Nhóm người trẻ thể hiện sự tự tin rất cao để vươn lên từ đại dịch. Ảnh: Shutterstock.

Nhóm người trẻ thể hiện sự tự tin rất cao để vươn lên từ đại dịch. Ảnh: Shutterstock.

Giới trẻ khu vực mới nổi tự tin vượt khủng hoảng

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) Theo khảo sát toàn cầu của Ngân hàng Standard Chartered, người dân tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là những người trẻ tuổi, tự tin với những kỹ năng số và tinh thần sẵn sàng thích nghi với phương thức làm việc mới thời kỳ “bình thường mới”.

Những “con số biết nói” từ giới trẻ khu vực mới nổi

Kết quả khảo sát cho thấy, đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính cá nhân trên toàn cầu, với hơn 1/3 số người tham gia khảo sát ghi nhận thu nhập bị sụt giảm và hơn 1/2 dự đoán thu nhập và/hoặc việc làm của họ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, những người trẻ tuổi (độ tuổi 18-34) và nhóm dân số tại các thị trường mới nổi lại có mức độ tự tin cao nhất đối với các kỹ năng số và họ sẵn sàng thích nghi cũng như làm việc chăm chỉ hơn để hiện thực hóa những cơ hội sau khi dịch Covid-19 đi qua.

Nghiên cứu trên được thực hiện với 12.000 người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) tại 12 thị trường, bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc Đại Lục, Singapore, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, UAE, Pakistan, Kenya, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, qua đó mang đến những thông tin về tình hình tài chính và việc làm trong giai đoạn khó khăn hiện nay và cách thức các ngân hàng có thể hỗ trợ công tác quản lý tài chính.

Nghiên cứu cho thấy một sự tương phản rõ rệt giữa tình hình tài chính thực tế và sự tự tin vào tương lai của những người được khảo sát.

Điều này có thể được giải thích qua thái độ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn, thực hiện các kế hoạch tìm kiếm nguồn thu nhập mới và học hỏi những kỹ năng mới để có thể gia tăng thu nhập, đặc biệt ở những người trẻ tuổi và những ai đang sống tại các thị trường mới nổi.

Nhóm người trẻ thể hiện sự tự tin rất cao, với 80% số người trong độ tuổi từ 18-34 cho rằng họ có những kỹ năng số cần thiết để phát triển sau đại dịch, so với tỷ lệ 63% ở nhóm có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên.

Nhiều người mới tốt nghiệp hoặc rời ghế nhà trường giữa cuộc suy thoái toàn cầu đang diễn ra cũng cho thấy tinh thần sẵn sàng cao hơn hoặc tự trang bị tốt hơn để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại.

Ví dụ, 75% người được khảo sát ở độ tuổi từ 25-45 sẽ xem xét tìm kiếm nguồn thu nhập thứ hai so với tỷ lệ 40% ở nhóm trên 55 tuổi, và 72% người được hỏi ở độ tuổi từ 18-44 sẽ học hỏi thêm kỹ năng mới so với mức 37% ở nhóm từ 55 tuổi trở lên.

Nhiều người thuộc thế hệ Millennials và thế hệ Z có thể sẽ ứng phó với khủng hoảng bằng cách khởi nghiệp. 52% số người trong nhóm tuổi từ 18-44 sẽ cân nhắc các kế hoạch khởi nghiệp trong 6 tháng tới, so với mức 30% ở nhóm người từ 45 tuổi trở lên.

Ở quy mô toàn cầu, mức độ linh động, khả năng thích ứng và tinh thần doanh nhân có xu hướng giảm dần theo tuổi tác, sự tự tin cũng có xu hướng tương tự, mặc dù (đôi khi là bởi vì) những thế hệ lớn hơn đã có một sự nghiệp ổn định hơn.

