Giao dịch chứng khoán chiều 26/11: Thị trường cố trụ vững trước lực bán ra cực mạnh

Giao dịch chứng khoán chiều 26/11: Thị trường cố trụ vững trước lực bán ra cực mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng mạnh trong phiên giao dịch chiều khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và chỉ số VN-Index chia tay đỉnh lịch sử 1.500 điểm vừa được thiết lập phiên trước.

Trong phiên giao dịch sáng nay, với diễn biến không mấy khả quan ở các thị trường cùng khu vực khi chìm trong sắc đỏ trước nguyên nhân được cho là phát hiện ra biến thể mới và khả năng “quái ác” hơn cả Delta, thì thị trường trong nước cũng nguội dần về cuối phiên do áp lực bán gia tăng khi nhiều mã đã trở lại đỉnh cũ, tạo ra mẫu hình 2 đỉnh.

Sau nhịp hạ độ cao ở cuối phiên sáng, áp lực bán khá lớn lan sang phiên giao dịch chiều khiến thị trường quay đầu giảm điểm, thậm chí có thời điểm thủng mốc 1.490 điểm.

Mặc dù VIC vẫn là vị cứu tinh giúp VN-Index thoát khỏi phiên lao dốc mạnh khi đóng góp tới 4,5 điểm vào thị trường, nhưng chỉ số này vẫn chia tay vùng đỉnh lịch sử 1.500 điểm vừa được thiết lập trong phiên hôm qua ngày 25/11 bởi sắc đỏ bao trùm trên diện rộng.

Trong phiên sáng, nhiều cố phiếu nhóm ngành bất động sản và xây dựng đã đã tỏ ra đuối sức khi trở vè vùng đỉnh cũ tạo ra cuối tuần trước, thì phiên chiều rủi ro tạo mẫu hình 2 đỉnh càng hiển hiện hơn với nhiều cổ phiếu được gọi tên như HBC, CTD, DIG, NLG,... trong phiên chiều nay.

Nhiều nhóm ngày khác thậm chí còn đuối hơn như dầu khí, tin giảm giá dầu bồi thêm một nhịp giảm khá mạnh nữa sau nhịp giảm dài và mới chỉ phục hồi được 1-2 phiên gần đây. Tương tự là nhóm ngành nóng trước đây là cảng biển, nhiều mã hút tiền mạnh trước đây như GMD, HAH,... thậm chí chưa phục hồi lại giá ở đường MA20 đã quay đầu giảm điểm.

Phiên chiều nay, lực bán là rất lớn, có thời điểm VN-Index đã lùi về sâu tới ngưỡng 1.489 điểm tức là mất đi 22 điểm với điểm số cao nhất trong ngày. Biểu hiện này càng rõ khi nhìn vào danh sách số mã giảm giá chiếm áp đảo so với mã tăng. Quan trọng hơn, nhiều mã đang tạo mẫu hình giá cần rất lưu tâm như mẫu hình 2 đỉnh hoặc sóng giảm mở rộng do khả năng phục hồi yếu.

Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến chỉ số và khối lượng giao dịch thì phiên cuối tuần ngày hôm nay không phải là quá xấu, trừ việc biến ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.500 điểm thành ngưỡng cản trong tuần tới. Thị trường sau 3 phiên tăng mạnh thì 1 phiên điều chỉnh như hôm nay cũng là diễn biến bình thường, tạo điều kiện cho dòng tiền cơ cấu lại để củng cố giúp VN-Index tiếp tục giữ được xu thế tăng.

Về mặt kỹ thuật, việc VN-Index tăng mạnh khi mở cửa phiên sáng vượt ra ngoài dải Bollinger Bands thì việc giảm trở lại là diễn biến bình thường, và có tác dụng lấp gap tạo ra trong phiên ngày hôm qua. Trên đồ thị chart tuần, kết thúc tuần giao dịch, các chỉ số kỹ thuật đều đang khá đẹp với dải Bollinger Bands mở rộng, MACD cắt lên, đường RSI mới chớm vào vùng quá mua nhưng chưa quá nóng,... Điều này đảm bảo cho xu hướng tích cực vẫn được duy trì dù có thể có thêm những phiên rung lắc.

Điểm tích cực nhất nằm ở nhóm VN30, đây là tuần có khối lượng giao dịch "suýt" lập kỷ lục, chỉ kém tuần giao dịch đầu tháng 6/2021. Dòng tiền vào mạnh nhóm cổ phiếu dẫn dắt trong rổ VN30, với VN30-Index giữ được kỷ lục độ cao mới khi kết tuần đã phá vỡ xu hướng đi ngang của chỉ số này trong 3 tuần trước đó. Đây là tín hiệu tích cực, đảm bảo cho thị trường khó giảm sâu, đồng thời giúp thị trường chung sẽ tiếp tục tăng điểm thời gian tới.

Chốt phiên, sàn HOSE có có 166 mã tăng (20 mã tăng trần) và 315 mã giảm, VN-Index giảm 7,78 điểm (-0,52%) xuống 1.493,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.106,47 triệu đơn vị, giá trị 35.413,74 tỷ đồng, giảm 3,95% về khối lượng nhưng tăng 11,36% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 53,83 triệu đơn vị, giá trị 2.620,26 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn bất động sản VIC đóng vai trò má phanh của thị trường khi góp khoảng 4,5 điểm và kết phiên giữ mức tăng 4,8% lên 98.500 đồng/CP, cùng thanh khoản tăng vượt trội, đạt 8,67 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, các mã bluechip khác tăng tốt có VPB tăng 3,2%, PDR tăng 1,7%, NVL tăng 1,6%, cùng VNM, STB, BID nhích nhẹ trên dưới 0,5%.

