Em bé vùng cao. Ảnh: Thành Nguyễn.

Gương mặt vùng cao

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trước, hay đi, tôi chăm chụp ảnh lắm. Hầu như máy ảnh là vật bất ly thân. Trong số đó, ngoài cảnh đẹp thì điều tôi rất thích là chụp chân dung người vùng cao.

Chẳng có “bùa mê, thuốc lú” gì, nhưng không biết từ khi nào, những gương mặt vùng cao luôn rất thu hút và lôi kéo tôi mỗi khi cầm máy.

Một góc chợ phiên. Ảnh: Thành Nguyễn.

Một góc chợ phiên. Ảnh: Thành Nguyễn.

Cũng chẳng biết đúng không, nhưng tôi cảm như cuộc sống vất vả, sương gió nhiều đã khiến gương mặt người vùng cao thường được tạc những đường hằn rõ nét. Nhất là với người có tuổi, các nếp nhăn có mật độ dường như dày hơn, dài hơn, sâu hơn, khắc họa nên một gương mặt nhiều đường nét mà nếu dân mỹ thuật sẽ rất thích.

Nhỏ to tâm sự. Ảnh: Thành Nguyễn.

Nhỏ to tâm sự. Ảnh: Thành Nguyễn.

Trong hội hoạ có môn ký chân dung, là loại hình chọn ra những nét đặc trưng nhất của gương mặt con người (lông mày, râu, mái tóc, đặc biệt là nếp nhăn…, thậm chí thêm cả cặp kính hay cái mũ), và gương mặt vùng cao có lẽ sẽ rất được giới ký họa yêu thích.

Tan chợ về. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tan chợ về. Ảnh: Thành Nguyễn.

Cũng chính vì say các gương mặt vùng cao quá, có đận, tôi còn chuyển hẳn sang chế độ Monochrome (chụp đen trắng) để khắc hoạ rõ hơn thần thái của người vùng cao.

Mẹ và bé. Ảnh: Thành Nguyễn.

Mẹ và bé. Ảnh: Thành Nguyễn.

Một điểm nữa, không biết sao, tôi luôn cảm thấy trong các gương mặt người vùng cao nét hiền lành, chất phác, thậm chí có một chút gì đó nhút nhát, u uẩn. Dường như các gương mặt luôn rất “tâm trạng”.

Hình ảnh quen thuộc ở các chợ phiên. Ảnh: Thành Nguyễn.

Hình ảnh quen thuộc ở các chợ phiên. Ảnh: Thành Nguyễn.

Đó là mặt người già, người trung tuổi, còn trẻ thơ, điểm nhấn lại là ánh mắt. Trẻ thơ vùng cao nói chung, vốn thiếu thốn về điều kiện sống, thậm chí, nhiều khi tôi cảm rằng, chúng tồn tại hoàn toàn tự nhiên, sinh ra, lớn lên như cái cây.

Chính vậy, trong các cuộc hành trình, đám trẻ thu vào trong mắt thường là những đứa trẻ rất “bụi đời”, không chỉn chu, quần áo thì nhiều khi xộc xệch, trong mỗi cử chỉ, nét nhìn đều có vẻ gì đó e sợ, ngại ngùng, nhất là khi gặp người lạ.

Theo mẹ xuống chợ. Ảnh: Thành Nguyễn.

Theo mẹ xuống chợ. Ảnh: Thành Nguyễn.

Để săn tìm cho mình những gương mặt “ám ảnh” như thế (ám ảnh thế nào, phần sau tôi sẽ nói), dễ nhất là bạn hãy đến với chợ phiên. Người vùng cao dường như tôn thờ chợ phiên và coi đó là sinh hoạt thường kỳ phải có. Người ta đến với chợ phiên cũng dường như mang theo cả niềm hào hứng hiếm thấy.

Các em bé thường sẽ được "địu" trên lưng. Ảnh: Thành Nguyễn.

Các em bé thường sẽ được "địu" trên lưng. Ảnh: Thành Nguyễn.

Chợ phiên là một cuộc trình diễn của tất cả các sắc áo đồng bào. Mỗi đồng bào một vẻ, nhưng gặp ở chợ phiên, dường như ai cũng đẹp và mang trong mình niềm tự hào khi khoác lên bộ quần áo đặc trưng.

Chợ phiên cũng là không gian văn hoá riêng có, không thể trộn lẫn.

Những ngày Xuân này, nếu có dịp, bạn hãy thử một lần tìm đến với các chợ phiên. Và nếu là một tay máy, tôi tin bạn sẽ tìm được cho mình những khuôn hình ưng ý.

Một vài gương mặt vùng cao theo chế độ chụp Monochrome:

Tin bài liên quan