Ảnh AFP

Ảnh AFP

Giới đầu tư nhận quà lớn từ Fed

(ĐTCK) Kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất trong tháng 7 lại thắp lên giúp các thị trường toàn cầu khởi sắc trong phiên thứ Tư (10/7).

Trong phiên điều trần trước Quốc hội hôm qua, ông Jerome Powell đã thắp lại kỳ vọng về khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng này.

Trong biên bản cuộc họp mới nhất của Fed được công bố, đa số các nhà hoạch định chính sách đều lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ngăn chặn đà tăng trưởng, khiến các doanh nghiệp kìm hãm mua máy móc thiết bị, thuê thêm lao động. Qua đó, khiến kinh tế Mỹ chậm lại và lạm phát thấp hơn.

Phát biểu tại Quốc hội hôm thứ Tư, ông Powell cho biết, nền kinh tế Mỹ vẫn đang bị đe dọa từ hoạt động nhà máy đáng thấp vọng, lạm phát và chiến tranh thương mại.

Những thông tin mới này đã thắp lại kỳ vọng về khả năng Fed sẽ giảm lãi suất trong tháng này sau khi kỳ vọng này giảm đi trước đó sau bảng lương phi nông nghiệp được công cao hơn kỳ vọng.

Những thông tin trên giúp các chỉ số chính của phố Wall tăng vọt trong nửa đầu phiên thứ Tư, trong đó S&P 500 lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 3.000 điểm, sau đó hạ nhiệt dần do áp lực chốt lời, nhưng vẫn giữ được mức tăng mạnh.

Kết thúc phiên 10/7, chỉ số Dow Jones tăng 76,71 điểm (+0,29%), lên 26.860,20 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,44  điểm (+0,45%), lên 2.993,07 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 60,80 điểm (+0,75%), lên 8.202,53 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, biên bản cuộc họp của Fed, cùng phát biểu của Chủ tịch Fed cũng giúp thị trường khu vực phản ứng tích cực. Ngoài ra, giá kim loại quý, cùng giá dầu tăng giúp nhóm cổ phiếu nguyên liệu và năng lượng tăng, cũng hỗ trợ cho thị trường. Tuy nhiên, niêm vui kéo dài không bao lâu khi các thị trường đồng loạt quay đầu giảm do ảnh hưởng từ các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tiêu cực, trong đó việc tập đoàn hóa chất khổng lồ của Đức cắt giảm dự báo lợi nhuận quý II tới 30% đưa ra hôm qua vẫn ám ảnh nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 10/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 5,78 điểm (-0,08%), xuống 7.530,69 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 63,14 điểm (-0,51%), xuống 12.373,41 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 4,51 điểm (-0,08%), xuống 5.567,59 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm nhẹ khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi thông tin từ Fed. Chứng khoán Hồng Kông đảo chiều tăng trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp, nhưng thanh khoản thấp khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi thông tin từ Fed. Chứng khoán Trung Quốc cũng tiếp tục giảm khi dữ liệu vừa công bố làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Kết thúc phiên 10/7, chỉ ố Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 31,67 điểm (-0,15%), xuống 21.533,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,93 điểm (-0,44%), xuống 2.915,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 88,41 điểm (+0,31%), lên 28.2024,69 điểm.

Trên thị trường kim loại quý, kỳ vọng về khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 7 trở lại sau biên bản cuộc họp của Fed và phát biểu của ông Powell trước Quốc hội Mỹ như mồi lửa thổi bùng giá vàng trong phiên giao dịch thứ Tư.

Kết thúc phiên 10/7, giá vàng giao ngay tăng 21,3 USD (+1,52%), lên 1.418,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 tăng 12 USD (+0,86%), lên 1.412,5 USD/ounce.

Giống như chứng khoán và giá vàng, giá dầu thô cũng tăng vọt trong phiên thứ Tư khi sản lượng hàng tồn kho của Mỹ tuần trước giảm tới 9,5 triệu thùng, cao hơn nhiều mức dự báo giảm 3,1 triệu thùng của các nhà phân tích, theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Ngoài ra, giá dầu thô còn nhận được thông tin hỗ trợ khi cơn bão xuất hiện tại vịnh Mexico khiến các giàn khoan tại đây cắt giảm sản lượng khai thác.

Kết thúc phiên 10/7, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 2,60 USD (+4,50%), lên 60,43 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,85 USD (+4,44%), lên 67,01 USD/thùng.

Tin bài liên quan