Hậu M&A: FIT bùng nổ kết quả kinh doanh toàn hệ thống

Hậu M&A: FIT bùng nổ kết quả kinh doanh toàn hệ thống

(ĐTCK) Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trên toàn bộ các hoạt động chính, F.I.T đang gặt hái bước thành công đầu tiên từ chiến lược M&A đúng đắn cho mục tiêu định vị mình thành doanh nghiệp tỷ đô lĩnh vực ngành hàng cơ bản.

Sau 2 năm tập trung cho chiến lược M&A, CTCP Đầu tư F.I.T (mã FIT) đã cơ bản định hình mô hình hoạt động mới.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015 cũng cho thấy tính đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty trong triển khai chiến lược M&A đúng đắn phục vụ mục tiêu trở thành tập đoàn quy mô lớn chuyên về sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành hàng cơ bản khi đồng loạt công ty mẹ và các công ty con đều tăng trưởng mạnh lợi nhuận.

Tăng trưởng đồng loạt toàn hệ thống

Kết thúc quý III/2015, F.I.T ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến, với tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất lên tới 273,026 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận cổ đông công ty mẹ là 224,743 tỷ đồng.

So với cùng kỳ năm trước, đây là bước tăng trưởng rất ấn tượng của F.I.T, mà sẽ rất khó để một doanh nghiệp niêm yết khác đạt được. 9 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận sau thuế hợp nhất và cũng là lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ F.I.T là 91,417 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ sau 9 tháng đầu năm và mới hoàn thành tăng vốn điều lệ lên gấp đôi sau 1 quý, Công ty đã tiến rất sát với kế hoạch lợi nhuận cả năm là 250 tỷ đồng, tương đương mức thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phần (EPS cơ bản) đạt 1.742 đồng.

CTCP Nước khoáng Khánh Hòa - doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sở hữu nguồn nước khoáng có độ kiềm cao, với thương hiệu nước khoáng Đảnh Thạnh nức tiếng trong cũng vừa thông qua chủ trương cho phép FIT Consumer - một công ty con của TSC trực thuộc F.I.T mua 65% vốn cổ phần mà không cần chào mua công khai. Hoàn tất M&A, đây có thể sẽ là 1 động lực tăng trưởng mới cho TSC và F.I.T trong thời gian tới đây.

Để đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của F.I.T, ngoài việc tăng lợi nhuận từ hoạt động công ty mẹ, phải kể đến đóng góp lợi nhuận các công ty con mà F.I.T đang sở hữu.

CTCP Dược phẩm Cửu Long (mã DCL), doanh nghiệp F.I.T đã hoàn thành sở hữu chi phối năm 2015, 9 tháng đầu năm 2015 cũng ghi nhận mức tăng trưởng tới 18% về lợi nhuận sau thuế, đạt mức 39,685 tỷ đồng thay vì mức 33,604 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Từ một doanh nghiệp yếu về tài chính, với tỷ lệ vay nợ cao, chi phí tài chính lớn và nhiều nợ xấu, năm 2015, với sự tham gia mạnh mẽ của F.I.T, Dược Cửu Long đã có bước chuyển mình ngoạn mục khi cơ bản xử lý xong lượng lớn nợ xấu, tiết giảm chi phí tài chính bên cạnh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính.

Cùng với sự tham gia của F.I.T, Dược Cửu Long trở thành công ty tăng trưởng lợi nhuận lớn thứ 2 trong số các doanh nghiệp ngành dược phẩm lớn đã niêm yết, xếp sau Traphaco (mã TRA) có mức tăng trưởng lợi nhuận 28,91%, vượt xa Dược Hậu Giang (mã DHG) và Domesco (mã DMC) có mức tăng trưởng lợi nhuận tương ứng là 2,54% và 5,4%.

Một công ty thành viên khác của FIT là CTCP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (mã TSC), vốn được thị trường biết đến như một điển hình thành công của F.I.T trong chiến lược M&A cũng tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng sau thời gian F.I.T thực hiện tái cấu trúc.

Kết thúc quý III/2015, TSC đạt 805 tỷ đồng doanh thu, tăng 166,56% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 106,86 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận cổ đông công ty mẹ đạt 102,192 tỷ đồng. So với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2014, lợi ích cổ đông công ty mẹ đã tăng tới gần 4,43 lần chỉ sau 1 năm hoạt động, với EPS cơ bản đạt 1.773 đồng/cổ phiếu.

