Góc nhìn kỹ thuật phiên 8/1: Có thể thử thách lại vùng hỗ trợ 855-865 điểm

Góc nhìn kỹ thuật phiên 8/1: Có thể thử thách lại vùng hỗ trợ 855-865 điểm

(ĐTCK) Cây nến nhỏ dạng Doji xuất hiện kèm theo khối lượng suy giảm mạnh cho thấy dòng tiền vẫn đang có sự thận trọng và ngại giao dịch trước biến động bấp bênh của thị trường.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 8/1. 

CTCP Bảo Việt - BVSC

VN-Index tăng 0,99% lên 889,64 điểm. Đà tăng của thị trường bật mạnh ngay từ đầu phiên và duy trì cho đến cuối phiên giao dịch.

Thanh khoản đạt 84,7 điểm, giảm mạnh so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình. Độ rộng thị trường tích cực với sự áp đảo của số mã tăng điểm.

Cây nến nhỏ dạng Doji xuất hiện kèm theo khối lượng suy giảm mạnh cho thấy dòng tiền vẫn đang có sự thận trọng và ngại giao dịch trước biến động bấp bênh của thị trường.

Sau khi giảm về vùng hỗ trợ mạnh hơn nằm tại 855-865 điểm, thị trường đã cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại tương đối tích cực.

Thêm vào đó, theo quan sát của chúng tôi, nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn đang ở vào trạng thái quá bán ngắn hạn. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục ngắn từ vùng hỗ trợ trên.

Mặc dù vậy, thị trường có thể sẽ cần trải qua một vài phiên giằng co, tích lũy hoặc có thể thử thách lại vùng hỗ trợ 855-865 điểm, trước khi phát đi những tín hiệu hồi phục rõ nét hơn.

Tỷ trọng danh mục tổng được khống chế ở mức 15-25% cổ phiếu trong giai đoạn này.

Với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt cao, có thể thực hiện mua trading với tỷ trọng thấp, ưu tiên hàng có sẵn trong các phiên sụt giảm mạnh của thị trường.

Vùng kháng cự của chỉ số nằm tại 903-908 điểm và 925-930 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 855-865 điểm và 820-835 điểm

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS. 

CTCK Phú Hưng – PHS

VN-Index có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng giao dịch suy giảm mạnh và duy trì ở mức dưới bình quân 10 và 20 phiên hàm ý dòng tiền đang vẫn có sự thận trọng nhất định.

Không những vậy, xu hướng chính trong ngắn hạn của chỉ số vẫn là giảm điểm, khi chỉ số đang đóng cửa dưới MA20, kèm theo chỉ báo ADX nằm trên vùng 32 và đường +DI nằm dưới –DI, phiên tăng điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật.

Tuy nhiên, chỉ số đang đi lên trở lại MA5, kèm theo đường RSI đang cho tín hiệu phục hồi từ vùng quá dưới 30 lên vùng 35, cho thấy tín hiệu phục hồi của chỉ số đang mạnh dần lên.

Do đó, chỉ số có thể đang nằm trong một nhịp hồi kỹ thuật kéo dài 3-5 phiên nhằm củng cố cho xu hướng giảm chính.

Ngưỡng kháng cự của đợt phục hồi kỹ thuật này có thể là vùng 919 điểm (MA20 và 50). 

HNX-Index có diễn biến tương tự. Mặc dù, chỉ số cũng có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp nhưng vẫn duy trì đóng cửa dưới MA20, cho thấy xu hướng chính trong ngắn hạn vẫn là giảm điểm.

Phiên tăng điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật, với ngưỡng kháng cự gần là vùng 104 điểm (MA20,50). 

Nhìn chung, xu hướng chính của thị trường có thể vẫn là giảm điểm, phiên tăng điểm 7/1 có thể chỉ nằm trong một nhịp phục hồi kỹ thuật kéo dài từ 3-5 phiên.

Do đó, nhà đầu tư có mức chịu đựng rủi ro cao, có thể cân nhắc tham gia lướt sóng với tỷ trọng thấp ở những cổ phiếu đang ở vùng quá bán.

  Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS. 

CTCK Sài Gòn – Hà Nội - SHS

VN-Index tăng điểm trong phiên đầu tuần, khối lượng khớp lệnh suy giảm và ở dưới mức trung bình 20 phiên với 87 triệu cổ phiếu.

Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của chỉ số duy trì tiêu cực với kháng cự tại 920 điểm (MA20).

Tín hiệu kỹ thuật trung hạn của chỉ số duy trì tiêu cực với ngưỡng kháng cự tại 920 điểm (MA50).

Về xu hướng dài hạn, VN-Index tiếp tục vận động trong thị trường giá xuống (bear market) với ngưỡng kháng cự tại 980 điểm (MA200).

Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 8/1, VN-Index có thể tiếp tục giằng co và rung lắc trong biên độ 880-900 điểm với nền tảng thanh khoản thấp.

Tin bài liên quan