Ngoại trừ 7 mã giao dịch khởi sắc trên, còn lại trong nhóm VN30 có tới 22 mã giảm. Trong đó, ngoài các mã bank, nhiều mã lớn như SAB, SSI, GVR, PLX để mất hơn 2%, GAS, BVH giảm hơn 1%...

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh cũng khiến nhiều mã đảo chiều giảm như FLC, ROS, HQC, HAG, TCH… Trong khi các mã LDG, SJF, TNI, LCG, IDI… tiếp tục tăng trần.

Xét về nhóm ngành, một trong những gánh nặng khiến thị trường chìm sâu hơn chính là nhóm cổ phiếu ngân hàng có phần gia tăng sức ép. Ngoài VPB tăng tốt, cùng VIB, BID, STB xanh nhạt, còn lại đà giảm hầu hết nới rộng, đáng kể như VCB giảm gần 2%, CTG giảm 2,42%, TPB và HDB giảm sâu nhất trong ngành khi để mất trên dưới 3,5%, MBB giảm gần 2%, TCB giảm 1,64%...

Bên cạnh đó, nhóm chứng khoán cũng chỉ còn HCM và VIX xanh nhạt, trong khi các mã khác lùi sâu hơn, với VND giảm 3,8%, SSI giảm 2,7%, VCI giảm 2,5%...

Trong bộ 3 trụ cột là bank – chứng – thép, nhóm cổ phiếu thép đang có những tín hiệu tích cực hơn. Ngoại trừ HPG vẫn rung lắc và chưa thoát khỏi xu hướng điều chỉnh, còn lại đều giữ đà tăng khá tốt. Trong đó, TLH và SMC vẫn trần cứng với lượng dư mua trần khá lớn, cặp NKG và POM cùng tăng hơn 2,8%, cổ phiếu HSG tăng 1,9%.

Ở nhóm bất động sản, nhiều mã sau những nhịp hồi phục mạnh đã bị chốt lời và quay đầu điều chỉnh như TCH giảm 2,3%; KBC giảm 2,9%; HBC, SCR,CII giảm hơn 1%; IJC giảm 2%, NLG giảm 2,8%...

Trên sàn HNX, lực bán cũng đã dâng cao ngay khi bước vào phiên chiều khiến HNX-Index có nhịp giảm khá mạnh, tuy nhiên, việc THD đứng khá vững đã giúp giúp chỉ số nảy lại, thậm chí có thời điểm đã về tham chiếu, trước khi kết phiên giảm nhẹ.

Đóng cửa, sàn HNX có 84 mã tăng và 163 mã giảm, HNX-Index giảm 1,04 điểm (-0,23%), xuống 458,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 133,67 triệu đơn vị, giá trị 3.700,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 16,5 triệu đơn vị, giá trị 366 tỷ đồng.

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn là THD đã bật lên và là một trong những trụ đỡ chính của chỉ số, khi +1,43% lên 248.000 đồng.

Ngoài ra, còn phải kể đến CEO, khi tiếp tục lội ngược dòng thị trường và tăng kịch trần +9,8% lên 42.500 đồng. Tương tự, L14 cũng kết phiên trong sắc tím +10% lên 286.700 đồng.

Một số cổ phiếu đáng chú ý khác là PVL, CMS, TTZ, PPP khi cũng đã tăng hết biên độ khi đóng cửa, cùng NDN +3,3% lên 24.700 đồng, LIG +6% lên 17.800 đồng, BCC +4,3% lên 26.400 đồng, SD9 +4% lên 18.000 đồng…

Các cổ phiếu khác trong nhóm thanh khoản cao và không ít là các mã lớn đều giảm, với mức giảm tương đối mạnh, như SHS -2,3% xuống 54.200 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với hơn 11,43 triệu đơn vị, PVS -3,1% xuống 25.400 đồng, IDC -3% xuống 80.000 đồng…

Các cổ phiếu ART, KLF, APS, TTH, VIG, AMV, MBS, HHG, PVC…giảm từ 3% đến hơn 6%.

Trên UpCoM, diễn biến tương tự, khi ngay đầu giờ chiều, lực bán mạnh đã khiến UpCoM-Index có nhịp giảm nhanh, nhưng cũng đã dần tìm được đường về gần tham chiếu khi đóng cửa.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,24%), xuống 114,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 202,88 triệu đơn vị, giá trị 2.557,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 7,86 triệu đơn vị, giá trị 139,7 tỷ đồng.

Bảng điện tử phân hóa mạnh, với hàng loạt mã nhỏ vọt lên mức giá trần như PVX, HVG, DPS, PPI, KSK, AVF, SGO, GTT, SPP, HLA, NTB, CLG, DIC ATB, PHH, với thanh khoản lớn, khi khớp từ 1 triệu đến 23 triệu đơn vị, và PVX chính là cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn với 23,06 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu quen thuộc còn lại đều giảm như BSR, SBS, BVB, VGT, VHG, KSH, ABB, C4G…với mức giảm từ hơn 2% đến hơn 4%.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm, với VN30F2112 giảm 9,9 điểm (-0,6%) xuống 1.556,7 điểm, khớp lệnh có gần 141.490 đơn vị, khối lượng mở hơn 31.050 đơn vị.

Thị trường chứng quyền sắc đỏ có phần chiếm ưu thế, tuy nhiên bộ đôi dẫn đầu thanh khoản đều đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, CVIC2107 tăng 19,9% lên 1.990 đồng/CQ và khớp 298.240 đơn vị. Tiếp theo là CVIC2105 tăng 37,9% lên 800 đồng/CQ và khớp 226.020 đơn vị.

Tin bài liên quan