Áp lực chốt lãi ở phiên cuối tuần đã khiến chỉ số VN-Index phải rung lắc. Dù vậy, xu hướng của thị trường vẫn được kỳ vọng sẽ phục hồi trong hai tuần cuối cùng của năm 2018. Quan điểm của ông/bà?
Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ chứng khoán, CTCK VNDIRECT
Tôi cho rằng phiên điều chỉnh giảm cuối tuần qua diễn ra hoàn toàn bình thường khi các cổ phiếu đã hồi phục tốt hai tuần trước đó.
Áp lực giảm từ các thị trường chứng khoán lớn và đồng USD có dấu hiệu tăng trở lại gây ra những tác động tiêu cực đáng kể. Hơn nữa, một số cổ phiếu cũng có dấu hiệu suy yếu như CTG, MBB, HPG, VPB, NVL, VJC.
Tuy nhiên, nhìn chung các cổ phiếu vốn hoá lớn vẫn ở trạng thái ổn như VNM, VIC, BID, BVH, STB, SAB, VHM... Dòng tiền vẫn vận động khá tốt tìm kiếm cơ hội trong thị trường tạo ra sự phân hoá nhất định mặc dù chưa đủ mạnh để tạo ra sự bứt phá. Do đó, tôi vẫn cho rằng thị trường sẽ dao động tích luỹ và hồi phục nhẹ.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Mặc dù dòng tiền tham gia vào thị trường là không yếu nhưng rõ ràng vẫn chưa “đủ đô” để có thể giúp chỉ số VN-Index duy trì xu hướng hồi phục trung hạn trong bối cảnh thị trường chung vẫn đang tỏ ra vô cùng nhạy cảm với các thông tin mang tính tiêu cực.
Dẫu vậy, chỉ số VN-Index vẫn có rất nhiều động lực tích cực để có thể tiếp tục đi lên và hướng tới mốc 1.000 điểm trong cuối tháng 12.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam
Thị trường trong tuần vừa qua dù không có sự bức phá về mặt chỉ số, nhưng giao dịch nhìn chung là hưng phấn hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Mặt bằng chung cổ phiếu đang hồi phục dần và có sự phân hóa lớn do nhà đầu tư đang nhắm đến lợi nhuận quý IV sắp tới của các doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, giai đoạn này các yếu tố hỗ trợ vĩ mô chưa chắn chắn chưa kể những thông tin tác động từ quốc tế còn khá nhạy cảm vì vậy thị trường sẽ còn tích lũy trong biên độ 10 – 15 điểm trong khoảng một đến hai tuần trước khi có động lực bức phá khỏi vùng giá hiện tại.
Trong khoảng thời gian từ hiện tại đến sang năm tôi cho rằng thị trường vẫn còn nhiều điểm sáng để đầu tư vì vậy các đợt điều chỉnh giảm là cơ hội để nhà đầu tư sở hữu thêm cổ phiếu.
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Hồi đầu tháng 12 này, bản thân tôi rất tự tin khi dự báo thị trường tăng, nhất là sau khi chứng kiến phiên 3/12 khi VN-Index tăng 25 điểm lên 951,6 điểm. Lúc đó, lãnh đạo cao cấp nhất Mỹ - Trung cũng vừa gặp nhau và thỏa thuận “đình chiến” 90 ngày, mang lại 1 cảm giá yên tâm, rằng đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có giải pháp tốt đẹp cho cuộc chiến thương mại giữa 2 nước lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, đến lúc này, sau khi Mỹ bắt 1 lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Huwei Trung Quốc, và đồng thời Trung Quốc cũng công bố số liệu cho thấy kinh tế nước này đang khó khăn hơn, thì chứng khoán thế giới lại chịu ảnh hưởng tiêu cực. Việt nam, tất nhiên cũng đi theo.
Ông Hoàng Thạch Lân
Lúc này tôi vẫn mong chờ VN-Index tiếp tục tăng, với kỳ vọng nhiều ở vốn ngoại đổ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn trong nhóm VN30 (qua ETF E1VFVN30), cũng như sức nóng từ kỳ review chỉ số này đang đến gần.
Tuy nhiên, tin tức từ thế giới bên ngoài luôn là thứ chúng ta không “kiểm soát” được, tức là rất khó dự báo. Yếu tố này có lẽ tiếp tục khiến đà tăng chỉ số chậm hơn kỳ vọng, giống như nó đang diễn ra trong 10 phiên vừa qua của tháng 12.
