"Made in China" là dòng chữ xuất hiện nhiều nhất trên rất nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ. Ảnh: chinaluxury.co

"Made in China" là dòng chữ xuất hiện nhiều nhất trên rất nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ. Ảnh: chinaluxury.co

Hàng "Made in China" làm giàu cho Mỹ

Người tiêu dùng Mỹ sẽ chẳng thể ngờ rằng mỗi đôla họ mua hàng xuất xứ Trung Quốc thì có tới 55 cent thuộc về các công ty Mỹ.

Từ nhiều năm qua, không ít người Mỹ than phiền khi phải mua hàng gắn mác "Made in China" do họ muốn đồng tiền mình bỏ ra chảy vào túi các công ty trong nước chứ không phải người Trung Quốc. Tuy nhiên một nghiên cứu mới lại chỉ ra rằng hầu hết số tiền khách hàng trả cho một sản phẩm nhãn sản xuất tại Trung Quốc lại thuộc về doanh nghiệp Mỹ.

   

Nghiên cứu được thực hiện bởi Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại San Francisco đã chỉ ra mỗi USD khách hàng phải trả khi mua hàng như trên, thì chỉ có 45 cent thuộc về công ty Trung Quốc. Đây là số tiền chi phí nhập khẩu gốc. Phần còn lại được thanh toán cho các dịch vụ tại Mỹ như vận chuyển sản phẩm, phí thuê cửa hàng, chi phí quảng cáo, lợi nhuận cho cổ đông của nhà buôn và có thể nhiều hơn thế nữa.

 

Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ phần trăm giá trị dịch vụ tại Mỹ trên giá bán lẻ các mặt hàng từ Trung Quốc cao hơn so với hàng của các nước khác. Nhìn chung, phần lợi nhuận thuộc về Mỹ trên mỗi đầu sản phẩm Trung Quốc vào khoảng 55 cent, trong khi hàng nhập khẩu từ các nước khác là 36 cent.

 

Nghiên cứu của Fed tại San Francisco cũng nhìn vào tỷ lệ phần trăm trên tổng chi tiêu đầu người của Mỹ đối với các sản phẩm được nhập khẩu hoàn chỉnh (sản phẩm cuối cùng) và các mặt hàng thuộc loại "sản phẩm trung gian" (nhập khẩu theo từng bộ phận)

 

Giả sử có cách để người tiêu dùng Mỹ không chọn các mặt hàng từ Trung Quốc nữa mà dùng sản phẩm từ các nước khác, thì cũng có rất nhiều các sản phẩm do Mỹ sản xuất hoặc các loại hình dịch vụ phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào. Số nguyên liệu này lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Nhập khẩu dưới hình thức này sẽ cho ra những sản phẩm đến tay người tiêu dùng với tên gọi "sản phẩm trung gian" thay vì "sản phẩm cuối cùng" (sản phẩm nhập khẩu ở tình trạng cuối, có thể sử dụng trực tiếp).

 

Các chuyên gia góp mặt trong nghiên cứu đã tìm ra khoảng 13,9% tiêu dùng của Mỹ dành cho sản phẩm được nhập khẩu, bao gồm cả hai dạng nhập khẩu nêu trên. Riêng đồ nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 1,9% tổng tiêu dùng.