Ảnh AFP

Ảnh AFP

Giới đầu tư bỏ qua tin xấu

(ĐTCK) Dù nhận nhiều tin xấu về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, dữ liệu kinh tế, nhưng giới đầu tư đều bỏ qua và đặt niềm tin vào sự mở cửa trở lại của nền kinh tế.

Theo dữ liệu kinh tế vừa công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ trong tuần đầu tháng 5 tăng thêm trên 3 triệu người, trong báo cáo hôm thứ Sáu cho biết, doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ giảm mức kỷ lục 16,4%.

Dữ liệu kinh tế này cùng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trở lại khiến giới đầu tư thận trọng, giao dịch giằng co.

Tuy nhiên, về cuối phiên cả 3 chỉ số chính của phố Wall đã bật qua tham chiếu và đóng cửa với sắc xanh khi nhà đầu tư phản ứng tích cực với việc nền kinh tế mở cửa trở lại.

Ngoài ra, giới đầu tư cũng phản ứng tích cực với gói hỗ trợ 3.000 tỷ đồng vừa được Quốc hội Mỹ thông qua.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số Dow Jones tăng 60,08 điểm (+0,25%), lên 23.685,42 điểm. Chỉ asố S&P 500 tăng 11,20 điểm (+0,39%), lên 2.863,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 70,84 điểm (+0,79%), lên 9.014,56 điểm.

Dù tăng điểm trong phiên cuối tuần, nhưng phố Wall không tránh khỏi tuần giảm điểm sau tuần hồi phục khá tốt trước đó. Cụ thể, trong tuần Dow Jones giảm 2,65%, S&P giảm 2,26% và Nasdaq giảm 1,17%.

Chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm khá tốt trong phiên cuối tuần với kỳ vọng các nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian đóng cửa để phóng chống dịch Covid-19.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 58,23 điểm (+1,01%), lên 5.799,77 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Đức tăng 128,15 điểm (+1,24%), lên 10.465,17 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 4,50 điểm (+0,11%), lên 4.277,63 điểm.

Dù tăng điểm mạnh phiên cuối tuần, nhưng chứng khoán châu Âu cũng có tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 giảm 2,29% sau 2 tuần tăng liên tiếp. Chỉ số DAX giảm 4,03% và cũng chấm dứt chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp. Còn chỉ số CAC 40 giảm 5,98%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp.

Chứng khoán châu Á trái chiều trong phiên cuối tuần, trong đó chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc tăng điểm, còn chứng khoán Trung Quốc và Hồng K ông giảm nhẹ khi nhà đầu tư thận trọng trước việc quan hệ thương mại Mỹ - Trung căng thẳng trở lại.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 122,69 điểm (+0,62%), lên 20.037,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,88 điểm (-0,06%), xuống 2.868,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 32,27 điểm (-0,14%), xuống 23.797,47 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,32 điểm (+0,12%), lên 1.928,28 điểm.

Trong tuần, chứng khoán châu Á đồng loạt giảm điểm chuỗi tuần tăng liên tiếp trước đó, riêng chứng khoán Trung Quốc có tuần giảm đầu tiên kể từ tháng 3. Cụ thể, trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,70%, chỉ số Hang Seng giảm 1,79%, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,93% và Kospi giảm 0,90%.

Dữ liệu thất nghiệp và bán lẻ yếu kém được công bố, cùng các gói kích thích kinh tế giúp giá vàng tăng mạnh trong phiên cuối tuần.

Kết thúc phiên 15/5, giá vàng giao tăng 11,5 USD (+0,66%), lên 1.742,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 15,4 USD (+0,88%), lên 1.756,3 USD/ounce.

Giá vàng có tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp với giá vàng giao ngay tăng 1,71% và giá vàng tương lai tăng 2,47%.

Với các dữ liệu kinh tế yếu kém vừa công bố, cùng các gói kích thích kinh tế và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cả giới phân tích và đầu tư đều đặt cao cho cửa giá vàng sẽ tăng trong tuần mới.

Cụ thể, trong 14 chuyên gia trả lời khảo sát có 10 người dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần mới, chiếm 71%, cao hơn con số 55% của tuần trước, có 2 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 17%, thấp hơn con số 27% của tuần trước và 2 người dự báo đi ngang, chiếm 14%.

Tương tự, trong 1.088 lượt người tham gia khảo sát trực tuyến, có 750 lượt dự báo giá vàng tăng, chiếm 69%, cao hơn con số 67% của tuần trước; 179 lượt dự báo giá giảm, chiếm 16%, thấp hơn so với 19% của tuần trước và 159 lượt dự báo đi ngang, chiếm 15%.

Giá dầu thô nhanh chóng lấy lại đà tăng mạnh trong phiên cuối tuần nhờ kỳ vọng vào nền kinh tế mở cửa trở lại.

Kết thúc phiên 15/5, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,87 USD (+6,35%), lên 29,43 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,37 USD (+4,22%), lên 32,50 USD/thùng.

Giá dầu thô có tuần hồi phục mạnh thứ 3 liên tiếp trong tuần qua, trong đó giá dầu thô Mỹ tăng 18,96% và giá dầu thô Brent tương lai tăng 4,94%.

Tin bài liên quan