Khi dư địa tăng giá của nhóm bluechips có phần thu hẹp lại, dòng tiền đang có tín hiệu lan tỏa rộng hơn. Điều này có tạo nhiều cơ hội sinh lời hơn đối với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu cơ bản chưa tăng giá nhiều trong thời gian qua không theo các ông/bà?
Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ chứng khoán, CTCK VNDIRECT
Theo quan sát của tôi thì vẫn có nhiều cổ phiếu tăng tốt ngay cả giai đoạn thị trường đi xuống từ tháng 4/2018 tới nay như VHC, VEA, PHR, NTC,TNG, TCM... Do đó, trong bối cảnh thị trường tạm bình ổn như hiện tại dòng tiền sẽ luân chuyển năng động để tìm kiếm các cơ hội sinh lời.
Tuy nhiên, cơ hội sẽ rất chọn lọc và cần có yếu tố cơ bản nổi trội chủ yếu tập trung ở nhóm midcap trong khi các cổ phiếu nhỏ phần lớn là các cổ phiếu làm ăn kém hiệu quả, kém minh bạch làm mất tiền của cổ đông.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Nhiều khả năng nhóm midcap sẽ được quan tâm trong bối cảnh dòng tiền yếu hiện nay.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam
Có thể nhìn thấy mặt bằng chung của nhóm bluechip hiện đang ổn định và đóng vai trò giữ chỉ số là chính. Thật ra, trong đợt tăng ngắn hạn từ 920 điểm lên 960 điểm có khá nhiều bluechip tăng tốt như VNM, VCB, BID, TCB … đã tạo động lực thúc đẩy thị trường thu hút dòng tiền nhà đầu tư.
Ông Nguyễn Hồng Khanh
Đây là tín hiệu tốt cho thấy dòng tiền có xu hướng lan tỏa và tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu chất lượng nhưng bị bỏ quên.
Thị trường sau giai đoạn down trend từ tháng 4 đến nay đã tạo một mặt bằng giá thấp hơn và lộ diện ra nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ nhưng kết quả kinh doanh ổn định và tăng trưởng. Vì vậy, đây chính là cơ hội quá tốt để nhà đầu tư có thể nắm giữ những cổ phiếu này.
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Tôi không nghĩ vậy. Trước giờ midcap và smallcap thường thu hút dòng tiền khi thị trường lên 1 chặng, và largecap có dấu hiệu chốt lời. Lúc này, VN-Index gọi là tăng, nhưng mức độ tăng không bao nhiêu. Largecap cũng tăng giá, nhưng khó nói là dư địa không nhiều nên nhà đầu tư chốt lời và chuyển qua 2 nhóm kia.
Ở góc độ đầu tư, dù số lượng cổ phiếu smallcap rất nhiều, nhưng tôi nghĩ cơ hội lại đến nhiều hơn ở midcap. Nhất là những cổ phiếu có mức vốn hóa cũng đủ lớn, tiệm cận nhóm largecap. Rất nhiều mã đang có P/E thấp, trong khi lợi nhuận vẫn tăng trưởng, ví dụ như REE, TCM, GMD, VHC, VCI… Nhưng tôi cũng nhấn mạnh rằng đầu tư mà lại mong cổ phiếu tăng giá lúc này, thì cũng có chút may rủi. Tức là khả năng lớn mua rồi phải chờ, kể cả khi xem chart kỹ thuật.
Thị trường đang chờ đợi thông tin kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2018 từ doanh nghiệp. Nếu kỳ vọng về một “đợt sóng lợi nhuận cuối năm” thì nhóm cổ phiếu, nhóm ngành nào có nhiều cơ hội?
Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ chứng khoán, CTCK VNDIRECT
Các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hầu hết đã được các bên dự báo trước nên sẽ ít doanh nghiệp tạo ra sự bất ngờ lớn để có cú hích tăng giá mạnh.
Ông Nguyễn Trung Du
Tôi cho rằng kết quả kinh doanh của nhóm ngành thuỷ sản, dệt may, ngân hàng, bán lẻ sẽ nổi bật nhất nhưng điều này cũng khó tạo ra một đợt sóng tăng mới mà chỉ giúp cho đợt hồi phục có cơ hội tiếp diễn thêm một chút nữa.
Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế vẫn nhiều bất ổn như hiện tại thì thị trường Việt Nam tích luỹ và hồi phục nhẹ đã là tốt rồi.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Nhóm cổ phiếu được tôi chú ý là bất động sản, thủy sản, dệt may.