Điểm tích cực hơn nữa, 9 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của TSC chủ yếu đến từ thanh lý tài sản tái cấu trúc doanh nghiệp, thì nay, với sự thay đổi toàn diện về nguồn vốn, định hướng hoạt động và chất lượng nhân sự, quản trị doanh nghiệp, Công ty đã ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng từ hoạt động chính.

Bóng dáng tập đoàn sản xuất lớn đang dần rõ nét

Năm 2013, ngay thời điểm đưa niêm yết cổ phiếu FIT trên HNX, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Tổng giám đốc Công ty đã cho hay, chiến lược phát triển của F.I.T là trở thành một ông lớn trong lĩnh vực hàng cơ bản, bao gồm: hóa mỹ phẩm, nông nghiệp thực phẩm, dược; và bước đi quan trọng để F.I.T thực hiện mục tiêu đó là M&A những doanh nghiệp hàng đầu trong từng lĩnh vực, nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng.

Trong kế hoạch ấy, F.I.T không bỏ qua thế mạnh ban đầu của mình là đầu tư, tư vấn tài chính, nhưng trọng tâm sẽ là tập trung vào sản xuất thông qua hệ thống công ty con, công ty thành viên.

Cùng với TSC, DCL, Sao Nam, Vikoda có thể sẽ là một động lực tăng trưởng mới cho F.I.T 

Và với chiến lược ấy, F.I.T lựa chọn TSC – một doanh nghiệp lừng lẫy một thời, có rất nhiều tài sản giá trị lớn nhưng bị thua lỗ vì quản trị và chiến lược kinh doanh chưa phù hợp; lựa chọn Dược Cửu Long -doanh nghiệp dược có uy tín và thị phần cao trong nước, có nhà máy sản xuất viên nang mềm gần như độc quyền trong nước và đương nhiên, cũng có tài sản lớn nhưng lợi nhuận chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là gặp vấn đề với quản trị tài chính.

Cùng với TSC, hệ thống F.I.T cũng đã hoàn tất sở hữu Sao Nam – đơn vị chuyên về hóa mỹ phẩm cơ bản, với thương hiệu Dr Clean gần như chiếm trọn thị trường nước rửa tay.

Đến thời điểm này, F.I.T đã bước đầu thành công với chiến lược ấy, khi các công ty con, công ty thành viên đều ghi nhận tăng trưởng tốt. Có điều, đó chưa phải là tất cả những gì F.I.T mong muốn.

Cũng theo bà Nguyệt, với đặc tính thiết yếu của các sản phẩm nhóm ngành hàng cơ bản, quy mô thị trường rất lớn, nhiều mảng nhu cầu chưa được khai thác và đáp ứng, cũng như cơ hội tăng trưởng lớn, tham vọng của F.I.T là trở thành doanh nghiệp tỷ đô trong mỗi ngành hàng mà Công ty lựa chọn.

Gần đây nhất, CTCP Nước khoáng Khánh Hòa - doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam sở hữu nguồn nước khoáng có độ kiềm cao, với thương hiệu nước khoáng Đảnh Thạnh nức tiếng trong cũng đã thông qua chủ trương cho phép FIT Consumer - một công ty con của TSC trực thuộc F.I.T mua 65% vốn cổ phần mà không cần chào mua công khai. Hoàn tất M&A, đây có thể sẽ là 1 động lực tăng trưởng mới cho TSC và F.I.T trong thời gian tới đây.

Với chiến lược này, nhu cầu vốn của F.I.T là rất lớn. Thế nhưng, năm 2015, HĐQT F.I.T đã có một quyết định khá bất ngờ, khi lựa chọn ngừng kế hoạch tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng đã được ĐHCĐ thông qua, để tập trung cho tăng cường hoạt động và quản trị các ngành nghề khác.

Chấp nhận chậm lại kế hoạch tăng trưởng trong ngắn hạn để có thể xây dựng nền tảng kinh doanh vững mạnh, sẵn sàng cho một giai đoạn tăng trưởng đột phá tốt hơn trong tương lai, F.I.T đang tỏ rõ quyết tâm trở thành một ông lớn thực sự của lĩnh vực sản xuất ngành hàng cơ bản.

Tin bài liên quan