Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 9/3: Sẽ sớm xuất hiện thêm một nhịp điều chỉnh

(ĐTCK) VN-Index đã có 9 phiên liên tiếp trồi sụt liên tục quanh mốc 1.120 điểm và đặc điểm của chuỗi biến động này là thanh khoản khớp lệnh thường cao trong các phiên giảm điểm và sụt giảm trong các phiên hồi phục. Đây là một dấu hiệu đáng lưu ý về khả năng suy yếu của bên mua.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 9/3.

CTCK Bảo Việt – BVSC

Các chỉ số có phiên hồi phục nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi kênh đi ngang trong biên độ hẹp gần đây.

Khối lượng giao dịch đứng dưới mức trung bình và nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ trong những phiên thị trường tăng điểm cho thấy sự do dự của dòng tiền.

Mặc dù vậy, áp lực bán tại vùng giá thấp cũng chưa đủ lớn để đẩy các chỉ số sụt giảm mạnh.

Thay vào đó, theo quan sát của chúng tôi, động thái bán ra ở vùng này chủ yếu mới chỉ mang tính chốt lời theo kỳ vọng ở các vùng giá cao trong phiên, đặc biệt là khi VN-Index đang thử thách lại vùng đỉnh ngắn hạn cuối tháng 1.

Với diễn biến hiện tại, khả năng tiếp tục hồi phục nhẹ trong những phiên tới đang có phần chiếm ưu thế.

Tuy nhiên chúng tôi cũng lưu ý trong trường hợp khối lượng giao dịch không tăng lên tại thời điểm vượt đỉnh của các chỉ số thì nhiều khả năng thị trường sẽ lại sớm xuất hiện thêm một nhịp điều chỉnh gối đầu sau đó tại vùng kháng cự quanh 1.150 của VN-Index.

Đây được xem là cơ hội trading ngắn hạn cho các nhà đầu tư để bình quân giá vốn cho các vị thế trung hạn còn nắm giữ, nhằm bám theo xu hướng chủ đạo, vốn vẫn đang được bảo lưu quan điểm đánh giá tích cực.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 9/3: Sẽ sớm xuất hiện thêm một nhịp điều chỉnh ảnh 1

  Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.

CTCK FPT - FPTS

Sàn HSX tiếp tục khẳng định cho kịch bản đi ngang, giằng co bằng diến biến đảo chiều hồi phục trong phiên 08/03. Chốt phiên, chỉ số tạm dừng ở mốc 1.124,15 điểm, tăng 1,07% so với phiên trước.

Trên khung thời gian Intraday, các thân nến giao dịch cho thấy đà tăng suất hiện khá sớm và được mở rộng dần về cuối phiên.

Xu hướng này đã góp phần xóa bỏ nguy cơ sụt giảm mạnh được phản ánh trong phiên liền trước.

Bên cạnh đó, cặp đường trung bình SMA 5 và 12 phiên cũng được củng cố với vai trò hỗ trợ trên khung thời gian EOD.

Tuy nhiên, nếu kết hợp diễn biến giá tại ngưỡng hỗ trợ với việc thanh khoản lùi về dưới ngưỡng bình quân 20 phiên gần nhất thì biến động giá ngày hôm nay không hoàn toàn là tín hiệu tích cực bởi nó cho thấy tâm lý lo ngại vẫn còn.

VN-Index đã có 9 phiên liên tiếp trồi sụt liên tục quanh mốc 1.120 điểm và đặc điểm của chuỗi biến động này là thanh khoản khớp lệnh thường cao trong các phiên giảm điểm và sụt giảm trong các phiên hồi phục.

Đây là một dấu hiệu đáng lưu ý về khả năng suy yếu của bên mua.

Trong phiên cuối tuần, nếu điểm số và thanh khoản vẫn duy trì trạng thái ngược chiều thì nhà đầu tư cần thận trọng với khả năng xu hướng giảm có thể quay trở lại.

Tin bài liên quan