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam
Trong năm nay chúng ta có thể kỳ vọng những ngành lớn như ngân hàng và bất động sản sẽ có một đợt sóng phục hồi cuối năm. Nhiều cổ phiếu trong hai nhóm ngành lớn này có một năm kinh doanh rất tốt và nhà đầu tư vẫn kỳ vọng sang năm những cổ phiếu này tiếp tục giữ phong độ.
Bên cạnh đó, những nhóm ngành như thủy sản, dệt may, hạ tầng khu công nghiệp đang là điểm đến dòng tiền từ nay sang năm nhờ hoạt động kinh doanh của những nhóm ngành này đang tăng tốc rất mạnh.
Dĩ nhiên nhà đầu tư nên lưu ý những doanh nghiệp nào có cơ cấu tài chính ít vay nợ thì càng tốt vì sang năm dù môi trường kinh doanh có thuận lợi hơn ở một số ngành nhưng trong bối cảnh lãi suất đang tăng lên thì hiệu quả mang lại cũng sẽ không nhiều.
Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Bất động sản và hàng tiêu dùng được chờ đợi nhiều, bởi các doanh nghiệp đầu tư nhà ở thường hay có “thông lệ” hạch toán doanh thu và lợi nhuận dồn vào quý IV, còn hàng tiêu dùng thường có mùa vụ cao vào cuối năm.
Đâu là chiến lược đầu tư của ông/bà ở thời điểm này?
Ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Dịch vụ chứng khoán, CTCK VNDIRECT
Nếu chúng ta tư duy thị trường vẫn là các đợt hồi phục nhỏ sau mỗi đợt giảm sâu thì chiến lược hợp lý vẫn là kiên nhẫn chờ đợi các đợt giảm điểm để mua và kỳ vọng biên lợi nhuận mỏng 10-15%.
Ngược lại, mỗi khi thị trường hào hứng lại là cơ hội tốt để bán ra. Những cổ phiếu đầu ngành và có yếu tố cơ bản hỗ trợ sẽ an toàn hơn các cổ phiếu nặng tính đầu cơ trong bối cảnh thị trường nhiều bất ổn, rủi ro khó lường như hiện tại.
Ông Nguyễn Nhật Cường, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank
Ông Nguyễn Nhật Cường
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam
Nhà đầu tư nên chọn cho mình những nhóm ngành đang là tâm điểm tăng trưởng sang năm là yếu tố đầu tiên. Kế tiếp là công việc lựa chọn cổ phiếu mục tiêu mà ưu tiên những cổ phiếu có hoạt động tài chính minh bạch và ít chịu ảnh hưởng từ việc vay nợ. Với những cổ phiếu đầu tư mang tính chu kỳ như dầu khí hay thương mại thường mang tính ngắn hạn nhà đầu tư cần theo sát tin tức quốc tế và lẫn giá cổ phiếu để chọn điểm rơi chính xác.
Quan điểm của tôi vẫn ưu tiên những nhóm ngành sẽ là cột trụ thu hút dòng tiền dài hạn và lựa chọn những cổ phiếu đang đi vào giai đoạn tăng trưởng.
Vì vậy, những đợt điều chỉnh là cơ hội để tích lũy thêm và nắm giữ cho đến khi đạt được mục tiêu về giá. Việc tham gia lướt sóng chỉ nên dành một phần ngân sách và cũng ưu tiên chọn những cổ phiếu có tin tức kinh doanh khả quan rõ ràng.
uả kinh doanh ổn định và tăng trưởng. Vì vậy, đây chính là cơ hội quá tốt để nhà đầu tư có thể nắm giữ những cổ phiếu này.Ông Hoàng Thạch Lân, Trưởng phòng Phân tích khối khách hàng cá nhân CTCK Rồng Việt
Giờ là thời điểm cuối năm 2018, cổ phiếu tốt trong năm nay đa phần đã “lộ”. Như vậy địa chỉ đầu tư cũng có không ít rồi. Tuy nhiên, thị trường chung còn phụ thuộc nhiều từ yếu tố bên ngoài, nên tôi nghĩ vẫn cứ nắm giữ và chờ. Còn lướt sóng theo kiểu đánh nhanh rút gọn thì có lẽ trước hết tập trung vào những mã có liên quan đến kỳ cơ cấu VN30 sắp tới.