hành vi tham nhũng còn được sự tiếp tay của rất nhiều thành phần khác.
“Các thiên đường thuế luôn sẵn sàng chấp nhận tiền bẩn do luật pháp tại những khu vực này rất lỏng lẻo và không yêu cầu minh bạch thông tin, đồng thời lại chấp nhận cho phép bí mật thông tin, đơn giản là vì họ cũng có phần của mình trong các vụ gian lận phi pháp hay tham nhũng này. Và mặc dù có một số quy định độc lập để đảm bảo không phải đối phó với tiền bẩn, song các phi vụ thường còn có sự tiếp tay đắc lực của các luật sư và kế toán, là người gác cổng tại các trung tâm tài chính được coi là “thiên đường” này", ông Connell cho biết.
Các thiên đường thuế luôn sẵn sàng chấp nhận tiền bẩn do luật pháp tại những khu vực này rất lỏng lẻo và không yêu cầu minh bạch thông tin, đồng thời lại chấp nhận cho phép bí mật thông tin, đơn giản là vì họ cũng có phần của mình trong các vụ gian lận phi pháp hay tham nhũng này.
Chính vì vậy, ông Connell cho rằng điều quan trọng hiện nay là cần có hành động chung của tất cả các quốc gia để chấm dứt lạm dụng thuế, tham nhũng, và dòng chảy bất hợp pháp khác.
Vụ rò rỉ thông tin Hồ sơ Panama là một ví dụ thực tế tiếp tục khẳng định rằng giữ bí mật tài chính là công cụ mạnh, đang giúp tiếp thêm nhiên liệu cho dòng chảy tài chính bất hợp pháp trên toàn cầu.
"Hồ sơ Panama cho thấy hầu như không một quốc gia nào không bị dính đến vụ scandal toàn cầu này," ông McConnell nhấn mạnh và cho biết các dữ liệu cho thấy rằng một hệ thống tài chính ngầm luôn rộng mở và sẵn sàng chào đón những người giàu có và có quyền lực trên toàn thế giới. Và một thực tế cho thấy là cả các cá nhân từ nước giàu và nước nước nghèo đều có tên trong hồ sơ. Việc rò rỉ hồ sơ này cũng tiết lộ rằng Mossack Fonseca sử dụng Quần đảo Virgin thuộc Anh, một lãnh thổ hải ngoại của Anh, nhiều hơn bất cứ quyền hạn khác, khi thành lập công ty vỏ.
"Đây mới chỉ là những hứa hẹn cam kết của các nước tham dự hội nghị thượng đỉnh. Để giải quyết triệt để các vấn đề bất hợp pháp này, điều quan trọng là cần phải có một không gian liên chính phủ thường xuyên để thiết lập các tiêu chuẩn chung và có sự phối hợp hành động trên quy mô toàn cầu của tất cả các quốc gia”, ông Pooja Rangaprasad, Điều phối Chính sách của FTC khẳng định.