Sự khác biệt còn rõ rệt hơn khi so sánh giữa những thị trường phát triển và mới nổi. Dân số tại những nền kinh tế phát triển không những ít tự tin về các kỹ năng số cần thiết để vượt qua cuộc suy thoái, tinh thần sẵn sàng thích nghi và chủ động tăng thu nhập của họ cũng không cao.

Hơn 88% người được khảo sát tại Kenya, Trung Quốc Đại Lục, Ấn Độ và Pakistan cho biết họ chọn làm việc nhiều hơn để đón đầu cơ hội, thay vì giảm giờ làm và nhận lương ít đi.

Hơn 88% người được khảo sát tại Kenya, Trung Quốc Đại Lục, Ấn Độ và Pakistan cho biết họ chọn làm việc nhiều hơn để đón đầu cơ hội, thay vì giảm giờ làm và nhận lương ít đi.

Trong khi đó, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có tỷ lệ người khảo sát coi trọng thời gian nhàn rỗi hơn tiền bạc cao nhất, lần lượt ở mức 38% và 33%.

Về phương diện tài chính cá nhân, những quốc gia có tỷ lệ người mong muốn quản lý tình hình tài chính hiệu quả hơn để từ đó đạt được những điều tốt đẹp hơn gồm Kenya (93%), Trung Quốc Đại Lục (85%), Malaysia (83%) và Ấn Độ (82%).

Sự tự tin, khả năng thích nghi, tinh thần lao động là sức mạnh

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thúc đẩy sự phát triển của các nền tảng và dịch vụ ngân hàng trực tuyến với hơn một nửa dân số thế giới gia tăng việc sử dụng, sự chuyển dịch được ghi nhận rõ ràng và mạnh mẽ hơn tại các thị trường tăng trưởng nhanh.

Ví dụ, sự gia tăng tần suất trong tần suất sử dụng thiết bị di động cho các dịch vụ ngân hàng được ghi nhận nổi bật nhất tại Ấn Độ (79%), UAE (72%), và Kenya (69%).

Người dân tại những thị trường tăng trưởng nhanh cũng kỳ vọng các ngân hàng sẽ giúp họ trở nên tự tin hơn trong việc quản lý tiền trên các nền tảng trực tuyến khi họ sử dụng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ngày càng nhiều hơn: Kenya (91%), India (84%) và Indonesia (84%).

Một khía cạnh nhận được nhiều sự đồng thuận của những người tham gia khảo sát là nhu cầu có được phương thức làm việc linh hoạt hơn sau đại dịch Covid-19.

Đối với những người có thể áp dụng phương thức này, 71% mong muốn tiếp tục làm việc tại nhà ít nhất hai ngày/tuần cho đến khi các hạn chế được dỡ bỏ và 77% mong muốn được làm việc một cách linh hoạt hơn.

Ông Ben Hung, Tổng giám đốc Trung Quốc và Nam Á kiêm Tổng giám đốc mảng Ngân hàng bán lẻ và quản lý tài sản của Standard Chartered, chia sẻ: “Những người trẻ tuổi trên thế giới đang phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 lên khía cạnh kinh tế. Nhiều người có việc làm không ổn định hoặc tham gia vào thị trường việc làm đầy khắc nghiệt ngay khi vừa tốt nghiệp. Tuy nhiên, sự tự tin, khả năng thích nghi và tinh thần sẵn sàng lao động chăm chỉ, đặc biệt tại những thị trường phát triển nhanh, đã đem lại hy vọng cho quá trình hồi phục sau đại dịch.”

Cũng theo ông Ben Hung, nhiều người đang cân nhắc việc bắt đầu một hoạt động kinh doanh và mong muốn học hỏi các phương thức quản lý tài chính hiệu quả hơn.

Họ cần được hỗ trợ. Song song với việc giúp họ quản lý tài chính, các ngân hàng cũng có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn, từ đó cho phép họ tập trung vào quá trình tìm kiếm, thực hiện các kế hoạch và vươn lên từ đại dịch.

Tin bài liên quan