Giao dịch T+0: Số phận những CTCK không “đủ chuẩn”

Giao dịch T+0: Số phận những CTCK không “đủ chuẩn”

(ĐTCK) Theo các quy định về cấp dịch vụ giao dịch trong ngày cho khách hàng (T+0) của CTCK trong dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 74/2011/TT-BTC, chỉ có khoảng hơn 10 CTCK có khả năng đáp ứng đủ yêu cầu. Vậy đa số CTCK còn lại chưa đáp ứng được các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu hoặc hai năm liền kề có lãi… sẽ ra sao?

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán quy định, để được tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày, các CTCK phải đáp ứng 4 điều kiện: được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng trở lên; không lỗ hai năm gần nhất và tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220%; không trong quá trình sáp nhập, giải thể, kiểm soát đặc biệt.

Thống kê sơ bộ các CTCK trên sàn HOSE, HNX, OTC, UPCoM dựa trên các chỉ tiêu về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế hai năm 2013 - 2014 (chưa thống kê tỷ lệ vốn khả dụng), thì có khoảng 10 CTCK đáp ứng được toàn bộ các điều kiện; 6 CTCK có khả năng đáp ứng được điều kiện và 2 CTCK đáp ứng được điều kiện về vốn, nhưng chưa đáp ứng được điều kiện “không lỗ hai năm gần nhất”.

Đáng chú ý, trong 10 CTCK “đủ chuẩn”, đa phần đều là những CTCK lớn, thuộc Top 10 thị phần môi giới trên hai Sở GDCK, chiếm gần 80% thị phần giao dịch.

Trong tất cả các điều kiện trên, trao đổi với ĐTCK, một số CTCK cho rằng, quy định về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu được xem là quy định khắt khe nhất. Phần lớn CTCK nhỏ (chiếm khoảng hơn 20% thị phần) sẽ “không có đất” trên sân chơi đầy tiềm năng này.

Khả năng lớn, khách hàng từ các công ty này sẽ “chạy” sang các CTCK lớn để có thể được giao dịch T+0. Và cũng có câu hỏi đặt ra, phải chăng có sự “thiên vị” cho các CTCK lớn?

Ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, “day trading” là nghiệp vụ phức tạp, nhạy cảm không chỉ ở thị trường Việt Nam, mà cũng mới được vận hành ở các thị trường trong khu vực.

Nghiệp vụ này cho phép NĐT không chỉ đặt một lệnh mà được đặt lệnh mua bán liên tục trong ngày và cuối ngày, bù trừ để đưa ra chênh lệch. Trong đó, CTCK đóng vai trò là tổ chức cấp hạn mức cho NĐT cũng như được quản lý các hạn mức mua bán đối với trường hợp day trading. Do vậy, nếu không có cơ chế kiểm soát kỹ và chặt chẽ, thì việc rủi ro cho NĐT, CTCK có thể dẫn tới rủi ro cho toàn bộ thị trường.

Thống kê các CTCK cũng cho thấy, ngoài những CTCK đủ chuẩn, một số CTCK mặc dù vốn điều lệ không đạt 800 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu khá dồi dào, nên việc đáp ứng điều kiện về vốn không phải là vấn đề quá khó với các CTCK này khi chỉ cần phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ.

Tên
viết
tắt

Tên công ty

VCSH

VĐL

LNST
2014

LNST
2013

SSI

CTCK Sài Gòn

5.690.950

3.537.949

744.696

417.336

KLS

CTCK Kim Long

2.472.594

2.025.000

144.788

138.345

HCM

CTCK TP. HCM

2.358.231

1.272.568

376.152

282.174

AGR

CTCK Agriseco

2.264.919

2.120.000

47.775

19.782

VND

CTCK VNDirect

1.835.289

1.549.982

157.347

124.427

ACBS

CTCK ACB

1.691.886

1.500.000

249.135

101.668

BVS

CTCK Bảo Việt

1.341.206

722.339

131.642

85.818

MBS

CTCK MB

1.304.791

1.221.243

72.730

2.287

FPTS

CTCK FPT

1.258.806

733.324

135.571

88.950

TCBS

CTCK Kỹ Thương

1.165.175

1.000.000

141.964

99.910

TCVN

Công ty TNHH
Tư Vấn đầu tư
chứng khoán
Capital Việt Nam

1.018.992

700.000

KIS

CTCK KIS Việt Nam

1.005.701

1.112.766

5.187

(6.334)

VCBS

CTCK Vietcombank

988.122

800.000

95.780

70.889

CTS

CTCK VietinBank

925.996

789.934

66.450

65.237

SHS

CTCK SHS

907.798

1.000.000

122.094

11.621

MBKE

CTCK Maybank
Kim Eng

873.942

829.110

20.165

-19.461

BSI

CTCK BIDV

767.610

865.000

75.380

15.126

VCSC

CTCK Bản Việt

730.842

500.000

145.273

72.170

VPBS

CTCK VPB

989.869

970.000

41.237

128.803

Đáp ứng đủ điều kiện

Chưa đủ điều kiện

Có khả năng sẽ đáp ứng được điều kiện

Trên thực tế, không riêng quy định về giao dịch trong ngày, mà những tiêu chuẩn để có thể tham gia hoạt động trên TTCK phái sinh trong tương lai không xa cũng được các cơ quan quản lý áp tiêu chí về vốn điều lệ với CTCK. Do vậy, đây có thể xem là tiêu chí “đảm bảo” cho sự sống còn của các công ty trong ngành.

Để có thể tiếp tục phát triển, ít nhất giữ thị phần hiện tại, các CTCK cần có giải pháp về bài toán nguồn vốn, phương thức thường được các CTCK lựa chọn là phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ và hoạt động này đã diễn ra mạnh từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, giải pháp này không phải CTCK nào cũng thực hiện được, nhất là với những công ty gần như không hoạt động hoặc có kết quả kinh doanh thua lỗ triền miên.

Kịch bản cho những công ty không thể tăng vốn này, một là hoạt động cầm chừng hoặc giải thể, phá sản; hai là phải tự tìm đến với nhau để hợp nhất, sáp nhập.

Ở xu hướng thứ hai, một vài CTCK đã “lên tiếng” về việc tái cấu trúc công ty và tìm đối tượng phù hợp để sáp nhập. Việc sáp nhập sẽ giúp TTCK giảm số lượng CTCK và có thể chất lượng sẽ được cải thiện hơn. Đây cũng là xu hướng của các TTCK tại các nước phát triển, với quy mô thị trường lớn nhưng số lượng CTCK ít hơn nhiều so với ở Việt Nam.

“Đây là bước thứ hai trong quá trình tái cấu trúc CTCK. Ở bước này sẽ giúp thị trường tìm ra được những CTCK có tiềm lực tài chính tốt, qua đó thúc đẩy TTCK phát triển”, ông Sơn nói. 

Tin bài liên quan